Wednesday, July 16, 2025

Xa cách bắt đầu từ những bữa cơm, mà người ta không muốn ăn cùng nhau

Liên Quan
Click Xem

Hồi nhỏ, tôi đã từng nghĩ mâm cơm gia đình là một điều hiển nhiên, một nghi lễ bất biến. Chiều nào cũng vậy, cứ tầm năm sáu giờ, cả nhà chúng tôi lại quây quần bên chiếc bàn gỗ cũ. Mùi cá kho tộ của mẹ thơm lừng gian bếp. Ba tôi, sau một ngày làm việc, sẽ kể vài câu chuyện vui. Chị Hai thì líu lo về những chuyện ở trường.

Bữa cơm không chỉ để no bụng, nó là một cái hẹn, một điểm dừng sau một ngày dài, nơi mọi người trút bỏ những lo toan và kết nối với nhau. Ngọn lửa trong bếp của mẹ không chỉ làm chín thức ăn, nó còn giữ ấm cho cả gia đình.

Tôi không rõ sự rạn nứt bắt đầu từ khi nào. Có lẽ, nó bắt đầu từ chiếc điện thoại.

Đầu tiên, chị Hai mang điện thoại lên bàn ăn. Chị vừa ăn vừa cắm mặt vào màn hình, cười một mình với những tin nhắn. Những câu chuyện của chị về trường lớp thưa dần, thay vào đó là sự im lặng và những câu trả lời nhát gừng. 

Rồi đến ba tôi, ông cũng bắt đầu xem tin tức, trả lời email công việc ngay trong bữa ăn. Không khí trên bàn ăn loãng dần. Những cuộc trò chuyện bị cắt vụn.

bữa cơmbữa cơm
Ảnh minh họa

Rồi những chiếc ghế bắt đầu trống

Tối nay con không ăn cơm nhà, con đi học thêm.

Ba có hẹn tiếp khách, cả nhà cứ ăn trước đi.

Những lý do nghe có vẻ rất chính đáng. Cuộc sống hiện đại mà, ai cũng bận rộn. Nhưng tần suất lời từ chối ngày một dày hơn. Mâm cơm cứ vơi dần, không phải vì nhà thiếu thốn, mà vì thiếu người ăn. 

Mẹ tôi vẫn nấu, nhưng bà bắt đầu nấu ít lại. Những món cầu kỳ ngày xưa được thay bằng các món đơn giản hơn. Bà nói cho đỡ mất công, nhưng tôi biết, trong lòng bà có một nỗi buồn không nói thành lời. Ngọn lửa trong bếp dường như cũng bớt nồng nhiệt hơn trước.

Mâm cơm từ một nơi sum vầy, dần trở thành một nghĩa vụ. Khi có đủ người, không khí cũng không còn như xưa. Ba tôi, mệt mỏi vì công việc, dễ cáu gắt vì những chuyện nhỏ nhặt. 

Chị Hai thì chê món này mặn, món kia nhạt, chị nói trên mạng thấy người ta nấu ngon mà sao mẹ mình nấu không ra gì. 

Sự im lặng bao trùm, nặng nề đến mức có thể nghe rõ tiếng nhai, tiếng bát đũa va vào nhau. Mọi người ăn thật nhanh, như để trốn thoát khỏi chính bữa cơm của gia đình mình.

cf17bd57d94d3138a73dbb5fbcd359decf17bd57d94d3138a73dbb5fbcd359de
Ảnh minh họa

Đỉnh điểm là vào ngày sinh nhật của mẹ

Tối tôi thấy mẹ nằm trằn trọc suy nghĩ gì đó. Tôi không hiểu chuyện gì. 

Hôm sau, tôi thấy mẹ đi chợ từ rất sớm, nấu một bàn đầy những món mà cả nhà đều thích, hy vọng sẽ có một bữa tối ấm cúng như xưa. 

Mẹ không báo trước để cho cả nhà bất ngờ, tôi thì thấy nghi nghi. Ngồi nhớ lại thì biết hôm nay sinh nhật mẹ. Mà nghĩ lại, ba với chị tệ thật, sinh nhật mẹ cũng không nhớ. 

Buổi chiều hôm đó, chị Hai gọi điện báo có hẹn đi sinh nhật bạn thân đột xuất. Gần tối, ba cũng báo bận một cuộc họp quan trọng không về kịp.

Chỉ còn lại tôi và mẹ, ngồi trước một bàn đồ ăn thịnh soạn đang nguội dần. Mẹ không nói gì, chỉ lẳng lặng xới cho tôi một chén cơm. Nhưng khi mẹ quay đi, tôi thấy bờ vai gầy của mẹ rung lên. Bà đang khóc.

Bà gạt vội nước mắt, nhìn tôi cười gượng: “Mẹ không sợ cực, mẹ chỉ sợ nấu ra không có ai ăn… Cái nhà này, đến nỗi ăn với nhau một bữa cũng khó vậy sao?”

Câu hỏi của mẹ như một nhát dao cứa vào lòng tôi. Tôi chợt nhận ra, chúng tôi đã để mọi thứ đi quá xa. Chúng tôi đã xem sự hiện diện của nhau, sự chăm sóc của mẹ là điều hiển nhiên, để rồi mải miết chạy theo mối bận tâm của riêng mình.

Sự tan vỡ của một gia đình không phải lúc nào cũng bắt đầu từ những xung đột lớn lao, từ những lời chì chiết, mắng nhiếc. 

Đôi khi, nó lại bắt đầu từ chính mâm cơm, khi người ta không còn muốn ăn cùng nhau nữa. Người ta xem đó là một thói quen cứng nhắc, một nghĩa vụ, chứ họ không nghĩ rằng đó là sự tự nguyện, sự trân quý, sự yêu thương mà mỗi người cần có để kết nối với người thân trong nhà mình. 

Bởi vì khi họ từ chối một bữa ăn, thực ra là họ đang từ chối dành thời gian, sự quan tâm và lắng nghe cho những người thân nhất.

Tối hôm đó, tôi không nói gì nhiều. Tôi chỉ ngồi xuống, ăn hết phần cơm của mình, và khen đồ ăn mẹ nấu rất ngon. Tôi nói chuyện với mẹ nhiều hơn, về những điều nhỏ nhặt nhất, điều mà đã lâu rồi tôi không làm.

Tôi thấy mẹ cười nhiều hơn, tôi cũng vui hơn.

Hóa ra, để hàn gắn một gia đình, đôi khi chẳng cần điều gì lớn lao. Nó bắt đầu đơn giản bằng việc, chúng ta đặt điện thoại xuống, nhìn vào mắt nhau, và cùng nhau ăn bữa cơm. Thường xuyên. Hỏi han. Quan tâm. Thế là đủ! 

Nguyên Tác An Hậu 

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x