Saturday, December 14, 2024

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình | Văn Hóa và Nghệ Thuật

Liên Quan
Click Xem

Đôi khi, một bức tranh trên nền vải canvas giống như một bản lưu ghi hữu hình về hành trình mà người nghệ sỹ tìm lại tiếng nói — một hồ sơ ghi lại những nỗ lực nhằm tái tạo bản sắc nghệ thuật riêng — vốn đã bị hoàn cảnh bào mòn. Cũng giống như bức tranh “Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng) của họa sỹ John Singer Sargent — một tác phẩm đỉnh cao về việc nắm bắt những khoảnh khắc thoáng qua đã tiếp thêm sinh khí cho mối liên kết giữa người họa sỹ và nghệ thuật của họ.

Rơi vào quên lãng

Họa sỹ John Singer Sargent bên cạnh bức tranh “Portrait of Madame X” (Chân Dung Quý Bà X) trong xưởng vẽ của mình tại Paris, năm 1885, ảnh do nhiếp ảnh gia Adolphe Giraudon chụp. (Ảnh: Tư liệu công cộng)Họa sỹ John Singer Sargent bên cạnh bức tranh “Portrait of Madame X” (Chân Dung Quý Bà X) trong xưởng vẽ của mình tại Paris, năm 1885, ảnh do nhiếp ảnh gia Adolphe Giraudon chụp. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Họa sỹ John Singer Sargent bên cạnh bức tranh “Portrait of Madame X” (Chân Dung Quý Bà X) trong xưởng vẽ của mình tại Paris, năm 1885, ảnh do nhiếp ảnh gia Adolphe Giraudon chụp. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Vào mùa hè năm 1885, họa sỹ Sargent lui về vùng nông thôn nước Anh để bình tâm sau thảm họa ra mắt bức chân dung “Madame X” tại Triển lãm Nghệ thuật Paris Salon năm 1884. Ở tuổi 28, họa sỹ người Mỹ xa xứ này đã làm việc với những khách hàng quốc tế trong suốt 10 năm ở Paris, và các tác phẩm của ông cũng từng được trưng bày liên tiếp tại Triển lãm Paris Salon trong 7 năm trước đó. Các bức tranh của ông ngày càng được đón nhận nồng nhiệt qua từng năm.

Tuy nhiên, phản ứng của công chúng về bức tranh “Madame X” trong cuộc Triển lãm Nghệ thuật Paris Salon vào năm 1884 đã đột ngột làm đảo lộn danh tiếng rực rỡ của họa sỹ Sargent, gây ra một sự náo động mà Triển lãm Paris Salon chưa từng nghe thấy — kể từ khi bức tranh “Le Déjeuner sur l’herbe” (“The Luncheon on the Grass”) (Bữa Trưa Trên Cỏ) của họa sỹ Édouard Manet trưng bày tại triển lãm này vào năm 1863. Nhiều khán giả có tiếng tăm ở Paris lên tiếng chỉ trích về cách thể hiện làn da trắng nhợt, thiếu sức sống của Quý bà Gautreau (Quý Bà X), cổ váy khoét sâu lộ khuôn ngực đầy đặn, và dây váy rơi xuống một bên vai.

Sự gợi cảm quá mức trong bức chân dung “Madame X” bị soi xét kỹ lưỡng, khi tạp chí “La Vie Parisienne” (tạp chí hàng tuần của Pháp) đăng tải một bức tranh biếm họa về tác phẩm này, trong đó phần ngực của nhân vật biếm họa hoàn toàn trần trụi. Vào năm 1884, Paris vẫn rất ưa chuộng nghệ thuật cổ điển, cả về mặt chủ đề trong các mô tả thần thoại-lịch sử, lẫn về mặt phong cách trong những nét cọ chặt chẽ, pha trộn, và sự hài hòa của những gam màu tươi sáng.

Bức tranh “Madame X” (Chân Dung Quý Bà X) phản ánh sự suy thoái về mặt đạo đức trong việc thể hiện một người phụ nữ thượng lưu ăn mặc thiếu vải, và sử dụng các sắc tố nhợt nhạt xanh xao, giống như ma — để miêu tả làn da của Quý bà Gautreau.

Ánh sáng xuyên qua

Bức tranh “Garden Study of the Vickers Children” (Nghiên Cứu Khu Vườn của Những Đứa Trẻ Nhà Vickers), năm 1884, của họa sỹ John Singer Sargent. Sơn dầu trên vải canvas; 138 cm x 91 cm. Viện Nghệ thuật Flint, Michigan. (Ảnh: Tư liệu công cộng)Bức tranh “Garden Study of the Vickers Children” (Nghiên Cứu Khu Vườn của Những Đứa Trẻ Nhà Vickers), năm 1884, của họa sỹ John Singer Sargent. Sơn dầu trên vải canvas; 138 cm x 91 cm. Viện Nghệ thuật Flint, Michigan. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “Garden Study of the Vickers Children” (Nghiên Cứu Khu Vườn của Những Đứa Trẻ Nhà Vickers), năm 1884, của họa sỹ John Singer Sargent. Sơn dầu trên vải canvas; 138 cm x 91 cm. Viện Nghệ thuật Flint, Michigan. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Sau sự đón nhận không mấy tích cực này, họa sỹ Sargent rời bỏ Paris và nhận lời mời đến Lavington Rectory, Petworth, Anh quốc, để vẽ chân dung gia tộc Vickers, những người mà sau này đã trở thành các nhà bảo trợ người Anh quan trọng nhất của ông. Tại đó, trong khu vườn Sussex của nhà Vickers, họa sỹ Sargent vẽ một bức phác thảo sơn dầu ghi lại cảnh hai đứa trẻ là Dorothy và Billy Vickers đang tưới nước cho những chậu hoa huệ tây. Tác phẩm nghiên cứu này, mặc dù đã đơn giản hóa rất nhiều so với bức tranh “Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng), nhưng vẫn có chung một số yếu tố về bố cục, chẳng hạn như góc nhìn hướng xuống của những đứa trẻ.

Năm 1885, họa sỹ Sargent đi du ngoạn bằng thuyền cùng đồng sự người Mỹ xa xứ là họa sỹ Edwin Austin Abbey, hành trình từ Oxford đến Windsor. Vào một buổi tối tháng 09/1885, khi đang đi dọc dòng sông Thames ở Pangbourne, họa sỹ Sargent đã đụng phải con đập, đầu bị va đập hai lần và có một vết cắt dài và sâu nghiêm trọng.

Trong lúc tạm dừng bên bờ sông, vị họa sỹ thoáng thấy những chiếc đèn lồng Trung Hoa treo giữa hàng cây ven sông và những thảm hoa huệ tây. Ông vội vàng phác thảo lại hiệu ứng ánh sáng của khung cảnh này. Các bức vẽ này và cả nghiên cứu về khu vườn của những đứa trẻ nhà Vickers đã gieo mầm cho sự nở rộ của tác phẩm “Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng).

Sau khi họa sỹ Abbey thuyết phục ông Sargent dành thời gian ở lại vùng nông thôn để hồi phục chấn thương đầu, ông Sargent đã trải qua hai mùa hè ngắn ngủi ở Broadway, một ngôi làng ở Cotswolds, trước khi định cư ở London. Chính tại Dinh thự Farnham và Dinh thự Russell (các dinh thự thời Trung cổ đã trở thành nơi nương náu chung của những nghệ sỹ như họa sỹ Abbey, họa sỹ Francis Davis Millet, nhà văn Henry James và Edmund Gosse, nghệ sỹ Alfred Parsons, và họa sỹ minh họa Frederick Barnard), họa sỹ Sargent đã hoàn thiện bản phác thảo mà ông bắt đầu vẽ bên bờ sông Thames trong một bố cục thực tế hoàn chỉnh.

Bắt trọn sắc màu

“Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng), từ năm 1885 đến năm 1886, của họa sỹ John Singer Sargent. Sơn dầu trên vải canvas; 154 cm x 174 cm. Bảo tàng Tate Britain, London. (Ảnh: Sailko/CC BY 4.0 Deed)“Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng), từ năm 1885 đến năm 1886, của họa sỹ John Singer Sargent. Sơn dầu trên vải canvas; 154 cm x 174 cm. Bảo tàng Tate Britain, London. (Ảnh: Sailko/CC BY 4.0 Deed)
“Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng), từ năm 1885 đến năm 1886, của họa sỹ John Singer Sargent. Sơn dầu trên vải canvas; 154 cm x 174 cm. Bảo tàng Tate Britain, London. (Ảnh: Sailko/CC BY 4.0 Deed)

Bức tranh “Carnation, Lily, Lily, Rose” là tác phẩm ra đời trong hai mùa hè năm 1885 và 1886, vẽ về cuộc sống lúc hoàng hôn của ngôi làng Broadway. Bức tranh lớn này có kích thước 154 cm x 174 cm, khắc họa hình ảnh hai chị em đang mải mê trong một khoảnh khắc vui đùa khám phá lúc trời chạng vạng. Giữa những luống hoa cẩm chướng, hoa hồng, và những bông huệ tây đang đung đưa trên cành, hai cô bé trong bộ váy màu trắng thắp sáng những chiếc đèn lồng, chăm chú nhìn vào quả cầu giấy một cách hoàn toàn nhập tâm, và cẩn thận điều chỉnh ngọn lửa.

Bức tranh rất sống động. Mọi thứ đều chuyển động như thể có làn gió nhẹ thổi qua, từ những ngọn cỏ cao xoáy tròn quanh mắt cá chân của hai bé gái cho đến những bông hoa đủ màu sắc điểm xuyết khắp bức tranh. Bằng chất liệu sơn dầu, họa sỹ Sargent đã bắt trọn được sự phong phú của một khoảnh khắc đang nhanh chóng biến mất, nâng hình ảnh đó lên cõi thần tiên bằng cách lưu lại nó trên tấm vải canvas.

Một phần bức tranh “Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng), từ năm 1885 đến năm 1886, của họa sỹ John Singer Sargent. (Ảnh: Sailko/CC BY 4.0 Deed)Một phần bức tranh “Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng), từ năm 1885 đến năm 1886, của họa sỹ John Singer Sargent. (Ảnh: Sailko/CC BY 4.0 Deed)
Một phần bức tranh “Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng), từ năm 1885 đến năm 1886, của họa sỹ John Singer Sargent. (Ảnh: Sailko/CC BY 4.0 Deed)

Ánh sáng màu tím nhạt tinh tế in lên cổ áo và nếp gấp trên chiếc váy dài của hai chị em, đồng thời phản chiếu lên mái tóc màu cát của họ, tạo ra những vệt sọc dài màu tím hoa cà hài hòa với những bông hồng màu hồng. Có một sự tổng hòa màu sắc tuyệt đẹp được tạo ra ở nơi giao nhau của hai nguồn ánh sáng — ánh sáng màu thạch anh tím khuếch tán của hoàng hôn và ánh sáng màu hổ phách rực rỡ của những chiếc đèn lồng giấy. Là những màu sắc đối xứng nóng và lạnh (complementary color), chúng hòa quyện vào nhau, bù trừ cho nhau, và tạo ra một bầu không khí liêu trai.

Phương pháp làm việc của họa sỹ Sargent trong bức tranh “Carnation, Lily, Lily, Rose” cũng sống động và tràn đầy sinh khí như hiệu ứng hình ảnh mà bức tranh hoàn thiện mang lại. Cam kết làm việc ngoài trời thực tế hoàn toàn (en plein air) và chọn ánh sáng lúc chạng vạng làm bầu không khí cho tác phẩm, họa sỹ Sargent chỉ có ba phút khả thi để vẽ mỗi ngày. Trước khi tham gia chơi quần vợt sân cỏ (lawn tennis) cùng bằng hữu vào mỗi buổi chiều, vị họa sỹ này phải bảo đảm rằng mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng: Giá vẽ, vải canvas, bảng pha màu, cọ vẽ, và tất cả chủ thể của bức tranh đều ở đúng vị trí — hoa, bé Dorothy và Polly Barnard mặc bộ váy dài màu trắng, và đèn lồng giấy.

Một phần bức “Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng), vẽ từ năm 1885 đến năm 1886, của họa sỹ John Singer Sargent. (Ảnh: Sailko/CC BY 4.0 Deed)Một phần bức “Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng), vẽ từ năm 1885 đến năm 1886, của họa sỹ John Singer Sargent. (Ảnh: Sailko/CC BY 4.0 Deed)
Một phần bức “Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng), vẽ từ năm 1885 đến năm 1886, của họa sỹ John Singer Sargent. (Ảnh: Sailko/CC BY 4.0 Deed)

Khi ánh sáng chuyển dần sang màu xanh dừa cạn mềm mại mà họa sỹ Sargent mong muốn (periwinkle: màu xanh dừa cạn là màu chưa bão hòa trong nhóm màu xanh lam-tím), thì toàn bộ nhóm nghệ sỹ ở làng Broadway sẽ tạm dừng trận đấu quần vợt và đi cùng họa sỹ Sargent đến giá vẽ để chứng kiến ​​ba phút nỗ lực tập trung vào nghệ thuật. Khi hè chuyển sang thu, khoảng thời gian này trở nên sớm hơn và ngắn hơn, đồng thời bộ trang phục vẽ của họa sỹ Sargent cũng ngày càng dày hơn và ấm hơn. Nhà quản lý nghệ thuật kiêm nhà viết tiểu sử người Anh Evan Charteris mô tả ông “như bị bóp nghẹt trong bộ trang phục của một nhà thám hiểm Bắc Cực.” Hoa hồng giả được mua từ Marshall và Snelgrove vì hoa thật sẽ héo úa khi nhiệt độ giảm xuống.

Họa sỹ Sargent sẽ đứng cách xa bức tranh cho đến khi nắm bắt được hiệu ứng ánh sáng hoàn hảo, sau đó nhanh chóng chạy về phía trước để ghi lại những quan sát của mình bằng một chiếc cọ dài, rồi lại lùi lại lần nữa, và lặp lại quá trình này cho đến khi ánh sáng hoàn toàn tắt dần. Sau khi ba phút tập trung chú ý vào công việc kết thúc, họa sỹ Sargent sẽ thu dọn dụng cụ vẽ của mình và quay trở lại chơi quần vợt sân cỏ.

Tìm lại vẻ đẹp

Bức tranh “The Artist Sketching” (Họa Sỹ Phác Thảo), vẽ năm 1922, của họa sỹ John Singer Sargent. Sơn dầu trên vải canvas; 56cm x 71cm. Trường Thiết kế Rhode Island. (Ảnh: Tư liệu công cộng)Bức tranh “The Artist Sketching” (Họa Sỹ Phác Thảo), vẽ năm 1922, của họa sỹ John Singer Sargent. Sơn dầu trên vải canvas; 56cm x 71cm. Trường Thiết kế Rhode Island. (Ảnh: Tư liệu công cộng)
Bức tranh “The Artist Sketching” (Họa Sỹ Phác Thảo), vẽ năm 1922, của họa sỹ John Singer Sargent. Sơn dầu trên vải canvas; 56cm x 71cm. Trường Thiết kế Rhode Island. (Ảnh: Tư liệu công cộng)

Trong một lần đi dạo mùa hè, họa sỹ Sargent thú nhận với ông Edmund Gosse (nhà thơ, dịch giả kiêm nhà phê bình văn học người Anh) rằng, ông từng cân nhắc đến việc từ bỏ hoàn toàn nghệ thuật, thay vào đó sẽ bước chân vào lĩnh vực kinh doanh hoặc âm nhạc. Mặc dù có lúc ông biểu thị sự hoài nghi này, nhưng trong thời gian ở làng Broadway, bầu bạn cùng các nghệ sỹ xung quanh và rời xa những con đường xám xịt của Paris, họa sỹ Sargent đã tìm lại được cảm giác bồi hồi xúc động khi nhìn rõ và nắm bắt được vẻ đẹp.

Có một câu chuyện nhỏ được kể trong bức thư của nhà thơ Gosse gửi cho nhà quản lý nghệ thuật Evan Charteris, trong đó ông Gosse miêu tả một khoảnh khắc đẹp khi ông đang tìm kiếm họa sỹ Sargent để bầu bạn, khi bước đến gần ông Sargent đang ở bên giá vẽ: “‘Ồ! mái tóc màu hoa cà mới đẹp làm sao, chưa thấy ai có mái tóc màu tím nhạt đẹp đến thế!’ Bầu trời xanh đã phản chiếu lên những lọn tóc màu nâu xám bóng mượt của tôi, mái tóc mà trước đây chưa từng có ai nghĩ là ‘đẹp,’ và phủ lên chúng màu sắc, thế rồi họa sỹ Sargent chộp lấy một khung vải canvas khác, và vẽ tôi khi tôi đang đứng cười, sau đó ông ấy liên tục [nói], ‘Ồ! Mái tóc mới đẹp làm sao!’ Màu sắc thật của mái tóc chẳng là gì cả, nếu không nhờ lớp phủ màu tím mà chỉ cần bước một bước vào bóng râm, là sẽ biến mất vĩnh viễn.”

Do đó, bức tranh “Carnation, Lily, Lily, Rose” (Cẩm Chướng, Huệ Tây, Huệ Tây, Hoa Hồng) là một sự ghi nhận về việc người họa sỹ tìm lại chính mình và phương pháp làm việc sau một thời gian dao động trong bản sắc nghệ thuật của mình. Tên bức tranh này cũng là minh chứng cho thấy tinh thần nghệ sỹ vui tươi đã hồi sinh trong những mùa hè của ông Sargent ở làng Broadway. Một tối nọ, khi ông Sargent đang vẽ bức tranh này trong vườn thì có một vị khách hỏi ông rằng, ông muốn đặt tên cho bức tranh là gì.

Họa sỹ Sargent đã ngẫu hứng ngân nga bài hát “The Wreath” (Vòng Hoa) của nhà soạn nhạc opera Joseph Mazzinghi, lời bài hát là:

“Bạn có thấy Flora của tôi đi qua lối này không?

Nàng đang đội … Một vòng hoa quanh đầu

Cẩm chướng, Huệ tây, Huệ tây, Hoa hồng.”

Đáp án cho câu hỏi của vị khách đến dưới dạng những lời hát bắt tai — một chút dư âm khi mọi người tề tựu quanh cây đàn dương cầm vào đêm hôm trước. Âm nhạc là yếu tố trung tâm trong mùa hè ở Broadway, họa sỹ Abbey viết: “Chúng tôi chơi nhạc cho đến khi cả nhà không ai chịu nổi … Chúng tôi thực sự đã có một mùa hè vui vẻ.”


Thu Quý biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x