Monday, September 16, 2024

Vì sao nói: “40 tuổi không tham dục, 50 tuổi không đa tình, 60 tuổi không ăn nhiều”? 

Liên Quan

Mỗi lứa tuổi đều có phương cách sống phù hợp (Nguồn: Adobe Stock)

 

Người Trung Hoa cổ xưa để lại nhiều ca dao, tục ngữ kinh điển đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Chẳng hạn câu nói: “40 tuổi không tham dục, 50 tuổi không đa tình, 60 tuổi không ăn nhiều” chứa đựng trong đó là triết lý nhân sinh sâu sắc.

Tuổi 40 không tham dục

Người xưa dạy, khi bước vào giai đoạn trung niên tức là từ 40 tuổi trở đi, con người nên giảm bớt ham muốn, dục vọng. Nếu còn đắm chìm vào nó thì dễ chuốc họa vào thân. 

Khái niệm không tham dục ở tuổi 40 có nghĩa là con người nên tránh xa những thứ xúc tác có thể khơi dậy và phóng đại dục vọng. Nếu nghiêm túc ước chế bản thân, chúng ta không bị chúng làm cho mê muội.

40 tuổi không tham dục thì không lầm đường lạc lối (ảnh: afamaly).

Lòng ham muốn là sự truy cầu với danh dự, quyền thế, lợi ích cá nhân, sắc đẹp và sắc dục. Không ham muốn không có nghĩa là chúng ta phải từ bỏ những gì bản thân đang có. Không ham muốn chính là sống thuận theo tự nhiên và coi mọi thứ thật nhẹ. Nếu làm được như vậy, chúng ta không thể bị cám giỗ.

 Khi đã 40 tuổi, bằng cách kiểm soát ham muốn một cách hợp lý, con người sẽ có được một thân thể khỏe mạnh và giữ được tâm trí sáng suốt.

Tuổi 50 không đa tình

 Câu này có nghĩa là khi đã 50 tuổi, con người không nên để bản thân bị mắc bẫy bởi những vấn đề tình cảm. Ví như tình cảm vợ chồng, có câu nói “vợ chồng ít đi cùng nhau đến già”. Nếu có thể cùng nhau “răng long đầu bạc” là hạnh phúc lớn; nhưng nếu chẳng may một trong hai người lầm lỗi hoặc phải đi trước, chúng ta cần phải buông bỏ. 

Ngoài ra, “không đa tình” cũng bao gồm việc quản lý cảm xúc của bản thân. Ở tuổi 50, chúng ta cần duy trì sự bình yên và ổn định về cả thể chất lẫn tinh thần. Thay vì dễ bị kích động, tức giận hoặc quá đè nén bản thân như khi còn trẻ, chúng ta cần sống một cách thoảng đãng.

60 tuổi không nên ăn quá nhiều

 Khi một người đã sống đến tuổi 60, trí lực và thể lực chắc chắn sẽ không còn tốt như trước. Lúc này, điều cần chú ý nhất chính là vấn đề sức khỏe. Để sống lâu và khỏe mạnh, ngoài việc sống một cách vui vẻ, tập thể dục thường xuyên, thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. 

Theo trung y, một trong những nguyên tắc trọng yếu nhất của người già là không nên ăn quá nhiều. Việc ăn ít, cắt giảm các gia vị mặn, cay, nồng và dầu mỡ giúp hệ tiêu hoá giảm bớt áp lực. Đường ruột sạch sẽ cũng hạn chế những nguy cơ tiềm tàng của nhiều bệnh tật. 

Ăn ít là một phương pháp tốt giữ gìn sức khoẻ (ảnh: vinmec).

Trên thực tế, không chỉ người già, mà cả những người trẻ tuổi. Hầu hết các bạn trẻ hiện nay đều có thói quen ăn uống quá độ, hoặc thường xuyên bỏ bữa sáng; vì công việc hay nhiều lý do khác mà ăn xong bữa trước lại quên bữa tiếp theo, v.v. Cho nên, nhiều người dù chưa đến tuổi trung niên đã mắc các chứng bệnh về  đường tiêu hoá.

Chế độ ăn uống bất thường là một mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe. Nó cần phải được chú ý một cách đúng đắn. 

Trên đây là một triết lý sống rất khoa học mà người xưa, qua hàng ngàn năm chiêm nghiệm đã đúc kết và truyền lại. Hy vọng chúng ta có thể tiếp thu và thực hành để gặt hái được những lợi ích thiết thực.

Minh Nguyệt biên dịch

Nguồn: Secretchina. (Biên tập Wendy)

 

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x