Saturday, December 14, 2024

Bé 1 tuổi bị bỏng nước sôi 100 độ, bố cứu con trong 60 phút, bác sĩ hết lời khen ngợi

Liên Quan
Click Xem

Nguồn ảnh: webtretho

Trẻ nhỏ đầy tò mò về thế giới xung quanh, vì thế cần cha mẹ luôn để mắt tới để con không gặp nguy hiểm.

Sự bất cẩn của phụ huynh có thể dễ dàng khiến trẻ bị thương, chẳng hạn như bỏng nước sôi.

Một người mẹ vừa chia sẻ về kinh nghiệm chăm con của mình. Đứa trẻ một tuổi rưỡi rõ ràng là hoạt bát và năng động, nó mới tập đi một mình và nó rất tự hào, em bé không ngừng đi dạo và khám phá trong nhà.

Ngày nọ mẹ hơi đau bụng vì tới tháng, lúc chăm con hơi choáng váng nên đun nước sôi pha trà uống cho ấm bụng. Mẹ rót một cốc nước sôi để trên bàn, rồi quay vào bếp tìm ít gừng. Sau này khi mẹ xem lại camera trong nhà thì hối hận vô cùng. Ở ngoài này, đứa trẻ nhìn thấy nước bốc khói nghi ngút, rất tò mò “Đây là cái gì vậy? Tại sao có cái gì bốc lên phía trên?”

Em bé chập chững đến bên bàn, đưa tay chạm vào cốc nước đang đun sôi. Cốc nước từ trên rơi xuống, trúng vào chân em bé.

Người mẹ đầu tiên nghe thấy tiếng cốc leng keng, sau đó nghe thấy tiếng đứa trẻ khóc lớn, vội chạy ra. Đứa trẻ vẫn khóc lớn, bên cạnh có chiếc cốc vỡ, nước nóng đến mức vẫn còn bốc khói nghi ngút trên mặt đất. Mẹ hoảng hốt tự trách mình, định ôm đứa bé vào lòng chạy đến bệnh viện thì đúng lúc đó, người cha đi làm về, thấy chuyện và hỏi có chuyện gì vậy?

Mẹ vừa khóc vừa nói con bị nước sôi đổ vào chân làm bỏng, phải nhanh chóng lái xe đến bệnh viện, còn tự trách bản thân “Tất cả là lỗi của em”. Bố lúc này mới an ủi, nói con đừng lo, bố sẽ lo được nhưng trước hết phải sơ cứu cho con đã.

Cũng may nước sôi trong cốc không nhiều lắm, khoảng 200ml, hầu hết chảy xuống đất, chỉ một phần nhỏ xuống chân em bé, có điều bé vẫn đang mang tất. Thế là bố bắt đầu dội nước lạnh lên chỗ bỏng gần 15 phút, cho đến khi em bé dịu đi, có vẻ bớt đau đớn hơn.

Ảnh Sina

Sau đó bố cẩn thận dùng kéo cắt chiếc tất của đứa trẻ và phát hiện ra rằng chỗ bị bỏng chỉ hơi đỏ mà thôi, chưa thấy có vết phồng rộp nào, cũng không bị dính vào tất.

Để đảm bảo an toàn, bố ngâm chân con vào chậu nước lạnh trong 10 phút và nhận thấy phần da bị bỏng của đứa trẻ có màu nhạt hơn. Sau đó, mặc dù bề ngoài có vẻ như không có vấn đề gì lớn nhưng người cha vẫn băng bó cho đôi chân bị bỏng của đứa trẻ.

Khi đã hoàn thành các bước trên tại nhà, em bé cũng đã không còn hoảng sợ và la khóc nữa, bố và mẹ đưa con đến bệnh viện để khám.

Ảnh Sina

Bác sĩ nhìn vào chỗ bỏng của con và nói đùa rằng, nếu không nói thì cũng chẳng ai biết em bé sẽ bị bỏng nước sôi. Đồng thời bác sĩ hỏi tỉ mỉ về những bước sơ cứu ở nhà, sau khi nghe xong không khỏi ngợi khen: “Xứng đáng 10 điểm”, sau đó nói rằng chỉ cần đưa bé về nhà theo dõi, bôi thêm thuốc mỡ nếu bé vẫn còn cảm thấy khó chịu.

Bác sĩ cũng chia sẻ rằng trước đây ông cũng từng chia trị cho những em bé bị bỏng nước sôi. Ban đầu không nghiêm trọng như vậy, nhưng cha mẹ ở nhà hoàn toàn không xử lý, vội vàng đưa bọn trẻ đến bệnh viện, bỏ lỡ thời gian hạ nhiệt tốt nhất. Kết quả là khi đến bệnh viện tình trạng nặng hơn, phải dùng những loại mạnh. Bác sĩ cho biết, quan trọng nhất khi trẻ bị bỏng là phải hạ nhiệt kịp thời, sau khi hạ nhiệt, nhiệt độ bên trong da sẽ hạ xuống, mức độ bỏng cũng giảm đi. Chỉ cần hạ nhiệt độ kịp thời, mức độ bỏng và bỏng nước có thể ngăn ngừa trở nên tồi tệ hơn.

Ảnh Sina

Sau khi nghe những lời của bác sĩ, mẹ và bố thở ra một hơi dài, khuôn mặt tái nhợt của mẹ cũng dần trở lại bình thường. Trong mắt mẹ, bố không giỏi chăm con, nhưng qua sự việc này, mẹ cảm thấy vững vàng và yên tâm về bố hơn.

Khi chăm con, chúng ta không chỉ tránh cho con tiếp xúc với nước sôi mà còn phải học một số cách sơ cứu khi bị bỏng để bảo vệ con tốt hơn.

Bỏng khô và bỏng nước đều là tổn thương da do nhiệt. Bỏng khô là do nhiệt khô, chẳng hạn như do bàn ủi hoặc lửa. Bỏng nước là do thứ gì đó ẩm ướt, chẳng hạn như nước nóng hoặc hơi nước.

Bỏng có thể rất đau và có thể gây ra:

  • Da đỏ hoặc bong tróc
  • Vết rộp
  • Sưng tấy
  • Da trắng hoặc cháy.

Mức độ đau mà người bị bỏng cảm thấy không phải lúc nào cũng liên quan đến mức độ nghiêm trọng của vết bỏng. Ngay cả vết bỏng rất nghiêm trọng cũng có thể tương đối không đau.

Để điều trị vết bỏng, hãy làm theo lời khuyên sơ cứu dưới đây:

  • Ngay lập tức đưa bé ra xa nguồn nhiệt;
  • Làm mát vết bỏng bằng nước mát hoặc ấm đang chảy trong 20 phút, không dùng nước đá, hoặc bất kỳ loại kem hoặc chất béo nào như bơ;
  • Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức gần vùng da bị bỏng, kể cả tã lót của trẻ sơ sinh – nhưng không di chuyển bất cứ thứ gì dính vào da;
  • Đảm bảo bé được giữ ấm – chẳng hạn như đắp chăn, nhưng cẩn thận không chà sát vào vùng bị bỏng;
  •  Che vết bỏng bằng cách đặt một lớp màng bọc thực phẩm lên trên;
  • Nếu mặt hoặc mắt bị bỏng, hãy ngồi càng nhiều càng tốt, thay vì nằm – điều này giúp giảm sưng.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, có thể điều trị tại nhà. Đối với vết bỏng nhẹ, giữ vết bỏng sạch sẽ và không làm vỡ bất kỳ vết phồng rộp nào đã hình thành.

Các vết bỏng nghiêm trọng hơn cần được chăm sóc y tế chuyên nghiệp, bao gồm:

  • Tất cả các vết bỏng do hóa chất và điện
  • Vết bỏng lớn hoặc sâu, tức là bất kỳ vết bỏng nào lớn hơn bàn tay người lớn
  • Bỏng khiến da trắng hoặc cháy thành than, dù nhỏ hay lớn
  • Bỏng trên mặt, bàn tay, cánh tay, bàn chân, chân hoặc bộ phận sinh sản gây phồng rộp.

Những người dễ tổn thương, chẳng hạn như trẻ em dưới năm tuổi và phụ nữ mang thai, cũng nên được chăm sóc y tế sau khi bị bỏng hoặc bỏng nước.

Đăng Dũng biên tập

Nguồn: webtretho

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x