Saturday, December 14, 2024

Cảm ngộ Tây Du Ký (P.18): Nguyên nhân vận rủi của gia tộc Vạn Thánh Long Vương

Liên Quan
Click Xem

Trong “Tây Du Ký”, Vạn Thánh Long Vương là người không muốn gây rắc rối thị phi, nhưng vì sao Lão Long này lại rơi vào cảnh tuyệt tự tuyệt tôn? Nữ nhi của ông là Vạn Thánh công chúa, dung mạo xinh đẹp, tố chất thông minh thiên bẩm; còn phò mã của ông, Cửu Đầu Trùng thần thông quảng đại. Về lý mà nói, gia tộc như vậy thì sẽ rất danh vọng và có tương lai.

Nhưng tiếc thay, một ý niệm xuất ra, tốt xấu dẫn đến hậu quả khác nhau, sai một ly trật ngàn dặm. Cửu Đầu Trùng biết rõ trên đỉnh Hoàng kim Bảo tháp của nước Tế Trại có một vật báu vô giá, đó là Phật Bảo Xá Lợi, lòng tham làm tối mắt, liền xúi Long Vương hùa nhau hợp lực làm đạo tặc, thi triển yêu thuật giáng xuống một trận mưa máu, lấy cắp bảo vật để chiếu rọi cho Long cung của mình. Kết quả, vì lòng ích kỷ và tư lợi của bản thân mà chuốc lấy vận rủi.

Bức tranh Tây Du Ký được vẽ vào thời nhà Thanh. (Ảnh: Tài sản công)
Bức tranh Tây Du Ký được vẽ vào thời nhà Thanh. (Ảnh: Tài sản công)

Trong Hồi thứ 63 của “Tây Du Ký”, Ngộ Không cùng Bát Giới đại náo Long cung, giết chết Long Vương, thừa thắng, Nhị Lang Thần cùng sáu anh em Mai Sơn nhất tề xông lên đối đầu với cháu của Long Vương. Tên Phò mã thấy bất lợi, lăn một vòng trên đỉnh núi hiện nguyên hình là một con trùng chín đầu. Nhị Lang lập tức rút cung vàng bắn một phát, yêu quái bị bắn trúng cánh, nơi mạng sườn hắn lại mọc ra một cái đầu, Thần khuyển ưng của Nhị Lang Thần chồm lên cắn đứt cái đầu Cửu đầu trùng. Yêu quái đau đớn trốn thoát. Bát Giới muốn đuổi theo nhưng Ngộ Không ngăn lại nhận định rằng, Cửu Đầu Trùng bị Thần khuyển cắn mất đầu, tất biết đến ngày tận số.

Trong trận đại chiến này, Long Vương chết, Long tử chết, Long nữ chết, chỉ còn lại Long bà, một mình lẻ loi hiu quạnh đến cuối đời. Ai có thể nghĩ rằng gia tộc Long Vương kết cục sẽ như thế, thật đáng buồn.

Tế trại quốc là đất nước mà đoàn thỉnh Kinh phải qua, có lẽ là Thần Phật từ bi, để tạo phúc cho muôn dân trăm họ, đã đem Bảo Phật đặt ở trong Bảo Tháp. Quốc Vương, quần thần, con dân, và bốn nước di bang xung quanh cùng hướng về chiêm bái tỏ lòng tôn kính. Trong tiểu thuyết, mặc dù không có nói rõ Tế Trại quốc cung phụng Phật Bảo Xá Lợi như thế nào, nhưng theo mô tả thì có thể khẳng định, sự xuất hiện của Phật Bảo sẽ duy trì chính tín của một quốc gia, duy trì thiện niệm của Quân, thần con dân cùng bốn phương các nước. Có Phật Bảo thì quốc thái dân an, người người phương xa đến chiêm bái, mất Phật Bảo cũng liền mất đi sự đảm bảo to lớn giữ vững chính tín và nền tảng đạo đức.

Vạn Thánh Long Vương và Phò mã Cửu Đầu Trùng vì ích kỷ và tư lợi của bản thân, đã liên thủ dùng yêu thuật giáng một trận mưa máu, đánh cắp Xá Lợi, vi sự tham lam và tư dục đã phá huỷ truyền thống tín Phật của một quốc gia. Trận mưa máu hôi tanh kinh hoàng mà chúng trút xuống làm ô uế Hoàng kim bảo tháp, đồng thời cũng ô nhiễm lòng thiện lương hiền lành và sùng tín Phật của Vua tôi quần thần và bá tánh.

Kết quả, khi sự bảo đảm to lớn để duy trì chính tín và nền tảng đạo đức đột nhiên “biến mất”, nền văn minh tinh thần cũng theo đó sụp đổ, nhanh chóng dẫn đến quan liêu mục nát, án oan lan tràn, hai đời tăng nhân vô tội bị tra tấn mà chết, đời tăng nhân thứ ba mỗi người mang trên thân gông cùm bị khoá, quần áo tả tơi xuôi theo từng nhà xin ăn.

Quốc Vương của nước Tế trại vốn rất sùng kính Phật, ra sắc lệnh xây dựng Kim Quang tự. Một trận mưa máu đã che mắt tâm trí Quốc Vương, làm cho Phật môn gặp nạn, bốn phương các nước không còn chiêm bái, Tế Trại quốc thoáng chốc đã mất đi danh phận “Thượng bang vùng Tây vực”, mất đi vị thế “quốc tế” của một đại quốc.

Gia tộc Vạn Thánh Long Vương đã phá huỷ trụ cột đạo đức của Vương quốc Tế Trại từ vật chất đến tinh thần, phá hủy truyền thống sùng kính Phật lâu đời của một quốc gia. Bọn họ cuồng vọng cắt đứt con đường thông Thiên, thông Thần của Tế Trại quốc, cũng cắt đứt con đường sống của tự thân, tuyệt đường con cháu tương lai.

Hồi thứ 63 của "Tây Du Ký", tranh do họa sĩ vô danh vẽ vào thời nhà Thanh. (Ảnh: Tài sản công)
Bức tranh Tây Du Ký được vẽ vào thời nhà Thanh. (Ảnh: Tài sản công)

Gia tộc Vạn Thánh Long vương cản trở và phá huỷ tín ngưỡng của một quốc gia, cuối cùng phải tự mình chuốc lấy một kết cục bi thảm, hầu như cả nhà bị diệt. Từ xưa đến nay, bài học giáo huấn về việc phá huỷ chính tín phải nhận kết cục đau đớn và thảm khốc như vậy, từ thời La Mã cổ đại, và cho đến nay tại Trung Quốc đại lục, chẳng phải đều đang hiện hữu hay sao? Lịch sử là một tiến trình lặp lại có “Thiện ác hữu báo”, Đó chính là Thiên lý.

Gia tộc Vạn Thánh đã lấy cắp bảo vật, khiến các tăng nhân phải chịu oan khuất. Trong tình thế này, các tăng nhân đối đãi với sự việc này như thế nào?

Bởi vì Quốc vương nghi ngờ các tăng nhân lấy cắp bảo vật, cũng không có điều tra kỹ lưỡng, các quan phủ liền bắt các tăng nhân và dùng các loại tra tấn, kết quả là trong chùa có ba đời tăng nhân, hai đời trước đều bị đánh chết.

Trước áp lực lớn từ triều đình, các tăng nhân đời thứ ba còn lại không vì sợ hãi mà rời bỏ chùa chiền cởi áo cà sa quay về thế tục; không vì sợ quan phủ bạo lực mà lấy phương thức cực đoan để đối kháng; cũng không bởi vì áp lực kéo dài, hai đời tăng nhân bị hại chết mà lay chuyển tín niệm; không oán trời trách đất, không oán trách Thần Phật hoặc sinh ra hoài nghi đối với việc tu luyện.

Dối trá, bạo lực, đàn áp, đánh chửi, chết chóc, sợ hãi… những điều đó đều không thể lay chuyển tín tâm của người tu luyện, bởi vì tín tâm của họ chính là Thần Phật, là một sinh mệnh cao cấp siêu việt hơn con người. Có lẽ họ biết rõ, dù bị đánh chết, trút bỏ cái thân da người, thì tấm lòng kiên trinh tu luyện sẽ khiến linh hồn bất diệt; hoặc là một lần nữa tiếp tục chuyển sinh làm người tu luyện, niềm tin kiên định ở kiếp trước sẽ mang theo trong tiến trình sinh mệnh, thành tựu cao hơn, uy đức vĩ đại hơn.

Cảm ngộ Tây Du Ký (P.18): Nguyên nhân vận rủi của gia tộc Vạn Thánh Long Vương
Đường Tăng và Ngộ Không đã kịp thời đi quét tháp và bắt được hai con tiểu yêu. Bức tranh Tây Du Ký được vẽ vào thời nhà Thanh. (Ảnh: Tài sản công)

Có một câu nói rằng, hết thảy đều là sự an bài tốt nhất.

Lần này không có sự hiện diện của chư Phật Bồ Tát, chỉ thông qua những dòng chữ, bạn có cảm nhận được rằng hết thảy đều là an bài tốt nhất? Nếu như lúc trước không trải qua một nạn ở Hỏa Diệm sơn, thầy trò Đường Tăng không cần phải dập tắt lửa dữ, đẩy nhanh tiến trình đi lấy Kinh và chạy tới Tế Trại quốc; nếu không có Thần minh báo mộng, các hoà thượng tại chùa Kim Quang cũng không biết có Thánh Tăng từ Đông thổ Đại Đường đến cứu vớt họ; nếu không có Đường Tăng và Ngộ Không kịp thời đi quét Tháp, sẽ không bắt được hai tiểu yêu, biết sự thật về việc mất Bảo vật và sau đó hoàn toàn tiêu trừ yêu nghiệt nhanh như vậy.

Mọi sự việc xảy ra ở Tế Trại quốc, nhìn như là tình cờ không có trật tự, mỗi khâu như là độc lập, thế nhưng cuối cùng cũng không chạy khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai. Chúng ta thấy, yêu quái trộm Bảo vật không thể chạy thoát, Đường Tăng quét Tháp đúng thời điểm, Ngộ Không và Bát Giới hàng yêu trừ ma thành công, Quốc Vương cùng Thần dân nước Tế Trại một lần nữa được khơi dậy lòng tín ngưỡng đối với Phật môn, mỗi mắt xích là một chỉnh thể không thể tách rời và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Những tăng nhân kiên định với tín ngưỡng đã được Thần minh báo mộng trước một ngày khi Đường Tăng đến nước Tế Trại. Bức tranh Tây Du Ký được vẽ vào thời nhà Thanh. (Ảnh: Tài sản công)
Những tăng nhân kiên định với tín ngưỡng đã được Thần minh báo mộng trước một ngày khi Đường Tăng đến nước Tế Trại. Bức tranh Tây Du Ký được vẽ vào thời nhà Thanh. (Ảnh: Tài sản công)

Những tăng nhân kiên định với tín ngưỡng đã được Thần minh báo mộng trước một ngày khi Đường Tăng đến nước Tế Trại: Vị Thánh Tăng cứu họ đã đến. Sau đó, những oan khuất của các tăng nhân đã được gột sạch, và sự thật về Bảo vật bị đánh cắp tại Kim Quang tự cũng được minh tỏ khắp thiên hạ.

Ngộ Không, Bát Giới cùng Nhị Lang Thần và các chúng Thần khác hợp lực diệt trừ yêu quái, nghênh đón Phật Bảo trở về, còn có những báu vật khác đó là Cửu Diệp Linh Chi. Khi Tế Trại quốc một lần nữa dâng lên lòng tôn kính và niềm tin vào Thần Phật, thì Kim Quang tự cũng mang một diện mạo mới, sáng bừng và rực rỡ, tỏa ra ngàn tia khí lành, vạn đạo hào quang. Đây chính là: “Tà ma diệt, Bảo tháp quay về, Đại địa minh”.

(Còn tiếp)
Xem thêm Loạt bài “Cảm ngộ Tây Du Ký


Hoàng Phủ Dung

BTV Epoch Times Hoa Ngữ


Vương Du Duyệt biên tập
Tâm Thanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x