Saturday, September 14, 2024

Bìa sách màu xanh ngọc lục bảo xuất bản vào thế kỷ 19 được phát hiện có chứa chất độc asen | Khoa học

Liên Quan

Sau cuộc cách mạng công nghiệp, sách dần trở nên phổ biến hơn. Người ta sơn màu sáng lên bìa hoặc nội dung của một số cuốn sách để tăng tính thưởng thức và giá trị nghệ thuật. Tuy nhiên, những loại sơn sáng màu này lại chứa chất độc hại có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, ung thư hoặc các bệnh khác. Các nhà khoa học đang kêu gọi mọi người kiểm tra những cuốn sách xuất bản vào thế kỷ 19 để xem liệu chúng có chứa những chất này hay không.

Trước đây, không ít cuốn sách ở Châu Âu và Hoa Kỳ đều được làm bằng bìa da, vậy nên giá thành khá đắt, không phải ai cũng có thể mua được. Mãi đến thời Victoria (đầu những năm 1800), các nhà xuất bản lần đầu tiên bắt đầu sản xuất quy mô lớn sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Họ nhuộm bìa sách màu xanh lá cây thay vì bìa da để thu hút khách hàng và giảm giá thành, khiến sách có giá cả phải chăng hơn.

Được biết đến với tên gọi xanh Paris, xanh ngọc lục bảo hay xanh Scheele, những hợp chất chứa asen này được nhà hóa học người Đức Carl Wilhelm Scheele tạo ra vào năm 1775 bằng cách trộn đồng với asen (arsenic).

Những màu xanh này tuy tươi sáng và hấp dẫn, nhưng khi tiếp xúc với hợp chất lưu huỳnh trong không khí, chúng sẽ chuyển sang màu đen và cuối cùng bị bỏ đi. Sau đó, các nhà xuất bản đã chuyển sang dùng thuốc nhuộm màu xanh ngọc lục bảo và xanh Paris với độ bền màu lâu hơn, sử dụng chúng cho bìa sách, quần áo, nến, giấy dán tường và sơn nhà.

Trong những thập niên sau khi phát hiện ra thuốc nhuộm màu xanh ngọc lục bảo và màu xanh Paris, đã có báo cáo về việc có người tử vong do tiếp xúc lâu dài với các vật dụng được phủ thuốc nhuộm. Các báo cáo cũng bao gồm nến xanh trong bữa tiệc Giáng sinh, váy dạ hội màu xanh lá cây và công nhân nhà máy bị nhiễm độc sau khi sơn đồ trang trí.

Rất nhiều bộ sưu tập có chứa asen

Trong hơn 150 năm, những cuốn sách độc hại này đã được tìm thấy trong các thư viện thông thường ở châu Âu và châu Mỹ. Chúng xen lẫn với vô số sách ở các tổ chức trên khắp thế giới. Bất cứ khi nào những cuốn sách độc hại này được phát hiện, chúng sẽ được đưa vào môi trường cách ly để các nhà khoa học tiến hành phân tích thêm.

Hiện nay, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã phát hiện ra hàng trăm cuốn sách cổ bìa xanh có chứa hợp chất của asen, trong đó có những cuốn như “Những bài thơ hoàn chỉnh của William Cowper”, “Chuông tự do” và “Vòng hoa đông mùa hạ”, v.v.

Thư viện Quốc gia Pháp cũng đã loại bỏ bốn cuốn sách có bìa màu xanh ngọc lục bảo khỏi kệ vào tháng Tư năm nay vì chúng có chứa một lượng nhỏ asen. Mặc dù một lượng nhỏ asen không gây hại nghiêm trọng cho con người, nhưng thư viện đang tiến hành nhiều thử nghiệm hơn để bảo đảm chúng thực sự an toàn trước khi xem xét đưa chúng trở lại kệ.

Bốn cuốn sách đó là: “Niên giám của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia” (1862-1863), (hai quyển) “Ca dao Ireland” xuất bản năm 1855 của Edward Hayes, và tuyển tập song ngữ “Thơ Rumani” xuất bản năm 1856 của Henry Stanley.

Phát ngôn viên của thư viện này cho biết: “Chúng tôi đã cách ly những tác phẩm này và phân tích chúng thông qua phòng thí nghiệm bên ngoài để đánh giá hàm lượng asen trong mỗi cuốn sách.”

Danh sách những cuốn sách có chứa chất độc hại

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Delaware đã hợp tác với Bảo tàng Winterthur của Delaware để khai triển dự án sách độc vào năm 2019. Họ đã thử nghiệm hàm lượng kim loại nặng như chì, asen, crom trong hàng trăm bìa sách, và hy vọng biên soạn những cuốn sách tiềm ẩn nguy hiểm này thành danh mục sách để thông tri cho mọi người.

Những cuốn sách độc hại này được phát hiện bởi bà Melissa Tedone, một nhân viên quản lý tại Bảo tàng Winterthur của Delaware. Khi đang chỉnh gáy và bìa của một cuốn sách, bà bất ngờ nhìn thấy lớp sơn xanh bong ra khỏi bìa. Những chất liệu màu này dường như chưa thấm hoàn toàn vào các sợi dệt của vải sách. Chúng tạo thành một lớp phủ dày trên bề mặt vải sách.

Nhân viên quản lý tại Bảo tàng Winterthur của Delaware nhận thấy lớp sơn màu xanh lá cây bong ra khỏi bìa, từ đó phát hiện ra những cuốn sách chứa chất độc. (Ảnh: Thư viện Winterthur)Nhân viên quản lý tại Bảo tàng Winterthur của Delaware nhận thấy lớp sơn màu xanh lá cây bong ra khỏi bìa, từ đó phát hiện ra những cuốn sách chứa chất độc. (Ảnh: Thư viện Winterthur)
Nhân viên quản lý tại Bảo tàng Winterthur của Delaware nhận thấy lớp sơn màu xanh lá cây bong ra khỏi bìa, từ đó phát hiện ra những cuốn sách chứa chất độc. (Ảnh: Thư viện Winterthur)

Thế là bà Tedone bắt đầu cho bìa những cuốn sách này vào máy quang phổ huỳnh quang tia X và thiết bị quang phổ Raman, để kiểm tra xem trong thuốc nhuộm còn có chất nào khác hay không. Kết quả cho thấy trong thuốc nhuộm quả thực có chứa asen. Không chỉ vậy, trong bìa sách màu đỏ và màu vàng còn chứa hàm lượng thủy ngân và chì nhất định.

Cô Tedone nói với CBC rằng: “Tôi biết giấy dán tường có chứa chất màu asen. Tôi cũng biết hình minh họa sách có chứa chất màu asen. Nhưng quý vị sẽ không nghĩ đến có chất độc bao phủ bên ngoài cuốn sách mà mình đang cầm trên tay để đọc. Mặc dù chúng tôi chưa phát hiện trường hợp nào bị bệnh nặng liên quan đến những cuốn sách như vậy, nhưng chúng tôi muốn mọi người nhận thức được mối nguy hiểm tiềm ẩn để có thể tránh được những bi kịch không đáng có.”

Bà cũng cho biết, thư viện đang kiểm tra vải sách để tìm bất kỳ thành phần độc hại nào có thể. Ngoài ra, tất cả các cuốn sách đóng bìa được sản xuất hàng loạt từ thế kỷ 19 sẽ được ghi lại, bởi vì chúng có thể chứa một số loại hợp chất asen.

Cách thức thực hiện đối với sách độc hại

Các chuyên gia tại thư viện Museums Victoria đã cảnh báo rằng, những cuốn sách độc hại có thể có trong thư viện hoặc tư gia. Mặc dù mọi người không bị tổn hại lập tức khi tiếp xúc với nó, nhưng họ nên thực hiện các biện pháp để bảo vệ mình khỏi hóa chất. Tốt nhất là đeo găng tay khi thực hiện các biện pháp khử độc và rửa tay ngay sau khi hoàn thành công việc.

Ngoài ra, nếu phát hiện sách có độc, quý vị nên đặt chúng vào bìa nhựa để chất độc không bong ra khỏi sách, rồi giao cho chuyên gia lo liệu.

Cô Hayley Webster, quản lý thư viện Museums Victoria, cho biết: “Theo truyền thống, sách được coi là mặt hàng khá an toàn, nhưng bây giờ tôi cảm thấy vẫn còn rất nhiều điều phải học, bởi vì có rất nhiều điều chúng ta chưa biết.”

Cô giải thích một số điều kiện sẽ giải phóng chất độc hại từ sách. Cô nói: “Những cuốn sách màu xanh được bọc bằng vải độc nếu bị hao mòn hoặc bị ướt thì sẽ giải phóng các chất độc hại và gây ra mối đe dọa thực sự cho cơ thể con người.”

Rất nhiều nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng, việc tiếp xúc với asen có liên quan đến việc gia tăng các triệu chứng hô hấp, chức năng phổi kém và bệnh phổi mãn tính, nhưng việc tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến tổn thương da và ung thư.

Ngoài ra, khi kiểm tra sách, họ phát hiện ra rằng một số cuốn sách được in bằng thuốc nhuộm màu đỏ có chứa chu sa. Chu sa là một loại khoáng chất màu đỏ có chứa thủy ngân sunfua. Nó và asen được liệt vào ba chất độc hại hàng đầu trong danh sách các chất độc hại của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.

Bà Rosemary Goodall, một nhà khoa học vật liệu chuyên xác định các chất độc hại trong các bộ sưu tập, đã kiểm tra 120 cuốn sách tại bảo tàng. Bà phát hiện bốn cuốn sách có chứa asen và 110 cuốn khác chứa lượng chì quá mức. “Nồng độ cao có thể gây đau đầu dữ dội, mê sảng, hôn mê, tổn thương não và thậm chí có thể tử vong”, bà cho hay.

Người ta còn phát hiện, bìa sách màu vàng có chứa một lượng chì cromat nhỏ cũng có tính độc hại nhất định. Nhưng may mắn là, thuốc nhuộm màu vàng có độ hòa tan rất thấp, khó có thể bị hấp thụ khi chạm vào bìa.


Ngô Thụy Xương thực hiện

Toàn Phong biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x