Monday, September 16, 2024

‘Trung Cộng tà ác sẽ sụp đổ’: Họa sĩ gốc Ba Lan khắc họa những trẻ em bị bức hại ở Trung Quốc

Liên Quan

‘Trung Cộng tà ác sẽ sụp đổ vì đã tra tấn đến chết hàng triệu người lương thiện vô tội.’

Đối với một họa sĩ gốc Ba Lan, người đã lớn lên dưới sự cai trị của chế độ cộng sản trong những năm 1950 và 1960, việc biết về cuộc bức hại đức tin mà các gia đình và trẻ em phải chịu đựng ở Trung Quốc hiện đại ngày nay là điều vô cùng chấn động, nhưng không hề gây ngạc nhiên.

Chính việc bản thân bà đã từng trải qua sự áp bức khi còn là một trẻ em trong suốt thời kỳ hậu Stalin ở Ba Lan đã tăng sự chân thật cho một trong số các họa phẩm của bà, trong đó bà khắc họa những nỗi khổ đau “thường bị bỏ qua” của các trẻ em có cha mẹ bị Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ, Trung Cộng) bức hại.

“Trẻ em là một mục tiêu dễ dàng bị nhắm đến sau khi họ bắt cha mẹ của các em đi,” họa sĩ người Úc Barbara Schafer chia sẻ với thời báo The Epoch Times. “Trẻ em Trung Quốc đang bị bắt nạt vì đức tin của mình, nhiều em bị đuổi khỏi trường học, bị trừng phạt vì tham dự thánh lễ nhà thờ và các hoạt động tôn giáo khác bên ngoài trường học, bị ép đọc thuộc lòng những câu khẩu hiệu bài xích tôn giáo và ủng hộ vô thần luận, và bị ép ký vào những văn bản tuyên bố từ bỏ đức tin của các em.”

Bà Schafer, hiện nay đang ở độ tuổi 70, chỉ là một cô bé mới 12 tuổi khi cha của bà, một thợ thổi thủy tinh, qua đời ở Ba Lan dưới thời cộng sản kiểm soát vào năm 1965 sau khi bị giam vào một trại tập trung trong Đệ Nhị Thế Chiến; ông đã sống sót qua được thời gian ở trại tập trung, nhưng không vượt qua được tình trạng sức khỏe yếu nhược mà ông phải chịu đựng trong nhiều năm sau đó.

“Vô số người dân Ba Lan đã bị thiệt mạng trong các trại lao động tập trung của Liên Xô cũng như là do nạn đói,” bà Schafer nói. “Cùng thời điểm đó, những chuyến tàu lửa quy mô gấp đôi di chuyển 24 giờ mỗi ngày để đến Liên bang Xô Viết, cướp bóc mọi thứ từ Ba Lan mà họ thèm khát.”

Họa sĩ Barbara Schafer và tác phẩm tranh sơn dầu “Gratitude” (Lòng biết ơn) trong triển lãm tại Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD năm 2019 ở New York. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Họa sĩ Barbara Schafer và tác phẩm tranh sơn dầu “Gratitude” (Lòng biết ơn) trong triển lãm tại Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD năm 2019 ở New York. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Lớn lên ở Ba Lan dưới thời cộng sản

Bà sinh ra ở thị trấn Skawina gần thành phố Krakow vào năm 1953, chỉ tám năm sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Bà Schafer nói đó là “một trang đen tối khác trong lịch sử đất nước chúng tôi” và là “một thời kỳ mà người dân Ba Lan không bao giờ quên” khi các đồng minh bàn giao các vùng lãnh thổ của Ba Lan và các quốc gia Đông Âu khác cho chính quyền Liên Xô tại Hội nghị Yalta vào tháng 02/1945.

“Những kẻ phản bội và các đảng viên đã sống vô cùng giàu có và xa hoa,” bà nói. “Đối với những người dân còn lại, một số người vẫn hạnh phúc vì chiến tranh đã kết thúc, họ chia sẻ các thú vui và nhấn chìm những phiền muộn của mình trong rượu vodka.”

Đối với người dân Ba Lan, niềm hạnh phúc khi chiến tranh kết thúc đã bị lu mờ bởi hiện thực cuộc sống dưới chính quyền cộng sản mới của họ, và bà Schafer lớn lên, hiểu được việc chịu đựng áp bức nghĩa là gì.

Bà Barbara Schafer khi còn bé, cùng với cha mẹ của bà ở Ba Lan. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bà Barbara Schafer khi còn bé, cùng với cha mẹ của bà ở Ba Lan. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)

“Nhiều thành viên trong gia đình tôi đã bị bức hại bởi chế độ cộng sản độc tài, tàn bạo này,” bà Schafer nói. Bà đã sinh sống ở Melbourne từ năm 1987 sau khi lần đầu tiên di cư từ Ba Lan đến New Zealand khoảng 10 năm trước đó cùng với chồng mình, một kỹ sư hàng không, khi bà mới 24 tuổi.

Khi còn nhỏ, với niềm tin rằng truyền thông ở Ba Lan đang làm việc vì người dân, bà Schafer trẻ tuổi đã từng viết thư cho báo chí và đài phát thanh để bày tỏ những băn khoăn của minh — và đã lãnh chịu những hậu quả cay đắng. “Mẹ tôi đã bị trừng phạt vì điều này,” bà nói.

Bà đã phát hiện ra rằng, tự do thông tin là không tồn tại. “Mỗi lá thư mà chúng tôi nhận từ phương Tây đều đã bị mở ra và một vài thông tin trong đó bị bôi bằng mực đen.”

Họa sĩ Schafer hồi tưởng lại việc khi bà còn nhỏ đã từng đứng canh gác tại cửa sổ trong khi cha mình đang nghe đài phát thanh Âu Châu Tự Do hoặc đài Tiếng nói Hoa Kỳ, để báo cho ông là ai đi ngang qua, bởi vì hành động nghe radio như vậy sẽ dẫn đến một bản án tù.

“Một số người là không đáng tin,” bà nói.

“Khi sự thống trị của cộng sản thâm nhập vào mọi phương diện xã hội chúng ta, thì người dân sẽ trở nên tuyệt vọng hơn, kiêu ngạo hơn, lười biếng và tự cho mình là trung tâm. Các cửa hàng ngày càng vắng vẻ. Tham nhũng và hối lộ tràn lan, và những chiếc tem phiếu lương thực đã được đưa vào sử dụng.”

Đề cập đến sự truyền bá chủ nghĩa cộng sản trong các trường học, bà Schafer, hiện đã là mẹ và bà ngoại, chia sẻ rằng trẻ em Ba Lan tất cả đều biết một số thầy cô đã “nói dối để giữ được công việc của họ,” nhưng sự thật là, họ thật sự mong muốn bảo tồn truyền thống của mình.

Bà nói rằng, chính đức tin kiên định đã trao cho người dân Ba Lan niềm hy vọng.

“Điều mà Liên Xô không thể làm ở Ba Lan là hủy hoại đức tin vào Chúa, là điều đã giúp cho người dân Ba Lan tiếp tục tiến bước,” bà nói. “Chính phủ này biết rằng việc phá hủy các nhà thờ sẽ dẫn đến sự tiêu vong của chính họ. Nhưng thật không may, họ cũng đã có nhiều gián điệp trong giới giáo sĩ.”

Bà cho biết nhiều giáo sĩ tốt bụng đã bị áp bức và sát hại vì dám đứng lên chống lại chế độ cộng sản.

Vào năm 1960, Liên Xô đã xây dựng một nhà máy luyện thép lớn và được đặt theo tên của Vladimir Lenin (Nhà máy Lenin Steelworks) ở vùng ngoại ô của thành phố Krakow, cũng như một nhà máy luyện nhôm ở phía bên kia. Tuy nhiên, bà Schafer nói rằng các ống khói của những nhà máy ấy không lắp các thiết bị lọc, và các công trình công nghiệp đó hoàn toàn trái ngược với phần còn lại của thành phố lịch sử này.

“Thành phố Krakow thân yêu của tôi, thành phố của các vị vua và văn hóa Ba Lan, đã dần bị hủy hoại. Những chi tiết kiến trúc tinh mỹ cũng như sức khỏe người dân đều bị ảnh hưởng,” bà Schafer, người đã tham gia vào sự khôi phục và bảo tồn các tòa nhà lịch sử nói.

‘Biển khổ’ ở Trung Quốc Cộng sản

Với cuộc đảo chính và sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết vào năm 1989, Ba Lan đã thoát khỏi sự cai trị của chế độ cộng sản. Bà Schafer tin rằng chế độ cộng sản ngày nay ở Trung Quốc cũng sẽ phải đối diện với số phận tương tự.

“Cũng giống như cuộc đàn áp các tín đồ Cơ Đốc Giáo trong suốt thời Đế Chế La Mã, Trung Cộng tà ác sẽ sụp đổ vì đã tra tấn đến chết hàng triệu người lương thiện vô tội,” bà nói.

Những sự ngược đãi đang tiếp diễn đối với trẻ em ở Trung Quốc cộng sản là mối quan tâm lớn của bà Schafer, người đã dành bảy năm học mỹ thuật ở Ba Lan. Tác phẩm sơn dầu “The Sea of Suffering” (Biển khổ) của bà được sáng tác để nói lên nỗi đau thầm lặng của những trẻ em Pháp Luân Công, bị thiệt mạng hoặc mất đi cha mẹ bởi cuộc đàn áp đức tin kéo dài tính đến nay là trên 20 năm của Trung Cộng.

Tác phẩm “The Sea of Suffering” (Biển khổ) của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 120cm x 120cm. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Tác phẩm “The Sea of Suffering” (Biển khổ) của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 120cm x 120cm. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Họa sĩ Schafer đề cập đến những đứa trẻ trong họa phẩm của bà: “Nhiều em đã trở thành trẻ mồ côi hoặc mất đi những người thân trong gia đình mà các em yêu quý. Một chiếc cầu vồng xinh đẹp tiếp dẫn một số em lên thiên đường.” Bà mô tả các em trong tư thế ngồi trên hoa sen trắng — tượng trưng cho sự “thuần khiết và ngây thơ” — kéo dài đến tận chân trời.

Mỗi em được khắc họa trong bức tranh này là một đứa trẻ có thật với một câu chuyện có thật về cuộc bức hại.

Một bé trai 8 tháng tuổi, tên là Mạnh Hạo, đã bị bức hại đến tử vong cùng với mẹ em vào ngày 07/11/2000, bởi vì người mẹ tu luyện Pháp Luân Công. Theo kết quả khám nghiệm về vụ tử vong bất thường, thì phần cổ và xương đốt ngón tay của người mẹ đã bị bẻ gãy, xương sọ đã bị lõm xuống, và có một chiếc kim đâm vào phần eo của cô. Có hai vùng có màu đen và xanh dương trên vùng đầu của bé trai và có máu tụ trong mũi của em. Có hai vết thâm tím đậm quanh hai mắt cá chân nhỏ xíu của em, có thể gây ra khi em bị còng vào chân và treo ngược lên trên.

Trong tác phẩm của bà Schafer, bé trai Mạnh Hạo được nhìn thấy đang nắm chặt một bông hoa sen đã khép nụ, tượng trưng cho người mẹ đã qua đời của em. Cậu bé cũng ở trong chiếc cầu vồng, đang đưa cậu lên thiên đường.

Một em bé khác được vẽ trong bức tranh, tên là Huang Ying, đã mất đi mẹ mình trong cuộc bức hại khi em 18 tháng tuổi. Khi Ying chỉ mới 3 tháng tuổi, em đã bị tách khỏi người mẹ, và đó là lần cuối cùng em nhìn thấy mẹ khi bà còn sống; mẹ của em đã bị bức hại đến thiệt mạng vào ngày 05/12/2002. Cha của em, cũng là một học viên Pháp Luân Công, lúc đó đã bị bắt giam vào một trại lao động và thậm chí không biết rằng vợ mình đã qua đời. Bé Ying sau đó đã được ông bà nuôi dưỡng. Ông bà của bé không có khả năng trang trải để em có thể đến trường học.

“Trẻ em chịu khổ trong im lặng,” bà Schafer nói. “Thường thì, khi các em được sinh ra trong một thế giới đau khổ, các em chấp nhận nó, bởi vì các em không biết bất cứ điều khác, nhưng sâu thẳm bên trong, sự hủy hoại đó rất khủng khiếp.”

Một cảnh chi tiết của bức tranh sơn dầu “The Sea of Suffering” (Biển khổ): (trái) Một bé trai 8 tháng tuổi, Mạnh Hạo, đã bị bức hại đến tử vong cùng với mẹ của em; (phải) bé gái Huang Ying đã mất đi mẹ mình trong cuộc bức hại này. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Một cảnh chi tiết của bức tranh sơn dầu “The Sea of Suffering” (Biển khổ): (trái) Một bé trai 8 tháng tuổi, Mạnh Hạo, đã bị bức hại đến tử vong cùng với mẹ của em; (phải) bé gái Huang Ying đã mất đi mẹ mình trong cuộc bức hại này. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)

‘Phật quang phổ chiếu ở Hồng Kông’

Trong một bức tranh sơn dầu khác, có nhan đề “Phật quang phổ chiếu ở Hồng Kông,” bà Schafer đã mô tả một sự kiện có thật, về một người cha và hai cô con gái của ông, những người đã đến Hồng Kông từ nước Úc để truyền cảm hứng và mang hy vọng đến cho mọi người.

“Sau khi trao lại Trung Quốc, điều đó trở thành một cơn ác mộng đối với nhiều người,” bà Schafer nói, đề cập đến việc bàn giao Hồng Kông cho Trung Cộng vào năm 1997 và cuộc đấu tranh của người dân để giành độc lập khỏi chế độ cộng sản trong những năm gần đây.

Vào thời điểm diễn ra sự kiện được khắc họa trong bức tranh này — vẽ người cha và hai cô con gái của ông đang phát tặng những tờ rơi nói về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc cho khách qua đường — Trung Cộng đã cố gắng mở rộng chiến dịch đàn áp đức tin này ra bên ngoài đại lục đến tận Hồng Kông thông qua các nhóm bình phong khác nhau.

“Sự thiện lương, thanh tĩnh, và chân thành” của ông bố trẻ tuổi người Úc cùng với “trái tim trong sáng và kiên nhẫn” của hai cô con gái khi giơ cao tờ thông tin trên đầu của các bé được thể hiện rõ ràng trong bức tranh này, họ tham gia cùng hàng trăm học viên khác từ khắp nơi trên thế giới, những người đã đến đó để giúp truyền rộng các tin tức giảng chân tướng cho công chúng. Một phần, đó là một cố gắng để chống lại sự xâm hại ngày càng tăng của Trung Cộng nhằm cấm môn tu luyện tinh thần đó ở vùng đất này.

Ở phông nền của bức tranh, bà Schafer quyết định kết hợp với một cảnh tượng đã diễn ra từ nhiều năm trước đó — một nhóm lớn người dân Hồng Kông gương cao những cây dù, tượng trưng cho “Phong Trào Dù Vàng” của sinh viên Hồng Kông năm 2014, nơi mà những người biểu tình mang theo dù để làm chệch hướng bình xịt hơi cay của cảnh sát.

Bức tượng phật lớn bằng đồng trên Đại Nhĩ Sơn ở Hồng Kông được vẽ ở góc phía trên của bức tranh này, đang tỏa vầng hào quang linh thiêng lên khung cảnh đó. Những từ ngữ trên tấm biểu ngữ màu xanh dương là “chân-thiện-nhẫn,” là các nguyên lý của Pháp Luân Công, bà Schafer cho biết. Bản thân bà cũng là một học viên của môn tu luyện cổ xưa này.

Tác phẩm “Phật quang phổ chiếu ở Hồng Kông” của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 90cm x 60cm. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Tác phẩm “Phật quang phổ chiếu ở Hồng Kông” của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 90cm x 60cm. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)

‘Sự thuần khiết và bản tính lương thiện’ của trẻ em

Bà Schafer, người tin tưởng rằng “những giá trị hòa bình và tốt đẹp sẽ chiến thắng,” hy vọng rằng các bức tranh của mình sẽ gợi lên sự hiếu kỳ của một số người xem. Bà nói rằng, ngay cả khi họ chỉ suy ngẫm về ý nghĩa cuộc sống trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thôi, thì công sức của bà cũng không hề vô ích.

“Tôi thật sự tin rằng lối thoát duy nhất dành cho nhân loại là việc mọi người sửa chữa những sai lầm của mình và nuôi dưỡng lòng tử tế và sự cảm thông dành cho người khác,” bà chia sẻ.

Bà Schafer đặc biệt yêu thích mô tả “sự thuần khiết và bản chất lương thiện” của trẻ em từ các quốc gia khác nhau vào tác phẩm nghệ thuật của mình. “Các em có rất nhiều điểm chung trước khi lớn lên và bị ảnh hưởng bởi xã hội,” bà nói.

Một số tác phẩm của bà vẽ về trẻ em đã được trưng bày tại nhiều buổi triển lãm khác nhau, gồm cả bức tranh “Gratitude” (Lòng biết ơn) — vẽ hai chị em gái có đức tin vào Pháp Luân Công mặc trang phục truyền thống của gia đình gốc Triều Tiên — đã được trưng bày tại Cuộc Thi Vẽ Tranh Nhân Vật Quốc Tế NTD lần thứ 5 năm 2019 tại New York; và những bức tranh chân dung của bà vẽ các trẻ em mặc trang phục truyền thống của Ba Lan, được trưng bày tại một triển lãm nghệ thuật cộng đồng người Ba Lan có nhan đề “Roots” (Nguồn cội) ở Melbourne, nước Úc, vào năm 2018.

Mời quý vị thưởng lãm những họa phẩm về trẻ em của họa sĩ Schafer bên dưới:

Tác phẩm “Gratitude” (Lòng biết ơn) của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 116cm x 84cm. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Tác phẩm “Gratitude” (Lòng biết ơn) của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh sơn dầu trên vải canvas; kích thước 116cm x 84cm. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Họa sĩ Barbara Schafer bên cạnh bức tranh bằng phấn màu vẽ các trẻ em Ba Lan trong trang phục truyền thống tại một buổi triển lãm nghệ thuật Ba Lan có nhan đề “Roots” (Nguồn cội) ở Melbourne, nước Úc, năm 2018. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Họa sĩ Barbara Schafer bên cạnh bức tranh bằng phấn màu vẽ các trẻ em Ba Lan trong trang phục truyền thống tại một buổi triển lãm nghệ thuật Ba Lan có nhan đề “Roots” (Nguồn cội) ở Melbourne, nước Úc, năm 2018. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé gái Ba Lan trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé gái Ba Lan trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé trai Ba Lan trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé trai Ba Lan trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé gái Nhật Bản trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé gái Nhật Bản trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé trai thổ dân Úc Châu, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé trai thổ dân Úc Châu, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé gái Nam Âu trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé gái Nam Âu trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé trai Trung Quốc trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé trai Trung Quốc trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé gái Phi Châu trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)
Bé gái Phi Châu trong trang phục truyền thống, tranh của họa sĩ Barbara Schafer. Tranh phấn màu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của bà Barbara Schafer)

Peta Evans

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Cô Peta Evans là một nhà văn sống ở Melbourne, Úc. Cô kể những câu chuyện đầy cảm hứng về con người, cuộc sống, và truyền thống.


Hoàng Long biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x