Tác giả: Thạch Phương Hành
[ChanhKien.org]
Tôi nghe nói rằng huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam trước đây từng là một trong những kinh đô của nhà Hạ, vào thời nhà Thương ở đây có một nhà ngục từng giam Chu Văn Vương (ngục Dữu Lý), Văn Vương đã suy diễn ra Chu Dịch trong thời gian bị giam cầm. Tương truyền ở Thang Âm còn có đền thờ và mộ của Biển Thước, sau khi Biển Thước bị một quan thái y khác sai người phục kích giết chết, nhân dân đã dựng mộ, lập đền thờ ông ở nơi này. Người ta còn nói rằng trên khắp Trung Quốc có đến mấy ngôi mộ của Biển Thước.
Năm 2011, tôi cùng vài người bạn đến Thang Âm để thăm miếu Nhạc Phi (miếu được xây chủ yếu theo kiến trúc thời Minh) và quê hương của Nhạc Phi. Khi nhìn thấy cây bách trong sân miếu tôi đã rất xúc động; ở quê nhà của Nhạc Phi, khi nằm trên hành lang tôi không thể ngừng khóc. Tôi nhớ trước ngôi miếu Nhạc Phi ở Hàng Châu có mấy pho tượng quỳ đúc bằng gang, du khách đến đây thường dùng tay hoặc đồ vật đập vào đầu hoặc nhổ nước bọt lên tượng Tần Cối và tượng những kẻ gian ác khác. Thường sẽ có nhân viên ở đó đến ngăn cản du khách nhưng họ đều nói một cách hùng hồn rằng: “Phải đánh chúng, phải bắt chúng ở nơi bẩn thỉu”. Chúng ta có thể hiểu được cảm giác của các du khách. Vấn đề là nếu đập phá tượng, phải chăng sẽ làm gia tăng chi phí bảo vệ ở khu miếu? Thực ra tôi có một kiến nghị, rằng hãy đem tượng những người này trưng bày trong tủ kính, để họ vẫn phải quỳ nhưng sẽ không bị đập phá, không bị làm bẩn. Rồi tìm một tảng đá dài và một cái xô nước bẩn để bên cạnh chỗ trưng bày để du khách trút giận, tượng không bị hư hại do đập phá mà du khách vẫn có thể đánh đập, xả cơn tức giận của mình.
(Hình 1: Miếu Nhạc Phi ở Thang Âm, Hà Nam; nguồn ảnh: Internet)
(Hình 2: Tượng Nhạc Phi trong đền Nhạc Phi ở Hàng Châu; nguồn ảnh: Internet)
(Hình 3: Nhạc mẫu khắc chữ; nguồn ảnh: Internet)
Kỳ thực điều này nói lên rằng tự trong lòng mỗi người chúng ta đều có một tiêu chuẩn phân biệt thiện ác thị phi, khi đối diện với kẻ đại gian đại ác thì đều nghiến răng căm ghét. Nhiều lần tôi tự hỏi, nếu thời gian quay ngược lại thời Nam Tống thì sau khi Nhạc Phi bị hại sẽ có bao nhiêu người đứng lên ủng hộ chính nghĩa mà không sợ gian đảng Tần Cối uy hiếp? Khẳng định là có, nhưng số lượng sẽ không nhiều (Chẳng hạn như một ngục tốt vô danh đã liều chết đem thi thể Nhạc Phi đi an táng, một vị tiểu tướng vì căm hận mà hành thích Tần Cối, dù hành thích thất bại bị xử tội lăng trì nhưng tiếng anh hùng của người ấy còn lưu mãi ngàn đời. Ngoài đó ra tôi còn nhớ có một nhóm học sinh trường Quốc Tử Giám nghe tin Nhạc Phi bị hại chết đã đi thẳng tới chỗ Tần Cối nói lý lẽ). Rất nhiều người sợ hãi, sợ bản thân bị liên lụy nên chọn cách bo bo giữ mình, những người ấy thuộc kiểu người dám căm giận mà không dám lên tiếng.
Vậy thì hôm nay chúng ta hãy nói về khái niệm chữ “trung” trước. Khi khí số của một nước đã tận, chúng ta không thể đánh giá về chữ “trung” qua hành động liều chết bảo vệ hoàng đế hay đầu hàng một minh chủ khác. Ví như Ân Trụ vương, nếu bảo vệ một tên bạo chúa như ông ta thì bách tính trong thiên hạ sẽ không có được cuộc sống yên ổn, điều đó cũng tương đương với việc làm trái lòng dân và thiên ý. Nếu như khí số của một nước tuy đã tận nhưng hoàng đế lại không gây ra tội gì lớn với bách tính, thì theo góc độ văn hóa truyền thống Trung Hoa, một người hết lòng trung thành với vua sẽ là anh hùng. Tuy nhiên kiểu anh hùng này lại là một bi kịch, ví như Văn Thiên Tường, Sử Khả Pháp. Tuy là làm trái thiên ý nhưng phải tận đạo làm người, nếu không như thế thì không thể hiện được chữ “trung”. Cả hai nhân vật Gia Cát Lượng và Khương Duy thời Tam quốc đều hành xử như thế. Chứ không như bây giờ, nhiều người biết rõ Trung Cộng là một thể chế tà ác hại người mà vẫn duy hộ nó, đó không chỉ là làm trái thiên ý mà còn đi ngược lòng dân; chỉ có thoát ly khỏi thể chế này mới có thể không phụ ý trời và lòng người.
Chúng ta lại nói về chữ “nghĩa”, chữ “nghĩa” này được thể hiện rõ qua câu chuyện kết nghĩa đào viên thời Tam quốc, nếu nâng lên tầm quốc gia thì khi Lưu Bị một lòng muốn khôi phục nhà Hán, Quan Vũ và Trương Phi tự nhiên cũng tận tâm phò tá, vì mục tiêu trên mà họ sẵn lòng dốc sức mình dẫu máu chảy đầu rơi. Qua quá trình này, ba người Lưu, Quan, Trương đã giải thích và diễn dịch được nội hàm của chữ “nghĩa” (đương nhiên công lao của những người khác cũng không phải nhỏ). Thế thì trong cuộc sống thường có một số người rất tốt, họ sẵn lòng giúp đỡ nhau lúc khó khăn, cùng nhau giữ vững tinh thần “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”, với người đương thời mà nói điều này rất đáng được ca ngợi. Chúng ta cần biết rằng Trung Quốc thời xưa con người có chuẩn mực đạo đức rất cao, người “quân tử” chiếm đại đa số, những người này sẽ cùng nhau thúc đẩy đạo đức của một khu vực theo hướng tích cực. Người ta nhìn thấy bậc nhân nghĩa thì trong tâm thảy đều nảy sinh lòng kính phục. Mà loại “nghĩa” này không phải là kéo bè kéo cánh, chiếm núi làm vua.
Vậy thì bài viết này sẽ nói về câu chuyện ở thời Nam Tống, 15 năm sau khi Nhạc Phi bị hại chết tại đình Phong Ba, ở huyện Thang Âm có xuất hiện một cô gái tên là Hiếu Nga (13 tuổi), cô gái này tính cách bẩm sinh đã vô cùng hiệp nghĩa, từ khi còn rất nhỏ đã biết giúp đỡ người khác. Năm 16 tuổi cô bắt đầu theo một nữ đạo nhân tập luyện võ công, vị nữ đạo nhân này võ nghệ vô cùng lợi hại, mà bà cũng rất ngưỡng mộ danh tiếng anh hùng của Nhạc Phi. Về sau bà tìm được một số bạn cũ của Nhạc Phi lúc còn sống, nhờ sự chỉ bảo của những người bạn này bà đã học được một số thương pháp của Nhạc gia, tuy chưa lĩnh hội được tinh hoa trong môn nhưng cũng có thể nhìn ra võ nghệ của bà có gốc gác từ Nhạc gia. Đương nhiên về sau vị nữ đạo nhân đã đem những gì học được truyền lại cho Hiếu Nga.
Từ nhỏ Hiếu Nga đã được nghe dân làng kể về chuyện Nhạc Phi bị hại, mỗi khi nghe đến đó trong lòng cô luôn thấy vô cùng bi phẫn, thậm chí có lúc còn giận đến run người. Sau khi theo nữ đạo nhân học võ công, nhờ sư phụ khuyên giải mà cô đã đỡ hơn phần nào, nhưng vì do uất ức trong thời gian lâu mà mỗi khi ai nhắc đến chuyện của Nhạc Phi thì cô lại bị chấn động mạnh. Sau này nhờ cơ duyên xảo hợp, năm Hiếu Nga 25 tuổi sư phụ của cô đã gặp được lão nhân Chu Đồng.
Chu Đồng vốn là người võ nghệ cao cường, là một võ thuật gia nổi tiếng thời Bắc Tống. Thời nhỏ ông tập võ, về sau lại bái võ sư Đàm Chính Phương của phái Thiếu Lâm làm thầy, là sư phụ của các nhân vật trong Thuỷ Hử như ngọc kỳ lân Lư Tuấn Nghĩa, báo tử đầu Lâm Xung và cả Võ Tòng (tương truyền rằng ông còn là sư phụ của Lỗ Trí Thâm và Sử Văn Cung, ở đây chúng ta không cần phải kiểm chứng điều này là thật hay giả), đương nhiên ông chính là sư phụ của Nhạc Phi. Ông qua đời sau khi Nhạc Phi đính hôn, thọ 79 tuổi. Sự ra đi của ông kỳ thực chỉ là trạng thái giả chết. Nghĩa là khi hoàn thành trần duyên với Nhạc Phi rồi thì nên rời đi thật xa; sự việc Gia Cát Lượng bị bệnh chết ở gò Ngũ Trượng cũng là tình huống này. Thời cổ đại hiện tượng này rất nhiều, không có gì kỳ lạ.
Bởi nữ đạo nhân biết uy danh của Chu Đồng nên đã thỉnh nhờ ông giúp giải khai nút thắt trong lòng Hiếu Nga. Chu Đồng vừa nhìn thấy Hiếu Nga đã vội rơi nước mắt. Cả nữ đạo nhân lẫn Hiếu Nga đều không rõ nguyên do vì sao, Chu Đồng cũng không trực tiếp trả lời họ mà chỉ nói: “Khi Hiếu Nga nghe đến chuyện Nhạc nguyên soái bị hại, trong lòng thấy vô cùng bi phẫn là do ở duyên tiền kiếp. Mấy đồ đệ của ta (Lư Tuấn Nghĩa, Lâm Xung, Võ Tòng) đều từng nếm trải tình cảnh bị hại, bị oan uổng, kỳ thực nếu khi gặp phải khuất nhục và ma nạn mà vẫn có thể giữ được bản tính trung thành, lương thiện thì đó mới là điều đáng quý nhất của sinh mệnh. Hơn nữa những oan khuất này ngoại trừ do nghiệp chướng và ác duyên của bản thân kết từ trước thì còn có một số sinh mệnh bất hảo tham dự vào. Mà hết thảy những thứ này rốt cuộc là vì điều gì? Nhớ lại năm xưa sau khi Nhạc nguyên soái bị hại ở đình Phong Ba, các vị có còn nhớ tám chữ ‘thiên nhật chiêu chiêu, thiên nhật chiêu chiêu’ mà Nhạc nguyên soái lưu lại không? Thật ra Nhạc nguyên soái đã dùng cả đời mình để thành tựu nên bốn chữ ‘trung – hiếu – tiết – nghĩa’, nhằm đặt định ra quy phạm và lý niệm làm người cơ bản cho con dân của đất nước Trung Hoa rộng lớn vĩ đại. Nhạc nguyên soái đã dùng phương thức chịu khuất nhục để diễn dịch ra nội hàm của ‘trung – hiếu – tiết – nghĩa’, chính là để thức tỉnh những ai đang đặt kim tiền, quyền lực và dục vọng lên hàng đầu. Đợi đến ngày ‘đất trời sáng tỏ’ tất cả món nợ cũ và nợ mới sẽ được gộp lại tính sổ. Do đó di ngôn của Nhạc nguyên soái mới là ‘thiên nhật chiêu chiêu’ (thiên lý sáng tỏ)”.
Hiếu Nga nghe xong suy nghĩ một lúc rồi nói: “Nhìn triều đình bây giờ từ trên xuống dưới đều chìm đắm trong cảnh xa hoa, vậy đến khi nào thời khắc ‘thiên lý sáng tỏ’ mới xuất hiện?”
Thấy Hiếu Nga không hiểu, lão nhân Chu Đồng bèn nói thẳng: “Các vị có biết vào cuối triều Thương, Chu Văn Vương khi bị giam cầm trong nhà lao ở huyện Thang Âm chúng ta (phần đầu bài đã đề cập qua việc này) đã diễn dịch ra Chu Dịch. Trụ Vương vì muốn thăm dò xem ông ấy có đạo thuật hay không mà đã bắt ông ăn thức ăn chế từ thịt con trai mình; vào cuối thời Tần đầu thời Hán Hàn Tín chịu nhục chui háng, sau đã giúp Lưu Bang giành được giang sơn, cuối cùng lại bị Lã hậu hại chết ở cung Vị Ương; vào tiên triều (Bắc Tống) khi Dương gia tướng chinh chiến biên cương đã có biết bao nhiêu người chết ở sa trường; đời nay Nhạc nguyên soái dẫn dắt quân binh Nhạc gia liều chết chống lại quân Kim, rốt cuộc lại phải chết ở đình Phong Ba. Nếu như những nhân vật này đều là do cùng một người diễn dịch ra, vậy cuối cùng thời khắc ‘thiên nhật chiêu chiêu’ ấy sẽ là khi nào? Các vị hãy nghĩ thử xem”.
Nữ đạo nhân nói: “Nếu trước đây đã cần một sinh mệnh diễn dịch những vai diễn lỗi lạc mà bi tráng ấy, thì về sau sinh mệnh này có thể cũng sẽ diễn dịch loại vai diễn như vậy, thế thì rốt cuộc thời khắc ‘thiên nhật chiêu chiêu’ chỉ có thể xuất hiện khi có một Đạo Pháp nào đó, hay Pháp lý nào đó giúp quy chính nhân gian. Nếu không, nếu chỉ dựa vào một vị hoàng đế nào đó sửa lại án oan sai thì hoàn toàn không thể sửa chữa được kết cục lỗi lạc mà bi tráng đến thế cho sinh mệnh này. Hơn nữa nếu nói như vậy thì sinh mệnh này khẳng định không phải là một sinh mệnh bình thường, thậm chí là một sinh mệnh có cảnh giới mà chúng ta hoàn toàn không đủ nhận thức tới được, nếu không cũng không cần dùng những trải nghiệm của vị ấy để diễn dịch ra bao nhiêu vai diễn vinh quang mà bi thảm ấy”.
Chu Đồng nói: “Cô nói đúng lắm, các vị hãy nhìn xem ai đang đến kìa?” Nói xong thầy trò Hiếu Nga bỗng nhìn thấy hai người Nhạc nguyên soái và Nhạc Vân đến, Hiếu Nga rất đỗi vui mừng, nỗi bi phẫn bao nhiêu năm của cô giờ hoá thành nước mắt tuôn ra hết cả…
Nhạc Vân tiến lên định ngăn Hiếu Nga lại thì bị Nhạc Phi ra hiệu đừng ngăn cản, đợi đến khi Hiếu Nga khóc đến mệt rồi Nhạc Phi mới nghiêm túc nói với Hiếu Nga rằng: “Nỗi lòng đầy bi phẫn của cô là do tiền duyên giữa cô và ta mà thành, sau này cô đừng như thế nữa, bất kể việc gì cũng phải nghĩ thoáng. Các vị có biết ban đầu khi ta bị Tống Cao Tông và Tần Cối hạ liên tiếp 12 đạo kim bài triệu hồi về kinh, ta đến chùa Thiên Giang ở núi Kim Sơn trấn Trấn Giang bái kiến một vị sư phụ bên Phật gia khác của ta là thiền sư Đạo Duyệt; vị thiền sư này vốn đã khai ngộ nên thấu tỏ rất nhiều điều. Ông ấy không muốn ta trở về, mong ta xuất gia ở đấy. Nhưng vì sao ta phải về? Bề ngoài thì dường như ta thấy may mắn, cảm thấy Cao Tông và Tần Cối không thể làm gì được ta, kỳ thực là ta đang biểu thị cho người khác xem. Ta muốn nói với các vị rằng: Ta dùng cả một đời để diễn dịch vai ‘trung hiếu tiết nghĩa’, mục đích là để đặt định văn hoá cho giai đoạn lịch sử sau này. Vì từ triều đại kế tiếp sẽ dần có nhiều cơ hội giao lưu văn hóa với phương Tây hơn, trong vài trăm năm nữa sự phát triển từng bước của nền văn minh phương Tây sẽ là mối đe dọa đối với phương Đông. Đến khi ấy ta muốn để các cô gái Trung Nguyên chúng ta đều hiểu rõ rằng trong các triều đại quá khứ đã từng xuất hiện những trung thần lương tướng, để họ tận tâm dốc sức bảo vệ huyết mạch văn hoá của mình. Cả việc tương lai tại miền Trung Hoa đại địa sẽ xảy ra cảnh bách tính lầm than, khi một tên đại thổ phỉ mang những thứ của hắn đến Trung Hoa đại địa và còn bắt đầu tàn sát đất nước Trung Hoa, ta sẽ để nhân tố tôn kính lòng trung hiếu tiết nghĩa mà con người trải qua thời gian luân hồi lâu dài đặt định ra khởi tác dụng, để hoán tỉnh con người thời ấy. Từ đó sẽ bắt đầu tiến trình ‘thiên nhật chiêu chiêu’ của ta”.
Hiếu Nga lắng nghe mà nửa hiểu nửa không, cô đang định hỏi thì Nhạc Phi bảo: “Hôm nay chúng ta nói đến đây thôi”. Bảo xong Nhạc Phi lại đem những tinh tuý và yếu lĩnh của thương pháp Nhạc gia giảng giải cho Hiếu Nga một lượt và còn tự mình làm mẫu. Cuối cùng ông nói: “Đến khi cô tập luyện bộ thương pháp này và những công phu khác đến trình độ siêu phàm thì ta sẽ lại nói cho cô nghe rất nhiều sự việc”. Nói xong Nhạc Phi liền đưa Nhạc Vân rời đi.
Nữ đạo nhân an ủi Hiếu Nga: “Lần này con cũng đã gặp được Nhạc nguyên soái rồi, trong lòng đừng vì chuyện Nhạc nguyên soái và Nhạc Vân bị hại năm xưa mà buồn bã u uất nữa. Thật ra khi đó là Nhạc nguyên soái và Nhạc Vân cũng chỉ ở trong trạng thái ‘giả chết’ mà thôi, họ dùng phương thức ấy để kết thúc duyên trần trong đời ấy, lưu lại cho nhân loại một đoạn văn hoá. Về sau con nhất định phải tập luyện võ nghệ cho thật tốt đấy”. Lão nhân Chu Đồng cũng bảo với Hiếu Nga như vậy. (Chú thích: Kiểu trạng thái tử vong này có sự khác biệt so với những người tu luyện bình thường dùng vật gì đó biến thành hình dạng thi thể của mình rồi vài giờ sau đồ vật trở về hình dáng cũ. Kỳ thực lúc đó nhục thân của cha con Nhạc Phi đã chết thật sự. Nguyên thần của họ được giải thoát xuất ra. Tuy nguyên thần đã xuất ra rồi nhưng vì còn có người hữu duyên cần điểm hoá nên họ phải dùng hình dạng con người hiển hiện trước mặt những người hữu duyên. Nghĩa là trạng thái “giả chết” được nói đến ở đây chính là nhục thân tuy đã tử vong nhưng tiến trình sinh mệnh vẫn chưa kết thúc hoàn toàn, đến lúc cần thiết họ vẫn có thể hiển hiện ra ở nhân gian. Ở đây là nói về ý này).
Về sau Hiếu Nga từ biệt nữ đạo nhân và lão nhân Chu Đồng, một mình đi vào rừng rậm trong núi Thái Hành Sơn luyện tập võ nghệ. Để không quên lời căn dặn của Nhạc nguyên soái, Hiếu Nga đã tìm một phiến đá rồi khắc chân dung của Nhạc nguyên soái lên đó. Sau đó tại đây cô gặp được mấy vị ngoại thế cao nhân có võ nghệ siêu quần, có người trong số họ còn rất giỏi về nội tu.
Lúc mới đầu, Hiếu Nga định sẽ học tập và rèn luyện những kỹ năng của mình cho thật tốt để diệt trừ bọn gian nịnh, trở thành một nữ anh hùng đầy khí phách giống như nữ tướng Lương Hồng Ngọc để báo đền ơn nước, về sau cô lại phát hiện ra rằng vào thời Nam Tống những người có năng lực ngược lại lại thành đối tượng bị hại; đồng thời tùy theo việc tập võ và tu luyện nội công thì cách nhìn của cô đối với hết thảy mọi thứ của con người thế gian cũng dần trở nên sâu sắc hơn, với hết thảy nguyên nhân và biểu hiện nơi thế gian cũng thấu đáo hơn, tâm tình cũng trở nên ngày càng khoáng đạt. Đến khi cô tập luyện cả thương pháp Nhạc gia và các môn võ nghệ khác lẫn công pháp nội tu đến mức siêu phàm, thì lại nảy sinh một vấn đề mới: tuy cô thấy những công phu của mình đã đạt đến trình độ xuất thần nhập hóa nhưng về phương diện tu hành thì vẫn có sự sai kém rất lớn, vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm của sự thăng hoa về cảnh giới sinh mệnh. Nhưng không có sư phụ, chỉ dựa vào ngộ tính của bản thân cô thấy dường như mình chưa đạt đến yêu cầu của cảnh giới cao hơn. Chính vào thời gian này, có một hôm Hiếu Nga thấy chân dung Nhạc Phi mà cô từng khắc trên đá đang cử động. Cô bèn ngồi xuống đả tọa song bàn, tĩnh tâm lại với tâm thái tôn kính nhất.
Kết quả là khi ở trong định cô đã nhìn thấy Nhạc nguyên soái, về hình tượng thì vẫn là hình tượng của Nhạc Phi nhưng ăn mặc phục sức thì hơi khác, trông ngài giống như một vị Thần đến từ cảnh giới cực cao. Khi ấy cô chỉ nghe Nhạc nguyên soái nói rằng: “Thực ra duyên phận giữa ta và cô về căn bản nhất chính là ở trên thiên thượng, vì để giải cứu chúng sinh trong một tầng thiên thể ấy mà cô nguyện cùng ta hạ thế. Ở nhân gian chúng ta đã cùng diễn rất nhiều vai, những nhân vật bi tráng mà sư phụ Chu Đồng của ta nhắc đến lúc trước đều là do ta đóng vai cả. Việc diễn dịch những nhân vật ấy kỳ thực là để không ngừng đặt định và làm phong phú thêm nền văn hoá ở nhân gian, cuối cùng đều là vì một mục đích: mở đường cho Đại Pháp mà đến lúc ta sẽ truyền ra khiến con người thực sự được cứu độ. Nếu đến thời truyền Pháp mà con người không hiểu thế nào là trung-gian, thiện-ác, thì họ sẽ gặp vấn đề đối với việc lý giải và thực hành Pháp. Vậy nên trong lịch sử cần có những vai diễn lúc thì bi tráng lúc thì bình hoà. Đến thời Đại Pháp hồng truyền hết thảy những bất chính đều sẽ được quy chính, cũng là lúc nợ cũ nợ mới gộp hết lại tính sổ. Sẽ không ai trốn thoát khỏi cả”.
Hiếu Nga có vẻ như chưa hiểu rõ lắm, liền hỏi: “Vậy đến khi nào ngài sẽ bắt đầu hồng truyền Đại Pháp giúp sinh mệnh thực sự được cứu độ?” Nhạc nguyên soái đáp: “Chẳng phải lần trước ta đã nói rồi sao, đến khi học thuyết của một tên đại thổ phỉ làm tàn phá Trung Hoa, nhân dân xuất hiện tư tưởng trống rỗng sau trận sinh linh đồ thán ở nơi đây, chính là không lâu sau khi những câu chuyện về chữ “trung” trong Tam quốc diễn nghĩa, Dương gia tướng và Nhạc Phi lại được mọi người nói đến”. Hiếu Nga hỏi: “Sau đó ngài sẽ lại đến Thang Âm phải không?” Nhạc nguyên soái cười, nói với cô: “Ta sẽ đến, chỉ là đến lúc đó cô sẽ không ở đây”.
Hiếu Nga nghe xong có chút không bằng lòng, tính trẻ con lại nổi lên: “Vậy thì con sẽ phải tận mắt nhìn thấy nguyên soái mới được!” Nhạc nguyên soái cười lớn: “Đến lúc ấy cô sẽ ở trong ‘cái hộp lớn’ mà nhìn thấy ta, nhưng dù bất kể thế nào cô phải ghi nhớ những lời này: hãy giúp cha cô dẫn dắt những người đồng đạo ở vùng ấy cho thật tốt, bởi vì họ đều từng là người thân của cha cô! Nhất thiết không được bỏ rơi họ! Tính cách và nhân duyên của chính bản thân sẽ khiến cô gặp gỡ được với rất nhiều sinh mệnh, cô cũng phải dẫn dắt họ cho tốt, mang đến cho họ hy vọng được tái sinh”. Khuôn mặt Hiếu Nga lúc này đã đẫm lệ, đến khi cô lau khô được nước mắt thì Nhạc nguyên soái đã rời đi rồi.
Vào kiếp ấy Hiếu Nga đã ở trong núi Thái Hành Sơn tu luyện cho đến hết phần đời còn lại. Về sau lịch sử đã phát triển đúng như lời Nhạc nguyên soái nói: vào triều Nguyên những cuộc viễn chinh sang phương Tây của đội quân Mông Cổ đã giúp phương Tây có thể liễu giải được phương Đông, sự giao lưu văn hoá giữa Đông và Tây phương ngày càng cường thịnh. Cuốn sách Marco Polo du ký chính là một sản vật của thời kỳ này; vào triều Minh có trào lưu “Tây học tràn vào phương Đông”, đến thời nhà Thanh hoàng đế Khang Hy đã học tập văn hoá phương Tây, lấy chỗ hơn của văn hoá phương Tây bổ sung cho chỗ kém của văn hoá Trung Hoa. Sau này Trung Quốc đã có mấy trận đánh với quốc gia đến từ châu Âu là Nga, cuối cùng hiệp ước Nerchinsk được ký kết. Đến thời kỳ vua Càn Long, đế quốc Anh đã phái sứ thần sang Trung Hoa xin được thông thương nhưng bị hoàng đế cự tuyệt. Trong những ngày sau đó dân tộc Trung Hoa đã phải trải qua hơn 170 năm khổ nạn, trong đó gồm cả thời gian hơn 70 năm Trung Cộng thành lập chính quyền.
Đời này chủ nghĩa Mác – Lênin tà ác đến từ Tây phương đã tàn sát miền đất Trung Hoa đại địa, khiến con dân Trung Hoa phải chịu cảnh sinh linh đồ thán, văn hoá truyền thống bị phá huỷ, suy bại; đến khi nền văn hóa Thần truyền được khôi phục, khi con người nghe được những câu chuyện về Tam quốc diễn nghĩa, Dương gia tướng, Nhạc Phi… từ trong các tuồng diễn dân gian hay trong các tiểu thuyết, thì biểu hiện của lý giải và nhận thức đối với văn hoá truyền thống được tích tồn từ lâu trong tâm họ nay lại được thức tỉnh. Năm 1992, nhà sáng lập Pháp Luân Công đã bắt đầu hồng truyền Đại Pháp tại thành phố Trường Xuân thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Trong đời này Hiếu Nga đã đắc Pháp vào năm 1998, quả thật cô không chuyển sinh đến Thang Âm mà chuyển sinh đến một nơi khác. Đời này tuy thân là nữ nhưng cô vẫn có tính nghĩa hiệp, cô đã từng nhìn thấy Sư phụ Lý Hồng Chí trong sách và trên TV (khi mở băng hình và đĩa CD giảng Pháp và dạy công của Sư phụ); vì những người tu luyện ở địa khu mình và những người thế gian hữu duyên mà cô đã tận lực làm tốt những gì cần làm.
Tái bút: Tôi bắt đầu khóc từ khi viết những dòng chữ đầu tiên của bài chia sẻ này, và nước mắt cứ rơi mãi cho đến hết bài viết mà vẫn chưa dừng được. Tôi thấy vô cùng cảm khái trước nội hàm của chữ “trung” mà Sư phụ đặt định ra cho chúng ta khi Sư phụ chuyển sinh thành Nhạc Phi. Giờ đây cơ duyên chín muồi, tôi xin giải thích từ lý do vì sao lúc đương sơ Nhạc Phi biết bị Tần Cối triệu hồi về sẽ phải đối mặt với đại kiếp sinh tử mà vẫn quay trở về; cho đến nội hàm của chữ “trung” trong văn hóa truyền thống, cùng các phương diện khác… Kính gửi độc giả tham khảo.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/262728
Ngày đăng: 20-07-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org