Sunday, October 6, 2024

Bí ẩn chưa có lời giải: Bí mật hồ Động Đình

Liên Quan

Khi mực nước của hồ Động Đình giảm xuống, đột nhiên xuất hiện một hoa văn to lớn thần bí. Đó là một kinh thành cổ, là một bia mộ cổ, hay là một mật mã do nền văn minh ngoài hành tinh để lại? Một bí mật được lưu truyền hàng ngàn năm, “cùm sắt đuôi én” được ra đời lần nữa? Đáy hồ Động Đình rốt cuộc chứa đựng bí mật gì?

Hồ Động Đình nằm tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, là hồ nước ngọt lớn thứ hai của Trung Quốc. Vào thời cổ đại, hồ Động Đình đầy khói và sóng, nổi tiếng với tên gọi là “Hồ Động Đình 800 dặm”, nhưng do việc mở rộng canh tác vào thời cận đại đã làm cho diện tích hồ càng ngày càng thu hẹp. Năm nay do thời tiết khô hạn, nước trong hồ thậm chí đã khô cạn, lộ rõ cả đáy hồ. Lúc này, mọi người đã phát hiện ra có một hoa văn rất kỳ lạ ở đáy hồ.

Trong các video và ảnh chụp được từ trên không, chúng ta có thể thấy rõ trong lớp cát vàng ở lòng hồ có một vùng hình chữ nhật màu đỏ nhạt. Ở những chỗ khác nhau trong vùng đó lại có những vùng hình vuông lớn, bên trong đó chứa nhiều hoa văn trông vừa giống văn tự vừa giống một loại ký hiệu nào đó, mỗi cái đều không giống nhau. Bên trong có chỗ lồi lên, cũng có chỗ lõm xuống. Nó trông như một con dấu lớn, cũng giống như một mê cung.

Trong cát vàng của lòng sông có một vùng hình chữ nhật màu đỏ nhạt. Dường như có rất nhiều hoa văn trông giống như ký tự và ký hiệu, có lồi có lõm, rộng khoảng 1.55 km vuông, lớn gấp khoảng hai lần Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình video Bí ẩn chưa có lời giải)
Trong cát vàng của lòng sông có một vùng hình chữ nhật màu đỏ nhạt. Dường như có rất nhiều hoa văn trông giống như ký tự và ký hiệu, có lồi có lõm, rộng khoảng 1.55 km vuông, lớn gấp khoảng hai lần Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. (Ảnh chụp màn hình video Bí ẩn chưa có lời giải)

Mà bên cạnh khu hình vuông còn rải rác rất nhiều những hình vẽ nhỏ, ở giữa thì lồi lên, ở hai bên thì lõm xuống dưới. Phải chăng nó trông giống như một dấu chân của người khổng lồ? Thông qua trắc định, toàn bộ khu vực này rộng 1.55 km vuông, bằng hai Cố cung Bắc Kinh cộng lại.

Vậy những hoa văn này có tác dụng gì? Có người cho rằng đó là tàn tích của một thành phố cổ, có thể đã bị nhấn chìm trong một trận đại hồng thủy nào đó. Cũng có người nói, đó là một quần thể mộ cổ, bên dưới có lẽ chôn cất một gia tộc hiển hách nào đó. Có người giàu trí tưởng tượng hơn lại nói rằng: “Lẽ nào đó là ‘vòng tròn đồng ruộng’ phiên bản Trung Quốc? Có phải người ngoài hành tinh đã để lại mật mã cho chúng ta? Chà, trông cũng khá giống mã QR.”

Hồ Động Đình khô cạn lộ ra một lòng sông lớn, dưới đáy hồ có những hoa văn kỳ lạ, một số trông giống như dấu chân khổng lồ. (Ảnh chụp màn hình video Bí ẩn chưa có lời giải)
Hồ Động Đình khô cạn lộ ra một lòng sông lớn, dưới đáy hồ có những hoa văn kỳ lạ, một số trông giống như dấu chân khổng lồ. (Ảnh chụp màn hình video Bí ẩn chưa có lời giải)

Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại cho biết, những địa điểm xuất hiện hoa văn đều nằm gần trung tâm hồ Động Đình, mà theo các ghi chép lịch sử khu vực này luôn bị nước bao phủ, cho nên chắc chắn không phải thành cổ cũng như quần thể mộ cổ. Chính quyền suy đoán rằng, đây là những dấu tích do việc xây đập để lại. Chính là trước đây những người ngư dân đã xây dựng những con đập nhỏ, lợi dụng thủy triều lên xuống để đánh bắt tôm cá. Sau này, khi hồ Động Đình được cải tạo vào năm 2018, những con đập này bị đào ra, và đó là những dấu tích do việc đào xới để lại.

Nhưng những hình vẽ này rất có quy cách, những chỗ lồi lõm cũng rất mịn, thực sự không giống như mới được tạo ra trong những năm gần đây. Trên thực tế, chính quyền địa phương cũng không hiểu ngọn ngành sự việc là gì, họ chỉ nói rằng cần có thêm thời gian để nghiên cứu rốt cuộc đó là chuyện gì, mọi người hãy tiếp tục chờ đợi.

Ngoài những hoa văn bí ẩn này, người ta con phát hiện dưới đáy hồ Động Đình có một bí ẩn chưa có lời giải đã được lưu truyền hàng ngàn năm nay.

Cùm sắt đuôi én

Nếu quý vị đã từng tới Tháp Nhạc Dương ở bên hồ Động Đình, thì có lẽ sẽ để ý tới một khối sắt ở dưới tháp, gần Điểm Tương Đài. Nó có màu đen nhánh, dường như đã ở đó nhiều năm, đã trải qua nhiều sóng gió, hình dáng giống đuôi én, nặng khoảng mấy tấn.

Có một khối sắt gần Điểm Tương Đài dưới tháp Nhạc dương, có màu sẫm và được gọi là
Có một khối sắt gần Điểm Tương Đài dưới tháp Nhạc dương, có màu sẫm và được gọi là “cùm sắt đuôi én”. (Ảnh chụp màn hình video Bí ẩn chưa có lời giải)

Khối sắt này có tác dụng gì? Tại sao lại đặt dưới Tháp Nhạc Dương. Câu chuyện bắt đầu từ năm 1980.

Tháng 3 năm đó, mực nước hồ Động Đình hạ xuống, khi một số người dân bản địa đi đánh cá thì đột nhiên phát hiện cách bờ hồ không xa có ba thứ gì đó nổi lên trên mặt nước. Họ tới gần xem thì phát hiện đó là ba khối sắt.

Những ngư dân này đã ở đây được vài năm, nhưng đây là lần đầu tiên họ thấy thứ này.

Chúng làm bằng sắt, nhưng tại sao ngâm trong nước lâu ngày như vậy vẫn không bị rỉ sét hay ăn mòn?

Lẽ nào đây là báu vật của hồ Động Đình?

Người dân nhanh chóng liên hệ với nhà bảo tàng, nhà bảo tàng sau đó đã mời các chuyên gia khảo cổ đến để nghiên cứu ba khối sắt.

Những người thế hệ trước đã kể về những câu chuyện trong ký ức của họ. Ba khối sắt ấy đã từng xuất hiện vào khoảng cuối năm 1930, đúng vào lúc diễn ra chiến tranh kháng Nhật. Sau khi Nhật chiếm được Nhạc Dương, họ cũng thích khối sắt này và muốn đem chúng về Nhật Bản, họ bèn dùng dây thép buộc vào khối sắt rồi cho tàu kéo đi. Kết quả là dây thép thì đứt còn khối sắt vẫn bất động. Sau khi cuộc chiến tranh kháng Nhật kết thúc, người Mỹ cũng từng cho thuyền chở khối sắt đi, nhưng cuối cùng họ cũng phải bỏ cuộc.

Để nghiên cứu sâu hơn những khối sắt này, các nhà khảo cổ đã mang đến hai chiếc cần cẩu hạng nặng, từ từ kéo một trong những khối sắt vào bờ, sau đó trục vớt lên, làm sạch và bảo tồn trong Tháp Nhạc Dương, còn hai khối còn lại tạm thời vẫn để ở vị trí ban đầu. Sau khi đo đạc, người ta thấy khối sắt được trục vớt là một di vật văn hóa thời Đường, có chiều dài khoảng 2.7m, rộng khoảng 1.8m, được đúc từ sắt nguyên chất, có dáng hình chữ “X”, nặng khoảng 2.7 tấn.

Vậy chúng rốt cuộc là gì và có công dụng gì? Các chuyên gia đã tìm đọc các sách cổ, hy vọng có thể tìm ra manh mối gì đó. Quả là không phụ lòng người, các chuyên gia đã tìm thấy trong cuốn “Nhạc Dương Phong Thổ Ký” thời Bắc Tống có một đoạn như sau: “Có mấy khối sắt luyện ở bờ sông, thường gọi là cùm sắt, nặng cả ngàn cân, có một cái lỗ lớn ở giữa, đường kính khoảng một xích, nhưng không biết phải làm gì với chúng.”

Vậy là chúng ta đã hiểu rằng thứ này được gọi là “cùm sắt đuôi én”, còn về công dụng của nó, sách cũng đưa ra nhiều phỏng đoán khác nhau. Một là chúng dùng làm cọc cố định thân tàu, có chút giống mỏ neo sắt do du thuyền hiện đại thả xuống. Tuy nhiên, trong sách có nghi vấn rằng: “Nó quá nặng để người chèo thuyền có thể nâng được”, nghĩa là người xưa trên những chiếc thuyền nhỏ không thể mang nó theo, hoặc ném nó đi. Lại có ý kiến ​​cho rằng có thể luồn gỗ vào lỗ cùm sắt để làm hàng rào chắn sóng gió. Tuy nhiên, trước đó chỉ phát hiện thấy ba thanh chắn sắt, đến năm nay khi lòng hồ cạn đáy thì một thanh sắt khác đã được phát hiện. Nhưng loại hàng rào nào có thể được tạo thành chỉ với bốn thanh chắn sắt? Điều này dường như cũng không thực tế.

Trùng hợp là trong cuốn “Du Hoạn Kỷ Văn” của Trương Thế Nam thời Tống cũng có nhắc tới sự việc này.

Vào một ngày nọ, cháu trai của Trương Thế Nam nói với ông rằng có một ngư dân tới từ Dặc Dương, Giang Tây. Ông đã từng nhảy xuống nước ở một nơi gọi là Đào Hoa và đã phát hiện một thứ kỳ lạ, dài 8 thước, rộng 4 thước, nặng chừng hơn 400 cân. Hai bên đầu trông như đuôi én, ở giữa có hốc mắt, có hai hốc tròn và hai hốc hình bán nguyệt, trông không giống sắt cũng không giống đá. Người ngư dân đó nghĩ rằng đây có thể là một kho báu, vì vậy ông ta đã cố gắng đưa nó về huyện thị, kết quả là thứ này đã gây ra một hiện tượng kỳ lạ, nó bắt đầu bốc cháy. Ông ta liền nhanh chóng mang nó trở lại Đào Hoa, nhưng nó lại bốc cháy. Cuối cùng ông đành đưa nó tới điện thờ thì không xảy ra vấn đề gì nữa. Mọi người đều rất ngạc nhiên, không biết nó là vật gì.

Trương Thế Nam nói với cháu trai rằng, thứ đó rất giống với cái cùm sắt ở dưới Tháp Nhạc Dương, cái hồ mà người ngư dân nhảy xuống chắc chắn có giao long (thuồng luồng) tác quái ở đó, sau đó có vị cao nhân đắc Đạo là chân nhân Hứa Tốn thời Đông Tấn đã tạo ra thứ đó để trấn áp thuồng luồng. Vì đã ngâm trong nước nhiều năm nên nó trông như không còn giống như sắt nữa. Khi đưa nó lên bờ thì liền xảy ra tai họa, khi phát hiện có vấn đề thì nhanh chóng ném nó trở lại xuống nước là được.

Tỉnh Giang Tây và tỉnh Hồ Nam nằm liền kề nhau, đều có phát hiện cùm sắt đuôi én dưới nước. Ngoài ra, ở hai nơi này từ lâu cũng đã lưu truyền truyền thuyết giao long làm loạn, Chân nhân Đạo gia Hứa Tốn chém rồng trừ họa. Xem ra, những cùm sắt đuôi én ở hồ Động Đình có thể xem là báu vật của hồ. Về việc tại sao lại tạo ra một hình dạng kỳ lạ như vậy, thực ra đã có một số tranh luận.

Trước tiên mọi người hãy cùng tìm hiểu Giao long.

Giao long là gì?

Trong “Tứ Khố Toàn Thư, Nhĩ Nhã Dực” đã từng mô tả về rồng, nói rằng rồng bay lên trời vào ngày Xuân phân, và lặn xuống vực sâu vào ngày Thu phân. Nó thật sự linh thiêng. Cũng nói rằng rồng là sinh vật thần thánh có linh tính, còn giao long chỉ là thứ cấp của rồng.

Trong “Nhĩ Nhạ Dực” có viết, trên đầu rồng có một thứ giống như “bác sơn”, gọi là “xích mộc”, nếu rồng không có xích mộc thì không thể bay lên trời. Nó có bản tính thô bạo và hung dữ, nhưng sợ sắt và thích ngọc, hơn nữa thích thịt chim én nướng. Vì vậy, những người ăn thịt chim én không thể vượt qua biển. Giao long cũng sợ lá Luyện và chỉ ngũ sắc, vì thế, từ thời nhà Hán về sau người ta dùng lá Luyện và chỉ ngũ sắc gói đồ cúng cho Khuất Nguyên. Cũng chính là nói, trên đầu rồng có thứ giống như bác sơn, nhân gian gọi đó là sừng rồng, không có nó thì chỉ được coi là Giao long, không thể bay lên trời cao như một con rồng thật sự.

Giao Long tính tình thô bạo hung dữ, nhưng lại sợ sắt, thích ăn thịt yến nướng, tương truyền dùng
Giao Long tính tình thô bạo hung dữ, nhưng lại sợ sắt, thích ăn thịt yến nướng, tương truyền dùng “đuôi yến đuôi sắt” để khống chế Giao Long làm điều ác. (Ảnh chụp màn hình video Bí ẩn chưa có lời giải)

Con Giao long này tính tình thô bạo và hung dữ, nhưng nó lại sợ sắt và thích ăn thịt chim én nướng. Do đó ngày xưa những ai ăn thịt chim én thì không được vượt biển bằng thuyền. Giao long cũng sợ lá Luyện và chỉ ngũ sắc, vì thế, từ thời nhà Hán, vào thời người ta thờ cúng Khuất Nguyên, họ dùng lá Luyện (lá cây xoan) gói thức ăn, dùng chỉ ngũ sắc buộc lại, đề phòng giao long lấy trộm đồ cúng tế Khuất Nguyên.

Vậy tại sao giao long lại tác oai tác quái dưới nước, gây ra lũ lụt và sóng lớn. Truyền thuyết dân gian cho rằng, giao long cũng có cơ hội biến thành rồng, thường gọi là “Tẩu Giao”. Chúng cần bơi từ sông, hồ ra biển, trong trời giông mưa bão nhảy lên chín tầng trời. Nếu có thể chịu được sự thống khổ bị Thiên Lôi đốt cháy, vượt qua kiếp nạn, thì liền có thể hóa rồng. Tuy nhiên như người ta thường nói, giao long thường mang theo ba thước sóng, trên đường đi nó sẽ cuộn lên hàng ngàn lớp sóng lớn, dễ gây vỡ đê, gây lũ lụt cho con người. Thế nên mọi người thường tìm mọi cách để kiểm soát chúng.

Do đó, nếu nói rằng “cùm sắt đuôi én” ở hồ Động Đình được tạo ra bởi Giao long “sợ sắt thích én” để trấn áp Giao long, cũng là cách giải thích hợp lý. Ở một số nơi, một thanh kiếm sẽ được treo dưới cầu để khiến Giao long quay đầu.

Vậy phải chăng rồng, giao long đều thật sự tồn tại?

Các ghi chép về rồng

Hầu hết những hiểu biết hiện nay của chúng ta về rồng đều đến từ những cuốn sách cổ. Ví dụ như các tài liệu lịch sử “Sử ký; Tả Truyền; Hán Thư và Hoa Dương Quốc Chí;…” đã ghi lại sự tồn tại của rồng, thậm chí vào thời cổ đại còn có hai gia tộc là “Hoạn Long Thị” và “Ngự Long Thị” nuôi rồng mưu sinh.

Cuốn “Tứ Khố Toàn Thư, Nhĩ Nhã Dực” có thể nói là một cuốn từ điển cổ, chuyên giải thích cụ thể và cách phân biệt vạn vật trên thế gian. Do vậy, nếu rồng không tồn tại, vậy sao còn phải dạy mọi người cách phân biệt?

Ngoài ra, còn có những miêu tả về rồng trong “Bản Thảo Cương Mục”, kiệt tác y học cổ đại của Trung Quốc. Lý Thời Trân đặc biệt ghi chép rằng bên cạnh miệng rồng có bộ râu, dưới cằm có một viên ngọc sáng, vừa có thể phun nước, lại có thể phun lửa. Trong sách còn trích dẫn những kinh điển khác, đề cập đến công dụng của xương rồng, cũng như cách phân biệt rồng cái và rồng đực. Trong sách nói rõ rằng khi các bác sĩ sử dụng xương rồng phải cân nhắc đến tính khí của rồng. Sau khi tìm thấy xương rồng, nếu phát hiện xương mỏng và đường vân rộng, thì đó là xương của rồng cái, còn nếu xương gồ ghề và đường vân khá hẹp thì đó là xương rồng đực. Mà xương rồng cũng có những màu sắc khác nhau, trong sách miêu tả “ngũ sắc ở trên; màu trắng, màu vàng ở giữa; màu đen ở dưới”.

Ngoài những ghi chép cổ về rồng, con người đã từng thấy rồng ở thời hiện đại chưa? Trên thực tế là có. Trước đây từng có tin tức về sự kiện rồng rơi ở Doanh Khẩu, Liêu Ninh. Và người ta cũng quay được rất nhiều video rồng hút nước hoặc là thấp thoáng trên không trung. Nhưng không thể không thừa nhận rằng càng hiện đại thì càng khó tìm ra dấu tích của rồng. Suy cho cùng, rồng là sinh vật linh thiêng, rất khó có cơ hội để nhìn thấy nó.


Phù Dao

BTV Epoch Times Hoa Ngữ


Tiểu Hoàng biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x