Là một trong bốn nền văn minh cổ đại trên thế giới, Trung Quốc có một lịch sử và văn hóa đã được truyền lại trong năm nghìn năm. Từ việc xưng đế Tần Thủy Hoàng cho đến sự thoái vị của Hoàng đế Phổ Nghi, hệ thống triều đại phong kiến đã được truyền lại hơn hai nghìn năm cũng diệt vong, theo thống kê, trong lịch sử Trung Quốc tổng cộng có 422 vị Hoàng đế.
Vào thời cổ đại, hầu hết các bậc quân vương đều theo tư tưởng của Mạnh Tử và thực hành chính sách nhân từ, họ tin rằng nước có thể chở thuyền và cũng có thể lật thuyền, chỉ có đối xử rộng lượng với dân chúng thì dân chúng mới có thể an cư lạc nghiệp, giữ gìn quân chủ chính quyền.
Mặc dù nhà Thanh là triều đại cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, nhưng cũng có những cảnh thịnh vượng như “Khang Càn thịnh thế”, khi hai vị Hoàng đế Khang Hy và Càn Long trị vì, quốc gia rất hùng mạnh. Nhưng trên thực tế, giữa hai vị Hoàng đế này lại có một Hoàng đế Ung Chính, Hoàng đế Ung Chính cũng là một vị Hoàng đế tốt, yêu dân như con, nhưng thành tích của hai vị Hoàng đế kia quá chói lọi nên thành tích của Ung Chính mới bị chôn vùi. Đồng thời, Hoàng đế Ung Chính cũng đã đắc tội với nhiều văn nhân trong thời gian trị vì của mình, vì vậy đã lưu truyền rất nhiều tin đồn về Ung Chính.
Người trong thiên hạ đều biết “Khang Càn thịnh thế” có thể đại biểu cho sự thịnh thế của nhà Thanh, lúc bấy giờ rất nhiều nước nhỏ muốn kết giao với nhà Thanh, nhưng trên thực tế, Ung Chính và Càn Long cũng đã hết sức cố gắng để thúc đẩy “thời đại thịnh vượng của Khang Hy và Càn Long”.
Vào những năm cuối đời của Khang Hy, khi Hoàng đế xử lý quốc sự, Khang Hy đã chọn cách xử lý nhân từ, điều này khiến nhiều quan lại mắc sai lầm đều cảm thấy may mắn. Cùng lúc đó, nhiều Hoàng tử trong hậu cung của Hoàng đế cũng bắt đầu tranh đoạt ngai vàng.
Ở trong rất nhiều cuộc đấu tranh, cuối cùng Ung Chính trở thành Hoàng đế mới của triều đại nhà Thanh. Sau đó, Ung Chính cũng dùng hành động của mình để chứng minh rằng các đại thần ủng hộ ông lúc đầu là không sai. Trong 13 năm trị vì của Ung Chính, quanh năm ông gần như là “người sắt”, đều dồn hết tâm trí vào việc triều chính.
Chính nhờ những nỗ lực của Ung Chính mà nhà Thanh đã phát triển mạnh mẽ hơn. Lẽ ra Ung Chính phải được khen ngợi vì lập được nhiều công trạng như vậy, nhưng lại mang tai tiếng vì xúc phạm nhiều văn nhân. Trong đó, thậm chí có tin đồn Ung Chính đã ban cái chết cho một người khiến Càn Long ngồi vững trên ngôi vàng 60 năm, nhưng bản thân ông lại mang tiếng xấu muôn đời.
Trên thực tế, đó chính con trai thứ ba của ông Ái Tân Giác La Hoằng Thì đã bị Ung Chính bức tử.
Hoằng Thì một thời từng được coi là người kế vị Ung Chính, mẹ của Hoằng Thì là Lý Thị có xuất thân cao quý, Ung Chính cũng rất sủng ái bà. Là con trai của Lý Thị, Hoằng Thì cũng là ứng cử viên sáng giá để kế thừa ngôi vị, nhưng vì tính cách của mình, cuối cùng Hoằng Thì đã bị xử tử. Càn Long từng mô tả về người anh trai này: “Sư huynh của tôi hành động khá ngỗ ngược, sư huynh còn trẻ và tính tình kiêu căng”. Đúng là Hoằng Thì, xuất thân cao quý, nhưng lại là một hoàng tử kiêu ngạo, khi Ung Chính vẫn còn nắm quyền, Hoằng Thì đã tỏ rõ sự thèm khát ngai vàng của mình.
Không chỉ có vậy, Hoằng Thì còn là một người rất khao khát thành công nhanh chóng. Hoằng Thì mặc dù sẽ được lập làm Hoàng tử, nhưng Hoằng Thì luôn lo sợ anh em mình sẽ tranh giành, nên ông thường làm những điều quá đáng với anh em của mình. Chẳng mấy chốc, chuyện này đến tai cha ông, khiến Ung Chính càng thêm chán ghét Hoằng Thì. Cứ như vậy, Ung Chính lặng lẽ lập Hoằng Lịch làm hoàng tử vào năm 1723. Khi đó, Hoằng Lịch mới 9 tuổi, nhưng do Hoằng Thì hơn Hoằng Lịch nhiều tuổi lại hơn về nhiều mặt do đó Ung Chính không công khai chuyện này. Khi ngày giỗ của Khang Hy diễn ra, Ung Chính đã yêu cầu Hoằng Lịch đến lễ một mình. Rõ ràng là Ung Chính đã ưu ái Hoằng Lịch.
Vào năm Ung Chính thứ năm, Hoằng Thì phạm phải sai lầm lớn, bị trục xuất khỏi gia tộc và bị cấm vào cung. Sự việc này đã giáng một đòn mạnh vào Hoằng Thì, tương đương với việc Ung Chính phủ nhận ngôi vị Hoàng tử của Hoằng Thì, sau đó Hoằng Thì mắc bệnh và qua đời ở tuổi 24. Có rất nhiều tin đồn về nguyên nhân cái chết của Hoằng Thì, một số người nói rằng Hoằng Thì không bị bệnh mà là do Ung Chính bí mật ban cho cái chết. Đồng thời, một số Hoàng đế sau triều đại nhà Thanh cũng đặc biệt sửa đổi vấn đề này, Hoằng Thì cũng hiếm khi được ghi chép trong lịch sử.
Hoàng đế Ung Chính có thể là một người cha không đủ tốt đối với Hoằng Thì, nhưng ông là một vị Hoàng đế thành công, ông ấy tại vị trên ngôi được 13 năm, luôn cần mẫn và tận tụy, người đời sau khen ngợi ông là một người ham công việc, ông qua đời ở tuổi ngũ tuần. Vì giang sơn, ông không ngần ngại đứng ra nhận tội “giết con”, mọi người đều có ý kiến khác nhau về công và tội của ông.
Tuy nhiên, đây đều là những tin đồn về Hoàng đế Ung Chính, trong dân gian lưu truyền rất nhiều dị bản, bởi vì không có sự thống nhất và không có sự kiểm chứng nên càng làm tăng thêm sự huyền bí của Ung Chính.
Đăng Dũng biên dịch
Nguồn: soundofhope (Lý Tĩnh Nhu)
Xem thêm
Vạn Điều Hay