Saturday, December 21, 2024

Vị hoàng đế sánh ngang với Tần Thủy Hoàng và Đường Thái Tông nhưng sợ vợ

Liên Quan
Click Xem

Tuỳ Văn Đế (ảnh: honduraseducacional)

Nhắc đến những vị vua vĩ đại nhất Trung Quốc cổ đại, người ta sẽ nghĩ ngay đến Tần Thủy Hoàng – người đã thống nhất Trung Quốc. Nói đến thời kỳ huy hoàng thịnh trị nhất, người ta sẽ nghĩ đến triều đại Trinh Quán của Đường Thái Tông. 

Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng Tuỳ Văn Đế cũng là một vị vua khai quốc vĩ đại như Tần Thủy Hoàng. Và vinh quang của nhà Đường cũng dựa vào nền tảng thịnh vượng sẵn có từ thời nhà Tùy. Vì sao nhà Tùy lại có được tiềm lực kinh tế lớn mạnh đến như vậy? 

Là một trong hàng trăm vị hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc, Tuỳ Văn Đế Dương Kiên có hai đặc điểm chính, một là tin vào Phật giáo và hai là sợ vợ.

Người vừa sinh ra đã báo trước tương lai làm hoàng đế

 Dương Kiên quê ở Hoa Âm, trấn Hoằng Nông. Ông là con trai của Dương Trung – người có công lớn giúp Vũ Văn Giác thiết lập chế độ Bắc Chu, được phong tước vị Tuỳ Quốc Công. 

Mẹ của ông là Lã Thị, bà sinh ông ra tại chùa Phùng Lạp Bàn. Người đời kể lại rằng, lúc mang thai, Dương phu nhân nằm mơ thấy mình sinh ra một con rồng đen. Khi ông sắp được sinh ra, căn phòng tràn ngập ánh sáng đỏ, còn ngoài sân bỗng xuất hiện làn khói nhuộm tím cả quần áo. Điều đó khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc. 

Theo sử sách, Dương Kiên sinh ra có dung mạo kỳ dị, các đường chỉ trong lòng bàn tay tạo thành chữ 王 (Vương). Khi Dương Kiên vừa chào đời thì bỗng xuất hiện một ni cô. Cô nói mình đến từ phía đông, bên kia con sông. Vị ni cô này đón lấy Dương Kiên và đặt tên cho ông là Na La Diên – tiếng Phạn có nghĩa là Kim Cương Bất Hoại. 

Ni cô (ảnh: Soha).

Vị ni cô tự xưng tên là Trí Tiên rồi nói với mẹ của Dương Kiên: “Nhà của bà là nơi sống của người trần tục, không phù hợp với đứa trẻ phi thường này. Hãy để ta chăm sóc cho nó. Bà không cần phải lo lắng, đã có Thần Phật phù hộ”

Cha mẹ của Dương Kiên tất nhiên không muốn để con trai mình được nuôi dưỡng bởi một nữ tu mà họ không quen biết. Nhưng kỳ lạ ở chỗ, Dương Kiên cứ nhìn thấy ni cô Trí Tiên thì không khóc; hễ khi cô bỏ đi thì khóc không ngừng. Cả nhà không ai có thể dỗ nín được nên bất đắc dĩ phải để ni cô Trí Tiên ở lại nuôi nấng.

Một hôm, Lã Thị vì nhớ con trai, thừa lúc ni cô Trí Tiên không có mặt đã lẻn vào phòng bế con lên mà cưng nựng. Nhưng hỡi ôi, đầu Dương Kiên mọc sừng và trên mình đầy là vảy rồng. Lã Thị hoảng sợ đánh rơi đứa trẻ xuống đất khiến Dương Kiên khóc hét lên.

 Trí Tiên nghe thấy tiếng liền chạy tới, vội bế đứa trẻ từ dưới đất lên, và nói với Dương phu nhân:”Bà nhìn xem, bà đã làm con tôi sợ rồi. Điều này khiến cho việc lên ngôi hoàng đế của nó bị muộn mất mấy năm đấy!”

Hình tượng rồng luôn gắn liền với các hoàng đế (ảnh: Internet)

Từ đó, cha mẹ Dương Kiên không ai dám đến thăm thằng bé nữa. Bởi vậy từ khi còn nhỏ ông đã theo sư cô Trí Tiên sống một cuộc sống trì trai như của một đệ tử Phật. Năm Dương Kiên 7 tuổi, ni cô Trí Tiên đã nói với ông: “Con là một đứa trẻ có bản sự, sinh ra ở trung thổ, với mục đích ngăn chặn sự hoại diệt của Phật pháp. Nhờ con Phật pháp mới hưng thịnh”. Ni cô Trí Tiên không rời xa Dương Kiên cho đến khi ông 13 tuổi. 

Khi lớn lên, ông kế thừa tước vị Quốc Công của cha mình. Sau giữ quyền nhiếp chính cho con rể là Bắc Chu Tuyên Đế. Khi Chu Tuyên Đế qua đời, ông lên làm hoàng đế thay Tĩnh Đế tuổi còn nhỏ và đổi tên nước là “Tùy”, đặt hiệu Khai Hoàng, đóng đô ở Trường An. 

Dương Kiên có mối nhân duyên tiền kiếp với Phật giáo. Ông từng nói rằng, kiếp trước ông là một tu sĩ và là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni tên là Na La. Sau khi trở thành hoàng đế, ông nói:“Phật Pháp do ta hưng thịnh”.

Người hưng long Phật pháp

Trong 38 năm trị vì ngắn ngủi, Tùy Văn Đế đã xây hơn 5.000 ngôi chùa tháp, tạo tác hàng vạn bức tượng Phật và có hơn 500 nghìn người xuất gia tu hành. 

Tuỳ Văn Đế một lòng tu tâm hướng Phật, nhờ ông Phật pháp được phổ cập rộng rãi trong dân chúng. Sau khi thọ giới, ông được gọi Bồ Tát Đại Hành và Hoàng hậu Độc Cô Già La cũng được gọi là Bồ Tát Diệu Thiện. Cả quan và dân nhà Tuỳ đều có pháp danh riêng. 

Trong hoàng cung hàng ngày khói nhang bao phủ, tiếng gõ mõ tụng không dứt, cảnh tượng không khác gì tự viện. Tuỳ Văn Đế như một người xuất gia, ông có thể giảng được kinh Phật. 

Hang Mạc Cao (ảnh: Danviet).

Cũng vào triều đại nhà Tùy, có tới 94 hang động đã được xây dựng, tôn tạo lại và nổi tiếng trong đó phải kể đến hang Mạc Cao. 

Bước vào trong hang, các bức tượng to lớn và tranh kín các bức tường đã thay đổi bầu không khí từ tao nhã và hoang vắng, trở nên thần thánh và tráng lệ. Màu sắc được tô bằng lớp màu tươi sáng và trang trọng. Toàn bộ cảnh tượng trong hang như thể toàn tâm toàn ý miêu tả vẻ đẹp và sự mỹ diệu của cõi Phật.

Hoàng đế có thật là sợ vợ?

Tương truyền rằng, hoàng hậu Độc Cô Già La cả đời thờ Phật. Khi bà qua đời thì hoàng cung xuất hiện dị tượng. Vào nửa đêm hôm đó, có một cơn mưa hoa bằng vàng từ trên không trung trải xuống cung Nhân Thọ. Trong cung Vĩnh An rực rỡ ánh quanh minh và phát ra thứ âm thanh tuyệt vời. Hơn 300 tiếng chuông vang lên trong ngự hoa viên. Âm thanh và ánh sáng vi diệu hoà quyện rợp cả góc trời.  

độc cô hoàng hậu
Độc Cô Hoàng hậu (ảnh: todaytv).

 Hoàng đế Na La Diên và hoàng hậu Độc Cô Già La có mối liên hệ rất gắn kết. Từ ngày thành hôn, ông đã thể sẽ không nạp thêm thiếp. Tam cung lục viện đều bỏ trống.

Tuy nhiên, trong những năm cuối đời, ông cũng không khắc chế được bản tính tham dục của con người sau khi nhìn thấy cháu gái của Uất Trì Quýnh.

Năm đó, sau khi Bắc Chu Tuyên Đế chết, Dương Kiên giả mạo chỉ dụ, lập tức điều động 3 quân dấy binh. Thế lực lớn nhất là Uất Trì Quýnh suýt khiến đại nghiệp của Dương Kiên thất bại. Uất Trì Quýnh thua trận, cháu gái của ông bị đưa vào cung làm thị nữ. Lớn lên Uất Trì Thị vô cùng yêu kiều, xinh đẹp. Nhìn cô, lòng Dương Kiên tràn đầy tham vọng của một kẻ muốn chinh phục và đã không kìm được lòng mà lâm hạnh.

Điều này đã giáng một đòn nặng nề vào Độc Cô hoàng hậu, một người cả đời luôn tự tin và kiêu hãnh. Trong cơn đau buồn và thịnh nộ bà đã giết Uất Trì Thị. Tuỳ Văn Đế vô cùng tức giận, một mình dong ngựa đi sâu vào thung lũng cách xa hoàng cung hơn 20 dặm mà không trở ra nữa.

 Cuối cùng, dưới sự thuyết phục của hai người hầu cận Cao Quýnh và Dương Tố, Tùy Văn Đế mới nói: “Ta thân là hoàng đế nên không có tự do”; rồi cùng họ quay trở lại hoàng cung. 

Hoàng hậu Độc Cô cũng đã chủ động xin lỗi và hai người đã hòa giải. Vì câu chuyện này mà hậu thế tin rằng Tuỳ Văn Đế sợ vợ.

Tuy nhiên, những người tu hành Phật giáo đều biết rằng, sắc dục là điều cấm kỵ nhất đối với người tu hành. Hoàng đế Dương Kiên đã ra ngoài tĩnh lặng suy nghĩ và cảm thấy rằng mình thực sự cũng không đúng.

Vọ chồng hoàng đế cùng tu luyện nên có lẽ đều lấy đại cuộc làm trọng (ảnh: saostar)

Có lẽ là do hai người có chung một tín ngưỡng nên chuẩn mực đạo đức là giống nhau. Hoàng hậu Độc Cô Già La chỉ là đang đốc thúc chồng để ông không trở nên sa đọa. Còn Tuỳ Văn Đế sau khi dành thời gian suy nghĩ có thể đã biết bản thân không nên hành xử tầm thường như vậy.

Cơ nghiệp nhà Tuỳ

Kỳ thực, giang sơn nhà Tùy có thể giàu mạnh, hưng thịnh là nhờ sự tu dưỡng đạo đức cao thượng của Tùy Văn Đế. Ông mở rộng lãnh thổ, quét sạch giặc Đột Quyết, Khế Đan, Cao Ly… ngăn cản sức mạnh và sự trỗi dậy của các chủng tộc ngoại lai. 

Cho đến năm 630 sau Công nguyên, triều đại nhà Đường đã không thể khôi phục hoàn toàn lãnh thổ của nhà Tùy. Hơn nữa, việc duy trì lãnh thổ của nhà Đường là dựa vào 15 công chúa đi kết thân cùng với nhiều vàng bạc, châu báu. Trong khi Tuỳ Văn Đế hoàn toàn dựa vào sức mạnh của quốc gia và quân đội.

Khi Tùy Văn Đế lên ngôi, nhân khẩu thịnh vượng, năm Khai Hoàng thứ nhất (581 sau Công Nguyên), cả nước có hơn 3,99 triệu hộ dân. Đến năm thứ 5 cán mốc hơn 8,9 triệu hộ với dân số khoảng 46 triệu người. Chỉ trong 30 năm, dân số của đất nước đã tăng hơn gấp đôi. 

Bản đồ nhà Tuỳ (ảnh: Internet).

Con số này mãi đến thời Đường Huyền Tông năm 740 sau Công nguyên mới đạt được. Sau khi Đường Thái Tông kế vị Đường Cao Tông Vĩnh Huy, vào năm thứ 3 (652 sau Công nguyên), chỉ có 3,8 triệu hộ gia đình. 

Quốc thái dân an

Sau khi nhà Tùy thống nhất Trung Quốc, sự khác biệt trong phát triển kinh tế giữa miền Bắc và miền Nam là rất nhỏ. Nhà Tùy có rất nhiều của cải, điều này được ghi lại trong “Văn hiến thông khảo” như sau: “Từ xưa tới nay và cả sau này, không người giàu có nào có thể có được tiềm lực về kinh tế như nhà Tùy.” 

Trong “Chinh Quán chánh yếu” của nhà Đường có một câu thế này: “Tích lũy của nhà Tuỳ có thể khiến dân chúng cả nước sử dụng trong 50 – 60 năm”. Nghĩa là trong 60 năm không thu thuế thì nhân khố nhà Tuỳ vẫn đủ dùng.

Vào năm thứ 9 của Tuỳ Văn Đế (năm 589 sau Công nguyên), đã có hơn 19,4 triệu hecta đất canh tác và vào năm thứ 5 của triều đại Tuỳ Dạng Đế (năm 609 sau Công nguyên) đã có hơn 55,85 triệu hecta đất canh tác. Vào năm Thiên Bảo thứ 13 vua Đường Huyền Tông trị vì (754 sau Công nguyên), có hơn 14 triệu hecta đất canh tác. Chúng ta có thể hình dung độ chênh lệch kinh tế giữa nhà Tùy và nhà Đường qua diện tích đất họ có được.

Không thể phủ nhận rằng, Tuỳ Văn Đế đã để lại một nền tảng rộng lớn với bờ cõi đã được mở mang và nền kinh tế cường thịnh làm tiền đề, làm tầm gương cho các vị hoàng đế khai quốc sau này trông theo mà tu tâm dưỡng tính, xiểm dương Phật pháp, khiến Trung Hoa thịnh thế trở lại.

Minh Nguyệt biên dịch 

Nguồn: Soundofhope. (Vương Nhuận)

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x