Monday, September 16, 2024

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá | Văn Hóa và Nghệ Thuật

Liên Quan

Đối với anh Ken Goshen, một họa sỹ người Israel sống tại New York, vẽ tranh cũng tương tự như việc lắng nghe. Trong một thế giới mà nghệ thuật được dạy như một phương tiện tinh túy để biểu đạt bản thân, họa sỹ này cho rằng sự biểu đạt bản thân của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi chúng ta học cách quan sát trước tiên. Tại Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD lần thứ sáu ở thành phố New York mà họa sỹ Goshen có gửi hai bức chân dung đạt giải, tôi đã ngồi lại để phỏng vấn anh.

“Người có kỹ năng lắng nghe giỏi luôn khiến người khác muốn ở gần bên họ,” họa sỹ Goshen nói. “Đôi khi, chúng ta thấy mọi người liên tục trút [những nỗi niềm của] bản thân lên môi trường xung quanh — tôi là ai, tôi đang cảm thấy hay suy nghĩ gì — nhưng người mà chúng ta thực sự muốn ở bên cạnh là người biết hỏi bạn: Bạn ổn chứ? Bạn cảm thấy thế nào về điều đó? Để trở thành một người thú vị, trước tiên chúng ta phải học cách lắng nghe. Và lúc này, tương tự như việc lắng nghe [bằng thính giác], quan sát chính là việc “lắng nghe” bằng thị giác.

Xây dựng nền tảng

Họa sỹ Goshen vẽ bức “Pilpelim” trong xưởng của mình, ảnh do nhiếp ảnh gia Jeremy Cohen chụp. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của họa sỹ Ken Goshen)Họa sỹ Goshen vẽ bức “Pilpelim” trong xưởng của mình, ảnh do nhiếp ảnh gia Jeremy Cohen chụp. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của họa sỹ Ken Goshen)
Họa sỹ Goshen vẽ bức “Pilpelim” trong xưởng của mình, ảnh do nhiếp ảnh gia Jeremy Cohen chụp. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của họa sỹ Ken Goshen)

Dù yêu thích vẽ từ nhỏ, nhưng họa sỹ Goshen thường cảm thấy chán nản và thất vọng vì những gì được dạy trong các lớp mỹ thuật là quá ít ỏi. Các giáo viên nói với anh, “Hãy biểu đạt bản thân,” nhưng việc thiếu vắng ngôn ngữ nghệ thuật nền tảng khiến anh không thể diễn đạt được gì, giống như một nhạc sỹ chưa học qua các nốt nhạc vậy.

Hành trình tìm kiếm loại ngôn ngữ này đã đưa anh đến Xưởng vẽ Nhân vật Hatahana (Hatahana Studio for Figurative Drawing and Painting) ở Tel Aviv, Israel. Ở đó, anh gặp những họa sỹ sở hữu kỹ pháp điêu luyện về hội họa tả thực truyền thống. Đối với anh, kỹ pháp này gần như là một kiến ​​thức bí mật nào đó.

“Một buổi tối nọ, một giáo sư đang trình bày cách vẽ miếng bánh mì,” anh Goshen kể lại. “Tôi thật ngạc nhiên khi thấy không có nét vẽ nào mà ông thực hiện là giống như tôi phỏng đoán. Ông biết chính xác mình đang làm gì. Ông chỉ cần nhìn vào đồ vật là biết nên phối màu gì. Ông biết cách áp dụng nó. Tôi hoàn toàn hiểu rằng nếu có một phương pháp cho điều này thì việc học nó là khả thi.”

Vì vậy, họa sỹ Goshen ngày càng quyết tâm học thành thạo kỹ pháp này. Đối với anh, hội họa không chỉ là một nền tảng để biểu đạt bản thân; đó còn là một “phòng thí nghiệm” cho việc học hỏi và hoàn thiện nghệ thuật.

Sau ba năm làm việc trong xưởng vẽ, họa sỹ quyết định ghi danh học Trường Thiết kế Parsons ở New York. Tại đây, anh tìm hiểu cách vận hành của thế giới nghệ thuật đương đại. Anh đã ở lại đây — vẽ tranh, mở triển lãm, và mới năm ngoái, anh đã thành lập một trường nghệ thuật dành cho tất cả những ai say mê tìm hiểu và hồi sinh những kỹ pháp và [giá trị] thẩm mỹ cổ điển.

Họa sỹ Goshen nhận được Giải thưởng Danh dự cho hai bức tranh “Portrait of Alexandra” (Chân dung cô Alexandra) và “Portrait of Alan” (Chân dung ông Alan) tại Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD lần thứ sáu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của họa sỹ Ken Goshen)Họa sỹ Goshen nhận được Giải thưởng Danh dự cho hai bức tranh “Portrait of Alexandra” (Chân dung cô Alexandra) và “Portrait of Alan” (Chân dung ông Alan) tại Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD lần thứ sáu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của họa sỹ Ken Goshen)
Họa sỹ Goshen nhận được Giải thưởng Danh dự cho hai bức tranh “Portrait of Alexandra” (Chân dung cô Alexandra) và “Portrait of Alan” (Chân dung ông Alan) tại Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế NTD lần thứ sáu. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của họa sỹ Ken Goshen)

“Việc giảng dạy giờ đây cũng thú vị và quan trọng như chính việc sáng tạo nghệ thuật.” anh Goshen bày tỏ. “Chúng tôi cần nỗ lực cùng nhau để tạo ra tác động thực sự đến thế giới nghệ thuật. Nhìn chung, nếu chúng tôi cố gắng hồi sinh ý nghĩa của vẻ đẹp và tác động của tính thẩm mỹ, thì điều thực sự quan trọng không chỉ là làm việc đơn độc trong xưởng vẽ … mà còn phải tương tác với thế hệ trẻ, những người muốn học hỏi kiến ​​thức này.”

Ngoài các lớp học ở New York, họa sỹ này còn dạy các lớp trực tuyến cho hơn 400 học viên. Ở các lớp này, anh trình bày các kỹ pháp nghệ thuật theo trường phái hiện thực cổ điển và truyền đạt các hiểu biết của mình về thực hành nghệ thuật. Anh nhấn mạnh rằng để biểu đạt bản thân, một họa sỹ cần phải học phương thức truyền tải nghệ thuật cơ bản thông qua thị giác và đạt được trình độ diễn đạt bằng hình ảnh thỏa đáng.

Quan trọng hơn là khả năng nhìn vào nội tâm để hiểu bản thân và những gì cần biểu đạt. Theo họa sỹ Goshen, thay vì cố ý thể hiện [phô trương] suy nghĩ và cảm xúc của riêng mình, chúng ta nên tiếp cận với việc sáng tạo nghệ thuật bằng một tâm thái khiêm nhường hơn.

“Nếu chúng ta nói mục tiêu của nghệ thuật là để biểu đạt bản thân, điều đó hàm ý rằng chúng ta hiểu mình rất rõ. Tuy nhiên, đưa ra tuyên bố như vậy là rất tự phụ, bởi vì ngay cả đối với những người hướng nội sâu sắc nhất, việc hiểu rõ về bản thân có thể là một hành trình phải theo đuổi cả đời,” anh nói. ”Khi sinh viên nghệ thuật được yêu cầu biểu đạt bản thân từ nội tâm, họ chỉ có thể tìm thấy một số cảm xúc hời hợt trên bề mặt như giận dữ, thất vọng, hài lòng, hoặc yêu thương. Nhưng liệu những điều này có thực sự sâu sắc và đủ thâm thúy để trở thành chủ đề của những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại không?”

Họa sỹ Goshen nhấn mạnh rằng dẫu cho một người có thể cho rằng mình sinh ra vốn không có bất cứ điều gì đáng để thể hiện, nhưng họ vẫn có thể là một chiếc bình rỗng có khả năng tiếp thu những giá trị cao đẹp hơn bằng cách chú tâm lắng nghe và quan sát.

“Tôi tin rằng có một giá trị tinh thần cao hơn khi cố gắng cho phép môi trường xung quanh đi vào bên trong bạn, quan sát cách môi trường đó có thể là một phần của bạn, và làm thế nào bạn có thể thực sự phá vỡ rào cản ngăn cách giữa bản thân với môi trường xung quanh mình,” họa sỹ bày tỏ.

Khám phá bản thân thông qua nghệ thuật

Tác phẩm “The Pause” (Tạm dừng) của họa sỹ Ken Goshen. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của họa sỹ Ken Goshen)Tác phẩm “The Pause” (Tạm dừng) của họa sỹ Ken Goshen. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của họa sỹ Ken Goshen)
Tác phẩm “The Pause” (Tạm dừng) của họa sỹ Ken Goshen. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của họa sỹ Ken Goshen)

Theo họa sỹ Goshen, sáng tạo nghệ thuật không chỉ là một phương tiện để biểu đạt bản thân một cách có chủ ý, mà còn là một quá trình khám phá và tự hoàn thiện mình, sau đó có thể truyền tải thông qua hội họa để truyền cảm hứng cho người khác.

“Trong xưởng vẽ, chúng tôi có thể gặp phải một số loại thử thách nghệ thuật, điều này khiến việc vẽ tranh thực sự khó khăn nhưng lại thú vị và hấp dẫn để theo đuổi. Nó sẽ khiến bạn tự hỏi: Tại sao thử thách đó lại thú vị hay khó khăn đối với tôi? Điều gì đang ngăn cản tôi đạt được mục tiêu của mình?” anh chia sẻ.

Họa sỹ Goshen dùng mỗi bức tranh như một cách để nhận ra những thiếu sót của mình và cố gắng khắc phục chúng. Thông qua nỗ lực giải quyết các thử thách, kỹ năng hội họa của anh ngày càng thành thục. Anh nói, quá trình này biến anh thành “một họa sỹ tài năng hơn, và quả thật, là một người mạnh mẽ hơn và có tâm hồn sâu sắc hơn.”

“Quá trình khám phá và hoàn thiện bản thân này sau đó được thể hiện thông qua bức tranh, bởi vì nó ghi lại mọi nét vẽ, mọi sai lầm của tôi, [và] mọi thứ tôi sửa chữa trên tấm vải canvas,” anh cho hay. “Hành trình học cách hiểu mình của tôi được phơi bày ra, để lộ những khiếm khuyết, và ai cũng có thể nhìn thấy. Hy vọng rằng quá trình trưởng thành về mặt tâm linh và trí huệ này có thể tạo được sự đồng cảm với những người thưởng lãm tranh. Mọi người đều có thể khám phá và hoàn thiện bản thân theo cách riêng của mình, thông qua bất cứ điều gì mà họ làm, nhưng hội họa giúp quá trình này trở nên hữu hình và cho phép những người khác được truyền cảm hứng từ trải nghiệm của bạn.”


Thu Quý biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


Da Yan

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Anh Da Yan là nghiên cứu sinh tiến sĩ về lịch sử nghệ thuật Âu châu. Anh lớn lên ở Thượng Hải, sống và làm việc ở Đông Bắc Hoa Kỳ.

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x