Sunday, October 6, 2024

Bí quyết thành công: Học cách nhường lời cho người khác

Liên Quan

Khổng Tử từng viết trong ‘Luận ngữ’: “Khả dữ ngôn nhi bất khả chi ngôn, thất nhân, bất khả dữ ngôn nhi dữ chi ngôn, thất ngôn; chi giả bất thất nhân, diệc bất thất ngôn”; nghĩa là: có thể nói mà không nói, mất người; không thể nói mà nói, lỡ lời; người trí không mất người, cũng không lỡ lời.

Với người trí không cần nhiều lời

Trong thời gian giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Hoàng Khản sống tại con hẻm ở Bạch Miếu Hồ Khản. Một đêm nọ, khi ông thảo luận về các vấn đề học thuật với bạn bè của mình, đột nhiên tiếng ồn phát ra từ phòng bên cạnh. Hoàng Khản rất tức giận, liền tìm đối phương nói lý: “Buổi tối là thời gian nghỉ ngơi, đừng cãi nhau được không?”

Đối phương nghe xong, tức khí xông lên đáp lại: “Anh là ai vậy?”

Sau khi nhìn thấy Hoàng Khản, không đợi ông mở miệng, đối phương liền lớn tiếng quát: “Có ý kiến xin hãy bình tĩnh nói, thái độ của anh như vậy, chỉ có chọc giận chúng tôi”.

Hoàng Khản suy nghĩ một chút, liền ngậm miệng rời đi. Bạn bè của ông khó hiểu nên hỏi: “Anh có sợ anh ta không?” Sao anh không phản bác lại?”

(ảnh: Khoahoctamlinh).

Hoàng Khản khoát tay nói: “Anh ta là người nói có đạo lý. Hãy cứ để anh ta nói, cho đến khi anh ta cảm thấy thoải mái. Thời gian tới tự nhiên sẽ chú ý, không làm phiền chúng ta nữa”.

Quả nhiên, sau khi ông trở về phòng, tiếng ồn không truyền đến nữa.

Khi gặp phải một vấn đề gì đó, khi người ta hung hăng nói lớn tiếng để chiếm ưu thế; kết quả thường làm cho xung đột leo thang, làm cho việc nhỏ nhặt ban đầu trở nên mất kiểm soát. Pháp sư Hoằng Nhất nói: “Học một phần nhượng bộ, được một phần tiện nghi”. Trong nhiều trường hợp, tốt hơn hết là chúng ta nên bớt câu nệ và im lặng lại thay vì ăn miếng trả miếng. Biết nhường nhịn người khác nói là sự tỉnh táo lớn nhất của người trưởng thành.

Socrates đã nói một câu: “Ông trời ban người hai tai hai mắt, nhưng chỉ có một miệng, là muốn chúng ta nghe nhiều xem nhiều mà ít nói.”

Trong giao tiếp, chúng ta thường thích cắt lời người khác để nói những điều chúng ta muốn nói. Bản thân mình thao thao bất tuyệt, khiến họ không thể nói nên lời. Cuối cùng lại xảy ra vấn đề khác lớn hơn. Kỳ thực khi giao tiếp, điều quan trọng không phải là chúng ta nói gì mà là chúng ta nghe được gì từ người khác.

Lắng nghe để hiểu và giải quyết công việc

Trong cuốn “Thiền kinh doanh”, doanh nhân Konosuke Matsushita đã kể một câu chuyện. Năm 1964, nền kinh tế Nhật Bản suy thoái, lúc đó Matsushita Electric cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường chung nên hoạt động kinh doanh bị thu hẹp. 

Vào thời điểm quan trọng, Konosuke Matsushita muốn điều chỉnh hệ thống bán hàng của công ty. Lúc đầu, anh ấy đã thông báo qua điện thoại cho các đại lý và người bán hàng lớn, nhưng anh ấy không ngờ rằng mình lại bị hỏi rất nhiều. 

Konosuke Matsushita ngay lập tức cãi nhau với những người nghi ngờ, không bên nào thuyết phục được bên kia, cuối cùng nổi giận cúp điện thoại. Sau khi đặt điện thoại xuống, Konosuke Matsushita thấy rằng, tranh cãi không giải quyết được vấn đề.

Sau khi suy nghĩ, anh nghĩ ra một cách. Anh ấy gọi các đại lý đến, tổ chức một cuộc họp và nói: “Hãy nói thoải mái và đừng ngần ngại. Nếu thiết bị điện Panasonic cần cải thiện, tôi sẽ lập tức sửa chữa“. 

(ảnh: phattrienbanthan365).

Khi mọi người phát biểu ý kiến, Konosuke Matsushita ngồi im lặng và lắng nghe mà không nói lời nào. Sau khi mọi người nói xong, anh ấy giải thích chi tiết dựa trên ý kiến ​​của mọi người và giải thích mục đích của việc triển khai mô hình bán hàng mới. Lần này, không còn phản bác gì nữa, và mọi người đều đồng ý với những cải cách của anh ấy.

Ông vua thép Carnegie đã nói: “Lắng nghe là lời khen ngợi cao nhất mà chúng ta có thể dành cho bất kỳ ai.” 

Một người muốn có được sự công nhận và ủng hộ của người khác, điều quan trọng nhất không phải là nói mà phải để người khác được bày tỏ ý kiến và ý tưởng của họ.

Không lắng nghe – nói điều không nên nói: gặp họa

Có một giáo viên, trong lớp đang giảng giải câu thơ mang phong cách lãng mạng sau: “Trúc ngoại đào hoa ba lạng, xuân giang thủy ấm vịt tiên tri” (nghĩa là: ngoài cây trúc ba hai cành đào nở hoa, nước sông mùa xuân ấm áp vịt tiên tri).

Một học viên đứng dậy và đặt câu hỏi: “Vịt tiên tri, ngỗng không thể tiên tri sao?

Giáo viên tức giận, yêu cầu anh ta ngồi xuống. Sau đó, khi nói đến câu: Hồng hạnh cành xuân ý náo loạn(nghĩa là: cành mai đỏ náo động mùa xuân)

Cậu học sinh lại hỏi: “Hoa mai không thể nói, ‘náo loạn’ gì chứ?” – Nghe xong, cô giáo nổi giận, đập bàn và đuổi cậu ta ra khỏi lớp.

(Ảnh: Doisongphapluat).

Nhà văn Lý Tiểu Mặc từng nói rằng: “Luôn cố gắng vượt qua người khác trong lời nói là hành vi, đó là người có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp. Người thích khoe khoang miệng lưỡi sẽ chỉ tự nhốt mình trong nhận thức hạn hẹp và dậm chân tại chỗ”. Bởi vậy, khi gặp chuyện, chúng ta ít phản bác lại một chút, nhường lời cho người khác nói, chúng ta mới có thể ở trong tự kiểm điểm mà tiến bộ.

Lắng nghe người nói khuyết điểm, phát triển bản thân

Vào năm 1909, Trần Độc Tú làm giảng viên ở Hàng Châu. Ông thường xuyên ngồi nói chuyện với bạn bè của mình. Một lần sang nhà một người bạn chơi, ông nhìn thấy một bức thư pháp – đó là một bài thơ cổ ngũ ngôn chữ do Thẩm Doãn Mặc, một giáo viên cùng trường viết và ký tên bên cạnh. Trần Độc Tú xem kỹ, không khỏi lắc đầu.

Ngày hôm sau, Trần Độc Tú đặc biệt đến nhà Thẩm Doãn Mặc và nói thư pháp của ông ta là “Kỳ tục tại cốt” (thô tục từ trong xương cốt). Trước lời chỉ trích bất ngờ, Thẩm Doãn Mặc không vội phản bác, ông khiêm tốn nhìn nhận khuyết điểm. Nhìn thấy Thẩm Doãn Mặc có vẻ muốn học hỏi thêm, Trần Độc Tú liền thừa hứng cùng ông ta đàm luận về thư pháp. Họ nói chuyện với nhau trong vài giờ, Doãn Mặc chăm chú lắng nghe cho đến khi Trần Độc Tú rời đi.

Kể từ đó, Thẩm Doãn Mặc càng thêm siêng năng luyện tập thư pháp. Hơn mười năm không ngừng khổ luyện, cho đến khi chữ ông viết ra đều tăm tắp, xương cốt (nét bút) dựng đứng và trở thành một nhà thư pháp lớn của Trung Hoa dân quốc.

(ảnh: Bing).

Thế gian có câu nói quả không sai: “Nhìn vào khuyết điểm của người ta thì trên đời không ai dạy mình; nhìn vào ưu điểm của người ta thì trên đời ai cũng có thể là thầy của mình”.

 Khi đối mặt với những lời chỉ trích và nghi ngờ, những người nông cạn sẽ vô thức bác bỏ và tự nhốt mình trong khối tri thức hạn hẹn. Những người ham học hỏi, có tâm cầu tiến sẽ ngay lập tức phản ánh vấn đề của chính họ và tìm ra nút thắt quan trọng.

Chỉ bằng cách để người khác nói, lắng nghe ý kiến của họ, chúng ta mới có thể mượn điểm mạnh của người bù đắp cho điểm yếu của mình. Hơn nữa, một người có trí lại có tâm bao dung với người khác, họ cũng có đủ tự tin để phát triển nhanh chóng.

Không tranh luận với người không hiểu chuyện

Một lần, họa sĩ Trương Đại Thiên tổ chức một cuộc triển lãm nghệ thuật ở Anh. Theo lời mời ân cần của những vị khách, anh ấy đã ngẫu hứng vẽ một bức tranh hoa mẫu đơn bằng một nét bút. Khi sắp vẽ xong, anh nhấp một ngụm trà và xịt lên bức tranh, bông hoa mẫu đơn gặp nước lập tức nở rộ, cảnh tượng mỹ diệu làm khán giả đặc biệt cảm động.

 Khi mọi người còn đang kinh ngạc, một họa sĩ người Anh đã chế nhạo: “Hóa ra các họa sĩ Trung Quốc vẽ tranh bằng nước trà. Đây có thể gọi là nghệ thuật không?” 

Đối mặt với sự khiêu khích hùng hổ này, tất cả mọi người đều đang chờ Trương Đại Thiên đáp trả. Thật bất ngờ, Trương Đại Thiên chỉ mỉm cười, dọn bàn mà không nói lời nào. Sau đó có người hỏi anh: “Đây rõ ràng là phương pháp xung mặc (xả mực) trong hội họa của Trung Quốc. Tại sao anh không giải thích thêm vài câu nữa, chắc chắn anh ta sẽ hiểu.” 

Trương Đại Thiên cười nói: “Anh ấy là người phương Tây không hiểu cách vẽ tranh của người Trung Hoa là điều bình thường. Tôi chắc chắn trong tương lai anh ấy sẽ hiểu. Lúc này tôi có giải thích cũng vô ích.” 

Người hiểu đạo lý: dễ tha thứ cho người

 Carnegie đã từng nói rằng: “cách duy nhất để thắng một cuộc tranh cãi là tránh nó”. Ở đời tranh cãi với người vô lý không những vô nghĩa mà còn mang lại rắc rối. Bởi vậy, cảm giác tranh luận cũng vô ích thì tốt nhất nên từ bỏ.

Khi tác phẩm “Madame Bovary” của nhà văn Pháp Flaubert được xuất bản lần đầu tiên, nó gây ra rất nhiều tranh cãi. Một lần, Flaubert đang đi du lịch với một người bạn, ông bị một người chặn đường và chỉ trích: “Điều anh viết không phải hoang đường mà là vô lý.”

 Flaubert cười và nói: “Vâng! Tôi sẽ đọc kỹ xem điều gì vô lý”.

Người chỉ trích ông lập tức bị cứng họng. Flaubert quay gót bỏ đi. Một người bạn hỏi ông: “Tại sao anh không nói gì vậy?”

Flaubert lắc đầu nói: “Madame Bovary đã xuất bản rồi, chúng ta tranh luận cũng chẳng thay đổi được gì.”

hình ảnh bình yên
(ảnh: Haycafe).

 Đối với những lời buộc tội của người khác, Flaubert không chống trả mà tiếp nhận, như vậy ít nhất ông đã tránh được rắc rối. Thái độ cởi mở như vậy cho phép ông tập trung vào sáng tạo, và cuối cùng đã viết ra một loạt tác phẩm nổi tiếng.

Có một câu ngạn ngữ rất hay: “Đừng đổ hết lỗi cho người khác, nhưng hãy tha thứ cho người khác khi bạn có lý”.

Nếu hiếu thắng, bạn không chỉ rơi vào xung đột với người khác và tiêu hao chính mình. Người trí, ưa học hỏi khi vướng vào sự chỉ trích, họ thường giữ im lặng với thái độ tiếp nhận để đối phương tiếp tục nói. Vì không tranh luận, nên họ giữ được bình tĩnh (hoặc vì bình tĩnh mà không tranh luận) và tập trung vào chính mình để phát triển theo hướng tích cực.

Nhà văn Tưởng Huân đã từng viết một đôi câu đối: “Trong lòng có núi có biển/ Tĩnh lặng mà không tranh”; ý là người có trái tim rộng lớn có thể dung nạp vạn vật. Trong thế giới của người trưởng thành không có tranh cãi gay gắt, cũng không cần phân cao thấp thắng thua. Con người sống ở đời muốn bình an thì không thể tách khởi sự bao dung với người và giữ im lặng đúng đắn. 

Người trí lắng nghe mà không tranh cãi hay tranh luận, bởi vậy mà thể tránh xa những xáo trộn, tạo cơ hội để tự mình phát triển. Họ nhường lời nói cho người khác, bao dung với khuyết điểm của người khác và sống một cách tử tế như vậy.

Nguồn: Aboluowang (Triệu lệ).

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x