Tác giả: Thạch Phương Hành
[ChanhKien.org]
Trước khi đi vào nội dung chính, đầu tiên chúng ta hãy thảo luận một chút về khái niệm “luân hồi”. Trước khi Phật giáo truyền nhập vào Trung Thổ, tổ tiên chúng ta đã nhận thức được rằng con người có sự chuyển thế. Câu chuyện “Tinh Vệ lấp biển” trong Sơn Hải Kinh mà chúng ta vẫn hằng quen thuộc kỳ thực là một trải nghiệm có chứa đựng nhân tố “chuyển thế”. Con gái út của Viêm Đế ra Đông Hải chơi chẳng may thuyền bị sóng đánh đắm mà chết đuối, về sau linh hồn nàng hoá thành một chú chim nhỏ ngày ngày bay đến núi Tây ngậm đá và cành cây mang thả xuống Đông Hải hòng lấp biển. “Sơn Hải Kinh” từ xưa nay vẫn luôn được coi là cuốn sách cổ từ thời tiên Tần và là bộ bách khoa toàn thư về Trung Hoa thời thượng cổ.
Hai quyển “Ân bản kỷ” và “Chu bản kỷ” trong bộ Sử Ký đã lần lượt ghi lại nguồn gốc của “huyền điểu sinh Thương” và Bao Tự, bản thân hai câu chuyện trên có lẽ cũng là những hiện tượng chuyển thế (chúng ta có thể tham khảo các tư liệu lịch sử liên quan để biết thêm chi tiết). Kỳ thực xuyên suốt các triều đại Hạ, Thương và Chu đều có truyền thống bói toán và tế tự, hơn nữa cả hai nghi thức này đều là tín Thần và tin vào sự tồn tại của luân hồi chuyển thế, nếu không chúng tuyệt sẽ không xuất hiện những hiện tượng như thế.
Sau khi Phật giáo truyền nhập vào phương Đông, nội hàm của “chuyển thế” lại được bổ sung thêm khái niệm “luân hồi”, khiến nó càng trở nên hoàn thiện. Danh từ “luân hồi” trong quan niệm của con người ngày nay cũng chính là thuyết “lục đạo luân hồi” trong Phật giáo. Nói thẳng ra đó là sự hoán đổi vai diễn của một số sinh mệnh tại các tầng khác nhau trong tam giới. Mà nhân tố quan trọng trong kiểu hoán đổi vai diễn này chính là lượng nhiều ít vật chất đức được sinh ra khi làm điều tốt và nghiệp sinh ra khi làm điều xấu. Nếu nhiều đức thì đời này có thể được kéo dài thọ mệnh, tương lai có thể được làm Thần Tiên trên thiên thượng trong một đoạn thời gian, nếu nhiều nghiệp thì thọ mệnh có thể bị rút ngắn lại, hoặc bị bệnh, tương lai có thể bị đọa vào cõi súc sinh hoặc hạ địa ngục v.v…
Rất nhiều người ngày nay đều cho rằng khái niệm “luân hồi” có nguồn gốc từ Phật giáo và nhận thức về luân hồi trong khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cũng bị cuộc hạn tại đó. Ấy là một sự ngộ giải rất lớn và rất khó phát giác. Kỳ thực về vấn đề này chúng ta nhất định phải thanh tỉnh, nhận thức của chúng ta bất kể là về các khái niệm có nguồn gốc từ Phật giáo hay từ văn hoá truyền thống, thậm chí là các danh từ của khoa học cũng quyết không được giới hạn trong cái khuôn khổ ban đầu, nếu không sẽ dẫn đến sự hạn chế về nhận thức, thậm chí còn gây ra can nhiễu nghiêm trọng trong vấn đề bất nhị pháp môn.
Chính vì có rất nhiều người tu hành vô tình cảm thấy “luân hồi” là một khái niệm về sự luân chuyển của các sinh mệnh nội trong tam giới của Phật giáo quá khứ, là trạng thái sinh mệnh trong một giai đoạn lịch sử nào đó, hơn nữa sự luân hồi ấy lại chứa đựng rất nhiều những an bài và can nhiễu từ các sinh mệnh bất hảo. Những điều này hầu như không liên quan mấy đến việc cứu người và làm thuần tịnh bản thân trong hiện tại, hơn nữa họ lại cố ý chọn cách phớt lờ, thậm chí còn cảm thấy những chuyện luân hồi là không cần thiết. Dưới đây tôi sẽ chia sẻ gãy gọn một chút về cách nhìn nhận của mình.
Khi tôi viết loạt bài này rất nhiều độc giả sẽ phát hiện: biên độ mà tôi viết về sự luân hồi của sinh mệnh trong tam giới ngày càng thu hẹp lại, có lúc thậm chí chỉ viết thoáng qua vài từ lơ thơ “như cánh chuồn chạm nước”, dường như luân hồi ấy chỉ là một loại nhân tố để kết nối cuộc sống này mà thôi. Điều tôi tập trung vào viết là những sự tình trên thiên quốc và chính ngộ của tôi về phương diện nguồn gốc của những sự vật liên quan đến thế gian…
Nhìn nhận đúng đắn về luân hồi không phải là chìm đắm hay chấp trước vào đó, mà là nhìn nhận lịch sử và sinh mệnh một cách sâu sắc hơn, hồng đại hơn, từ đó chúng ta có thể đối diện với hiện tại và tương lai bằng một thái độ tích cực hơn. Luân hồi đồng thời cũng là một phần của nhân sinh mà chúng ta phải đối mặt và tiếp nhận. “Hôm nay”, đối với quá khứ mà nói chính là tương lai; đối với tương lai lại chính là lịch sử. Tất cả những gì chúng ta đã trải qua trong quá khứ cũng là một phần không thể tách rời của sinh mệnh trong dòng sông dài lịch sử, những điều này sau khi được quy chính và tẩy tịnh, cũng sẽ cùng sự tôi luyện của chúng ta trong hiện tại tiến bước vào tương lai. Đây mới chính là trạng thái và trải nghiệm hoàn chỉnh của sinh mệnh. Ở đây tôi sẽ dùng tâm thái nghiêm túc và thần thánh nhất để tả về những sự tình trên thiên quốc và các trải nghiệm đi tìm Phật Pháp của sinh mệnh. Đó không phải là để thỏa mãn tâm lý hiếu kỳ của người khác, mà tôi hy vọng có thể thức tỉnh lương tri của sinh mệnh, từ đó minh bạch chân tướng và làm được tốt hơn.
Sau đây chúng ta sẽ đi vào phần nội dung chính: Phi thiên.
Tôi nhớ có lần đọc một bài chia sẻ nói rằng từ “phi thiên” đã cùng với Phật giáo truyền nhập vào Trung Thổ, “phi thiên” trong Phật giáo có hàm nghĩa là vị Thần phụ trách âm nhạc và vũ đạo trên thiên thượng, mỗi khi thiên thượng cử hành một Phật hội long trọng thì họ sẽ bay lượn và múa trên không trung, dùng âm nhạc, vũ đạo và hoa tươi để ca ngợi các vị Thần minh. Trong quá trình sáng tạo ra các bức bích họa tại Đôn Hoàng, hình tượng của họ đã được những người thợ thủ công thành tín tận mắt chứng kiến, mô tả, điêu khắc lại, ghi lại để lưu truyền cho hậu thế. Hình dáng của họ trông vô cùng mềm mại uyển chuyển, họ có thể uốn hoặc vặn người thành các tư thế gập góc kỳ diệu vượt mức tưởng tượng của những kẻ phàm phu, cứ như là uốn mình theo gió mà xoay chuyển vậy (như trong hình 1) (Ghi chú 1). Trong bài viết này có nhắc đến hai vị tiên nữ khiêu vũ xuất hiện dưới thời trị vì của Yến Chiêu Vương thời Xuân Thu.
Hình 1: Bức tranh “Thuyết Pháp”, hang động số 394, thời Tùy
Theo tôi được biết, “phi thiên” không chỉ là vị Thần phụ trách âm nhạc và vũ đạo, bởi vì thế giới thiên quốc vốn rất phong phú và đầy màu sắc, tại đó các sinh mệnh sinh sống trong trạng thái mỹ hảo và thần thánh vô tỉ, hơn nữa trạng thái thần thánh và mỹ hảo ấy sẽ không chỉ tồn tại tại hai phương diện lớn này. Nói như vậy ắt có rất nhiều người sẽ có thể từ khái niệm mà minh bạch được. Chỉ là những chủng sinh mệnh như phi thiên này phụ trách hai phương diện lớn riêng biệt là âm nhạc và vũ đạo là được con người biết đến, hoặc có thể nói thượng thiên để con người biết được chủng Thần “phi thiên” này phụ trách hai mảng lớn, hơn nữa còn để con người cảm thụ được trạng thái mỹ hảo và thần thánh vô tỉ của thế giới thiên quốc, từ đó khiến con người tôn kính Thần và hướng đến thiên quốc, chính là gieo xuống nhân gian hạt giống tu hành và tìm kiếm Pháp.
Ngày nay khi người ta nghiên cứu về Đôn Hoàng, ngoài nghiên cứu về lịch sử và khảo cổ học ra thì còn một “điểm nóng” khác chính là âm nhạc và múa Đôn Hoàng. Hơn nữa bức tranh thứ hai đã trở thành cảnh tượng được nhắc đến rất thường xuyên trong nhiều nghiên cứu về nhạc vũ Đôn Hoàng.
Hình 2: Tranh “Nhạc vũ”, hang động số 85, cuối thời Đường
Chủng sinh mệnh “phi thiên” được sinh ra để làm phong phú thêm cuộc sống của các sinh mệnh nơi Phật quốc; họ tồn tại vì để triển hiện sự thù thắng của Phật Đà. Bởi vì mỗi thiên quốc do một vị Phật Đà nào đó chủ trì đều phi thường mỹ hảo và thần thánh, vậy thì sự mỹ hảo đó được triển hiện cụ thể như thế nào, các sinh mệnh của tầng thứ đó cùng chúc tụng uy đức của Phật Đà ra sao, thì ở một tầng nào đó là đều do Pháp ban cấp cho một chủng sinh mệnh nhất định thực hiện nhiệm vụ triển hiện (đương nhiên Pháp của tầng nào đó chỉ là một bộ phận của Đại Pháp của vũ trụ). Mà chủng sinh mệnh này, ở con người nơi đây, thì được gọi là “phi thiên”.
Bởi vì “phi thiên” có sứ mệnh và trách nhiệm như vậy nên họ đương nhiên cũng sẽ có trí huệ và năng lực tương ứng. Về âm nhạc và vũ đạo chúng ta sẽ tách ra chia sẻ riêng từng phần. Đầu tiên hãy nói về âm nhạc.
Hình 3: Kỹ nhạc phi thiên với đàn tỳ bà, hang số 44, thời thịnh Đường
Hình 4: Kỹ nhạc phi thiên thổi tiêu, hang số 44, thời thịnh Đường
Hình 5: Phản đạn tỳ bà – một phần hình ảnh của bức tranh Quan vô lượng thọ kinh biến, hang số 112, cuối thời Đường (Phản đạn tỳ bà là một kỹ thuật biểu diễn đàn tỳ bà cầm ngược)
Hình 6: Kỹ nhạc phi thiên, hang số 4 của hang Du Lâm, thời Tây Hạ
Từ hình 3 đến hình 6 là những biến đổi và biểu hiện của hình tượng phi thiên qua các thời đại khác nhau. Phi thiên, chủng sinh mệnh này được sinh ra là để làm phong phú thế giới thiên quốc và giúp triển hiện uy đức của Phật Đà cũng như sự mỹ hảo của thiên quốc ở một cảnh giới nào đó, vậy thì trang sức đội đầu, y phục, thể trạng và trạng thái sinh mệnh của họ đều cần phù hợp với sứ mệnh ấy. Về nhạc cụ cũng như vậy. Chúng ta biết rằng nơi nhân gian, ở phương Đông có rất nhiều loại nhạc cụ như đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn hạc, mõ, cồng chiêng, trống v.v.. kỳ thực trên thiên thượng nhạc cụ còn có nhiều loại hơn. Thực ra bản thân các nhạc cụ trên thiên thượng cũng là pháp khí của Thần, chẳng qua công dụng chủ yếu của loại pháp khí này không phải là để trừ ác, hàng ma, mà là để triển hiện vẻ mỹ hảo và thần thánh của cảnh giới ấy. Đương nhiên những pháp khí này cũng có thể giúp trừ ác, hàng ma. Chỉ là công dụng chính không nằm ở đó.
Ví như trong một lần diễn tấu có 12 phi thiên xuất hiện, những phi thiên này mỗi vị cầm một loại nhạc cụ riêng, trong quá trình diễn tấu các phi thiên có thể tùy ý tổ hợp với nhau. Trong ấn tượng của người bình thường thì 12 người có thể tính là một đội nhạc, vậy thì cảnh tượng diễn tấu chúng ta có thể tưởng tượng ra được. Nhưng trên thiên thượng ngoài phương thức mà chúng ta có thể tưởng tượng ra được còn có nhiều phương thức kết hợp thù thắng khác. Bởi vì Thần thì có thể biến hoá.
Những phi thiên này có thể bước ra xếp thành đội hình diễn tấu, cũng có thể là hai vị hoặc nhiều vị tổ hợp lại diễn tấu cùng nhau, mà kiểu “tổ hợp” này khác với sự tổ hợp của nhân gian. Kiểu “tổ hợp” này là sự kết hợp của hai hoặc nhiều sinh mệnh và nhạc cụ, nhưng lại có thể tấu ra âm luật của hai hoặc nhiều loại nhạc cụ khác nhau.
Đối với nhạc cụ, vì bản thân nhạc cụ cũng là pháp khí, lại có vô số biến hóa nên đương nhiên sẽ có phân thể. Ví dụ, một chiếc đàn có thể biến hoá thành nhiều loại nhạc cụ khác và các nhạc cụ này có thể diễn tấu cùng nhau.
Bởi vì mọi thứ trên thiên thượng đều có thể biến hoá nên quá trình diễn tấu cũng là cơ hội để triển hiện sự mỹ hảo và thần thánh của sinh mệnh.
12 phi thiên này đôi khi chơi cùng một loại nhạc cụ, có lúc họ chơi trên trăm loại nhạc cụ, có lúc vài vị phi thiên hợp nhất thành một thể, và đôi khi họ biến hoá trở thành thể vi quan hơn khiến người xem cảm giác như các nhạc cụ đang tự diễn tấu vậy.
Trong quá trình diễn tấu mỗi nốt nhạc dường như đều thấm đẫm năng lượng của sự từ bi vô hạn, khiến người nghe càng có thêm lĩnh ngộ được uy đức và sự thần thánh của Phật Đà. Ở nhân gian chúng ta biết rằng âm thanh được tạo ra bởi sự rung động, nhưng chúng ta chưa bao giờ nghĩ rằng liệu “sự dao động” của âm thanh có phải là một sự phản ánh khác của “vật chất” hay không? Nói thẳng ra bản thân âm thanh có phải là một loại vật chất hay lại là một loại triển hiện khác của một chủng sinh mệnh? Trên thiên thượng bản thân những âm điệu rất tự nhiên cũng là triển hiện của sinh mệnh. Mà chủng sinh mệnh này triển hiện một cách tự nhiên Pháp tại tầng thứ ấy, được ban cấp hết thảy đặc điểm của sinh mệnh.
Sau đó lúc 12 phi thiên này cùng diễn tấu ra một khúc nhạc hùng tráng, chỉ thấy:
Nhẹ nhàng vang vọng khúc thanh âm
Nhạc điệu du dương thẳm thiên không
Lầu Quỳnh diệu cảnh tao nhã múa
Đức âm tỏa khắp ánh quang thần
Khi các phi thiên diễn tấu kỳ thực cũng là lúc họ triển hiện trạng thái sinh mệnh của mình một cách tự tại, như ý. Giai điệu âm nhạc lúc này có năng lượng cự đại, có thể trong khoảnh khắc giúp điều chỉnh lại tư tưởng không đúng đắn của đối phương. Đồng thời cũng là để con người cảm nhận được sức mạnh của họ.
Sau đây chúng ta sẽ nói về vũ đạo.
Hình 7: Tranh phi thiên, hang 173, thời thịnh Đường
Hình 8: Tranh phi thiên, hang 245, thời Tây Hạ và thời nhà Nguyên
Hình 9: Tranh phi thiên, hang số 4 của hang Du Lâm, thời Tây Hạ
Các bức tranh từ 7 đến 9 triển hiện sự khác biệt trong hình tượng và tư thế múa của phi thiên được vẽ qua các thời đại. Chúng ta biết rằng vũ đạo là sử dụng tinh thần và ngôn ngữ của cơ thể phối hợp với âm nhạc để diễn xuất ra, diễn dịch ra một phân cảnh hoặc câu chuyện (phân đoạn của câu chuyện). Với các phi thiên thì thân thể họ mềm mại linh hoạt đến mức không gì có thể sánh được. Hơn nữa, bản thân họ cũng là Thần, có thể tùy ý biến hoá ra các hình tượng. Khi họ bắt đầu cử động múa thì dường như từng động tác giơ tay nhấc chân đều mang đầy năng lượng hồng đại, hoà với dải lụa tay áo tung bay khiến họ trông vô cùng xinh đẹp, thanh thoát.
Vũ đạo trên thiên giới được chia thành khá nhiều phương diện như tự sự, ngôn cảnh v.v… Đương nhiên đây chỉ là một loại hình dung. Vũ đạo loại tự sự, ví như để triển hiện một giai đoạn lịch sử quá khứ của một vị Thần, biểu hiện của sự từ bi và uy nghiêm của sinh mệnh, đối đãi với chúng sinh cụ thể như thế nào… nhất nhất đều triển hiện ra hết. Về ngôn cảnh, chẳng hạn có một vị Phật Đà nào đó đang giảng Pháp ở đấy, sau khi giảng xong, để biểu đạt lòng cảm ân và sự sùng kính đối với Phật Đà, các phi thiên sẽ diễn tấu một màn, khiến chúng sinh trong cảnh giới ấy đều cảm thấy trân quý cơ duyên được nghe Pháp.
Trong quá trình diễn múa các phi thiên có thể hợp lại thành một thể hoặc múa riêng rẽ, nói chung sự triển hiện của vũ đạo khi hình thành chỉnh thể hoặc múa đơn độc đều là hết sức đẹp, hết sức hoàn mỹ.
Chúng ta hãy lấy một ví dụ cụ thể: năm vị phi thiên cùng nhau diễn xuất một màn thể hiện đoạn trải nghiệm trong quá khứ của một vị Thần, đoạn trải nghiệm này có thể được tả khái quát như sau:
Tâm mang chúng sinh hiển từ bi
Kiếp nạn trùng trùng chẳng chuyển di
Đất trời tán thán thần uy đức
Sứ mệnh bền lâu thệ kiên trì
Như vậy điệu múa của năm vị phi thiên kết hợp với âm nhạc đã giúp diễn giải hoàn mỹ đoạn trải nghiệm này của Thần, ấy thực sự là:
Tiên nữ thướt tha múa trên trời
Non cao phất lụa nhẹ nhàng chơi
Thần uy triển hiện tiên nga múa
Vung tay xoay cước chân tướng phơi
Kỳ thực trong quá trình khi các phi thiên diễn dịch lại lịch sử thì nội hàm của trường cảnh và bản thân màn diễn tấu cũng theo đó mà triển hiện ra. Đây là trạng thái mà con người nơi đây không thể có được.
Chúng tôi cố ý viết tách biệt hai phương diện âm nhạc và vũ đạo để độc giả có thể cảm thụ một cách chân thực hơn về trạng thái của các phi thiên ở hai phương diện này. Kỳ thực nói nghiêm khắc một chút trạng thái vừa múa vừa diễn tấu là thường thấy, trong quá trình diễn tấu thì âm nhạc và vũ đạo là hai bộ phận không thể tách rời nhau. Rất nhiều phi thiên đều là vừa diễn tấu nhạc cụ vừa khiêu vũ. “Phản đạn tỳ bà” (như hình 5) là một ví dụ rất có tính hình dung.
Đối với các họa sĩ Đôn Hoàng, họ chỉ có thể sử dụng y phục, các dải lụa cũng như các tư thế để biểu đạt trạng thái sinh mệnh rằng tuy trên bề mặt các phi thiên đang cầm một nhạc cụ diễn tấu nhưng kỳ thực cũng là đang đồng thời khiêu vũ. Giống như cách đoàn nghệ thuật Shen Yun nổi tiếng thế giới thông qua diễn xuất của mình mà diễn dịch ra nội hàm.
Về tình huống của các phi thiên chúng ta chỉ nói sơ lược bấy nhiêu, tiếp theo chúng ta sẽ kể về câu chuyện của hai vị tiên tử phi thiên hạ thế tìm Pháp.
(Còn tiếp)
ChanhKien.org