Saturday, December 14, 2024

Chân trời tìm Pháp: Phụ Hảo tế thiên | Nguyên thần bất diệt

Liên Quan
Click Xem

Tác giả: Thạch Phương Hành

[ChanhKien.org]

(Hình ảnh các mảnh giáp cốt có khắc văn tự; nguồn: internet)

Nói đến di tích Ân Khư ở thành phố An Dương tỉnh Hà Nam Trung Quốc, rất nhiều người đều biết đến di tích này, việc tìm ra di tích Ân Khư được giới khảo cổ Trung Quốc xem là phát hiện khảo cổ học quan trọng nhất trong thế kỷ 20. Từ các văn tự giáp cốt được tìm thấy ở đây đã giúp chúng ta khảo cứu một cách hoàn chỉnh về triều Thương cũng như kiểm chứng được những ghi chép về triều Thương trong “Sử ký”. Sau nhiều năm luận giải những văn tự giáp cốt khai quật được, các chuyên gia phát hiện rằng những văn tự giáp cốt này là những ghi chép lại việc các vua nhà Thương tế trời, chứ không phải là tư liệu văn hiến về cai trị đất nước, điều này khiến giới chuyên môn vô cùng ngạc nhiên (họ không ngờ rằng các vua nhà Thương lại chú trọng đến lễ tế đến như vậy). Trong những văn tự giáp cốt nhiều vô kể này, cái tên Phụ Hảo đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia. Đây là tên của người chủ trì lễ tế của quốc gia, đồng thời cũng là người lĩnh binh đi đánh người Khương, quốc vương đương thời là vua Vũ Đinh nhà Thương dường như rất quan tâm đến nàng, đối với việc nàng sinh nở cũng tiến hành bói toán, bói xem nàng sinh con có được bình an hay không. Hai chữ “Phụ Hảo” này cũng dẫn tới tranh luận của các chuyên gia, xem Phụ Hảo là tên hay là chức quan, hay là danh từ mang nghĩa gì khác, điều này đã khiến các chuyên gia phải đau đầu trong một thời gian. Sau đó, một ngôi mộ lớn của triều Thương đã được phát hiện gần đây, và những món đồ bằng ngọc và bằng đồng xanh bên trong mộ đều có hai chữ “Phụ Hảo”. Hơn nữa những món đồ bằng ngọc đó ở thời nhà Thương chỉ ở bậc vương hậu mới có, hơn nữa có những vật tổ trên các binh khí thì chỉ có ở bậc thống soái mới có. Như thế danh từ “Phụ Hảo” được các nhà khảo cổ học nhận định là một cái tên riêng. Ngoài ra vị nữ nhân này còn nắm giữ ba vai trò quan trọng: là vương hậu của vua Vũ Đinh, một nữ tướng quân oai phong lẫm lẫm giữ chức thống soái tối cao của quốc gia và cuối cùng là một đại tư tế.

Sự phát triển của ngành khảo cổ học cho phép chúng ta nhìn thấy một số mảnh ghép của lịch sử quá khứ, nhưng nó lại có khiếm khuyết là không thể nào khôi phục được hoàn chỉnh bối cảnh lịch sử chân thực tại thời điểm đó. Trong tiểu thuyết của Phùng Mộng Long (xem chương thứ 33 Thập ngũ quán tiền hí ngôn xảo thành họa trong bộ sách Cảnh thế hằng ngôn) có một câu chuyện có rất nhiều điểm trùng hợp, và nếu chỉ dựa vào những ghi chép từ những di vật lẻ tẻ khai quật từ lòng đất thì sẽ có một sai lệch lớn giữa sự kiện được chép lại với sự thật lịch sử, thậm chí có thể nói là hoàn toàn bóp méo sự thật lịch sử. Cũng có người hiện đại thường dùng tâm lý và quan niệm của người hiện đại để đo lường người cổ đại, vậy nên trong tư duy của họ vốn đã có sự khác biệt lớn, muốn khôi phục lại sự thật lịch sử lúc đó lại càng khó hơn. Ở đây không có ý phủ nhận hoàn toàn khảo cổ học, mà chỉ là nói lên những hạn chế của khảo cổ học.

Hôm nay chúng tôi nhân cơ hội này chia sẻ cùng độc giả về một số điều mà ít người biết đến liên quan đến “Phụ Hảo”.

Trên thực tế, trong suốt triều đại nhà Hạ, cũng có những nữ tướng quân giống như Phụ Hảo, đồng thời nắm giữ ba vai trò vừa làm vương hậu vừa làm thống soái vừa làm đại tư tế. Chỉ là, hiện tại không thể triển hiện quá nhiều lịch sử của nhà Hạ cho mọi người thấy, cơ duyên chưa đến, vậy chúng ta hãy nói đến Phụ Hảo của nhà Thương.

Các vị thần khác nhau có vị trí riêng của họ trên thiên giới, và các vị thần khác nhau có các vai trò khác nhau. Còn về giới tính của “nữ” thì có các vị Phật nữ, nữ Hộ pháp, nữ Thị giả, các nữ Thần thông thường, Tiên nữ, v.v.. Thế thì đối với một nữ Thần bảo vệ thiên giới ở tầng cực cao mà nói, trí huệ và năng lực của bà là rất lớn. Bà không chỉ có trí huệ để cai quản [thiên giới ở] cảnh giới đó, mà còn có pháp lực hộ vệ cho tầng ấy, hơn nữa bà vô cùng uy nghiêm và thần thánh.

Tuy rằng cảnh giới ở đây là cực cao, nhưng dần dần thuận theo năm tháng trôi đi thì cái biến dị bắt đầu xuất hiện, tà ác tuy không thể ngang nhiên rầm rộ xâm nhập vào đây, nhưng chúng chia thành nhóm nhỏ, theo cách từ từ hoặc tinh vi rất khó phát hiện đã khiến mọi thứ ở đó xuất hiện bại hoại. Khi bà ý thức ra được việc này thì hết thảy đã không thể dùng lực lượng của bà mà vãn hồi được. Vì vậy, bà đã dẫn theo các vị Thần trong cảnh giới của mình, cùng nhau cầu cứu các sinh mệnh ở tầng cao hơn, họ đã thực hiện nghi lễ trang trọng nhất thành kính nhất để tế thượng thiên. Sau một thời gian, ở tầng thứ cao hơn, một vài vị Thần tiên thực sự đã đi xuống và nhìn thấy trạng thái này ở chỗ bà, họ thử vận dụng một chút thần thông, họ cảm thấy có thể giải quyết được một chút vấn đề chứ không cách nào giải quyết từ căn bản được. Đương khi các vị thần đang lúng túng không biết phải làm gì, thì Sáng Thế Chủ từ một nơi cao hơn đã đến đây. Khi nhìn thấy tình huống này, Sáng Thế Chủ nói: “Các con muốn giải quyết những chuyện này thì hoàn toàn không giải quyết được. Hết thảy đều phải giải quyết từ chỗ căn bản nhất. Các con nếu như muốn theo ta đi xuống, thời cơ đến, ta sẽ ở nhân gian chính lại toàn bộ hồng khung thiên thể. Đến lúc ấy các con có thể làm đệ tử của ta, sẽ được ta thân truyền Pháp cứu độ [chúng sinh]. Lúc ấy các con cần làm tốt những gì cần làm, thì sẽ có thể thực sự giải quyết những vấn đề ở tầng sở tại của mình”. Các nữ Thần nghe xong đều mong muốn theo Sáng Thế Chủ đi xuống.

Trước khi xuống đến nhân gian, Sáng Thế Chủ đã căn cứ theo đặc điểm khác nhau của các vị Thần khác nhau và biểu hiện của họ tại thời điểm đó mà đã an bài cho Phụ Hảo làm vương hậu của vua Vũ Đinh, đảm nhiệm chỉ huy quân sự và đại quyền tế tự.

Nhà Thương thực ra hoàn toàn không hề lạc hậu như chúng ta tưởng tượng (từ những vỏ sò khai quật được từ lăng mộ Phụ Hảo có thể chứng minh giữa nhà Thương với các vùng ven biển và Đông Nam Á có một mối liên hệ nhất định; hầu hết đồ vật bằng ngọc trong mộ Phụ Hảo đến từ Tân Cương, còn lại một phần nhỏ từ huyện Tụ Nham, Liêu Ninh và những nơi khác). Bởi vì thời đó có rất nhiều Thần tiên dùng biểu hiện của con người để đến nhân gian trợ giúp con người đi đến khai hóa và văn minh. Hành vi chiêm bốc và tế trời của con người là bình thường, nó hoàn toàn không có chút liên quan gì đến những điều mê tín mà người hiện đại vẫn lý giải. Thời kỳ này vẫn giữ được phương thức câu thông trực tiếp giữa con người và các vị thần, đó là chiêm bốc và tế tự. Lúc này, ngọc cũng đã trở thành một phương thức giúp câu thông với thiên địa, chúng ta gọi ngọc là vật tải thể cũng được. Trong quan niệm của con người thời bấy giờ thì đồ dùng bằng đồng xanh là quà tặng của thượng thiên, là chất liệu được con người dùng trong sinh hoạt; còn ngọc là chất liệu để con người câu thông với thiên thượng bằng tâm thái tốt nhất sau khi đã tẩy tịnh tâm linh đến mức thuần khiết. Chiêm bốc và tế tự đã trở thành những nghi thức tất yếu trong quá trình câu thông với thiên địa.

Đương thời Phụ Hảo có dung mạo vô cùng kinh diễm, dung mạo này không phải là vẻ yếu mềm mà mang nét uy nghiêm; ngoài ra nàng còn có trí huệ về hoạch định quyết sách, kỳ thực là nàng có những thần thông mà một sinh mệnh bình thường không có được.

Nhiều người hiện đại sẽ nghĩ, vào cổ đại vẫn dùng binh khí là gươm giáo, thì một nữ tướng quân khi đối mặt với giặc ngoại xâm, có thể dùng phương thức gì để đẩy lui kẻ địch? Kỳ thực chúng ta cần biết rằng, những ngoại tộc ở thời ấy, gồm cả người Khương và Quỷ Phương, thậm chí là một số bộ lạc đến từ Trung Á, đều tin vào một số điều rất nguyên thủy (trong giai đoạn phôi thai của tôn giáo), những điều nguyên thuỷ đó dù sao cũng có ẩn chứa một số sức mạnh mà người thường không có, ngoài ra còn có một số thần cấp thấp và những sinh mệnh không hẳn là tốt khác nhưng có một số năng lực cũng tham dự vào trận chiến. Bởi đây cũng là một trong những phương thức sinh sống và phát triển mà thiên thượng ban cấp cho con người ở các khu vực khác nhau. Thế thì trong đó có rất nhiều phương thức là do những sinh mệnh bất hảo ban cấp cho, cũng chính là con người ở đó có một số tiểu năng tiểu thuật. Kỳ thực năm xưa tất cả những trở lực mà Hiên Viên Hoàng Đế gặp phải trong trận đại chiến với Xi Vưu thì có một nửa đến từ phương diện này; những trở lực mà Khương Tử Nha gặp phải khi phò trợ Chu Vũ Vương đánh bại Trụ Vương cũng có phương diện này.

Trước khi Phụ Hảo dẫn binh ra trận, cô thực hiện chiêm bốc hay tế thiên kỳ thực đều là để xin chỉ thị từ các sinh mệnh ở tầng cao hơn, đồng thời cũng hy vọng sẽ được các lộ chính Thần giúp đỡ.

Bởi vì triều Thương là một triều đại vô cùng quan trọng được Sáng Thế Chủ an bài để đặt định văn hóa Thần truyền, bởi vì phải tôn định nên văn hoá Thương triều thì mới có sự xuất hiện của Chu lễ sau này, rồi mới có những lý niệm mà Lão Tử và Khổng Tử tuyên giảng (nhờ đó mà người ta mới có thể hiểu được nội hàm và ý nghĩa trong lời nói của các bậc thánh hiền) cũng như khởi đầu cho hoàng triều nhà Tần. Nghĩa là trong bánh xe lịch sử liên tục xoay chuyển như thế tuyệt không thể thiếu đi Thương triều. Như thế có rất nhiều chính Thần giúp đỡ trong quá trình Phụ Hảo chinh chiến, đồng thời Vua Vũ Đinh nhà Thương cũng có tiền duyên rất lớn với cô. Gồm cả một nữ tướng rất giỏi chinh chiến khác và hơn sáu mươi người vợ của vua Vũ Đinh đều như thế, tất cả đều là để khai sáng và hồng dương nền văn hóa Thương triều mà Sáng Thế chủ ban tặng.

Nói đến đây tôi xin được nói đến một việc: 60 người vợ của vua Vũ Đinh nhà Thương khác biệt hoàn toàn so với tam cung lục viện 72 phi tần của các bậc quân vương đời sau. Chỗ khác biệt chính là, nhiều người vợ của vua Vũ Đinh là con gái của thủ lĩnh hoặc chính là thủ lĩnh của một bộ tộc hay bộ lạc, có người còn có đất phong (Phụ Hảo cũng có đất phong), họ không phải suốt ngày ở bên cạnh nhà vua, không phải là khái niệm ấy. Chính quyền quốc gia lúc bấy giờ về cơ bản được xem là một hệ thống liên minh các bộ lạc. Nó khác với chế độ quân chủ thống nhất từ thời nhà Tần về sau này. Chế độ liên minh bộ lạc từ triều Hạ và trước triều Hạ tương đối lỏng lẻo, nhưng đến triều Thương, đặc biệt từ sau khi vua Bàn Canh dời đô đến đất Ân thì chế độ liên minh bộ lạc đã trở nên chặt chẽ hơn, hơn nữa mắt xích để kết nối, duy trì chế độ liên minh này chính là hôn nhân. Do vậy vua Vũ Đinh mới cưới đến 60 người vợ. Dùng chế độ nào để phát triển nền văn hóa Thần truyền của Sáng Thế Chủ thì cũng là việc mà chư Thần đang không ngừng tìm tòi và hoàn thiện trong lịch sử.

Trong một lần tế tự, Phụ Hảo nhìn thấy một vị Thần ở tầng cao hơn (bình thường cô chỉ thấy được Thần ở cùng tầng thứ với mình), vị Thần ấy nói: “Thật ra sinh mệnh trên khắp mặt đất này đều là do Sáng Thế Chủ tạo tựu, biểu hiện bề mặt của việc chinh chiến là vì đảm bảo an ninh của đất nước, kỳ thực là để kết duyên cho lúc tối hậu. Ngài nhất định phải dẫn dắt đội quân của mình triển hiện ra trạng thái của Thần để người của các bộ tộc khác thực sự công nhận các ngài, từ đó mà tiếp thụ văn hoá của Thương triều, đó là để trải đường cho việc Sáng Thế Chủ hồng truyền Đại Pháp ở nhân gian vào mấy ngàn năm sau. Để người đời sau ghi nhớ rằng tổ tiên của họ đã từng tôn kính thiên thượng như thế, nên mới được thiên thượng bảo hộ. Để tránh việc con người tìm thấy nền văn hoá Thương triều quá sớm (cần nói rõ ở đây: “quá sớm” chính không được khởi tác dụng thức tỉnh người Trung Quốc vào lúc Trung Cộng dùng thuyết vô Thần để phá hoại tín ngưỡng truyền thống tồn tại mấy nghìn năm qua trong tâm thức con người. Như vậy dẫu Trung Cộng dùng thuyết vô Thần để phá hoại văn hoá truyền thống như thế nào đi nữa, thì vẫn có một điểm nó không thể làm gì được, đó chính là sự tôn kính và noi theo tổ tiên, nói thẳng ra, dù cha tôi, ông tôi, tổ tiên tôi là ai hay là người như thế nào, thì những đồ vật có giá trị lưu lại cho người Trung Quốc và sự xuất hiện của những hiện vật từ thời nhà Thương, đã khiến con người ý thức được rằng tổ tiên của họ đã từng tôn kính Thiên thượng và Thần minh như thế).

Những thành quả của nền văn minh lần này, gồm cả văn tự, được bảo tồn kín đáo trong thời gian rất dài. Mãi đến cuối thế kỷ XIX hoặc XX, sự tôn kính của vương triều Thương đối với thiên thượng mới được triển hiện cho con người đương thời. Văn tự của thời bấy giờ (chúng ta gọi là “chữ giáp cốt”) không phải là văn tự cổ xưa nhất. Loại văn tự này dần được hình thành vào giữa triều Hạ và kéo dài đến triều nhà Thương. Năm xưa khi Hiên Viên Hoàng Đế lệnh cho Thương Hiệt tạo chữ thì thể chữ được tạo ra không phải là hình dạng này, mặc dù cũng là dạng chữ viết cấu thành từ các nét bút (chú thích của người dịch: nét bút là các nét chấm, ngang, sổ, phẩy, mác tạo thành chữ Hán), nhưng không phải là hình dạng chữ giáp cốt. Tất nhiên, cũng có những trường hợp rất đặc biệt, chẳng hạn như loại văn tự mà chúng tôi đã đề cập trong bài “Chân trời tìm Pháp: Bình Đường Thần thư”. Bởi vì Thương Hiệt ở trong trạng thái nửa người nửa Thần, mọi người đều nói rằng Thương Hiệt tạo ra văn tự, đó là những gì con người nói. Thực tế là Thương Hiệt đã đem một số văn tự từ trên thiên thượng xuống thế giới con người để làm tham chiếu, đồng thời lại căn cứ vào tình huống cụ thể ở nhân gian cũng như ý kiến của các vị Thần mà sáng tạo ra một số văn tự. Vì thế mới nói chữ giáp cốt không phải là loại văn tự xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc, mãi đến khi văn tự thời đầu triều Hạ được phát hiện thì người ta mới minh bạch được những điều này. Nội hàm của nền văn minh thần truyền tất nhiên cũng bao gồm cả văn tự. Khi nghe vị Thần ấy nói đến đây Phụ Hảo đã hiếu kỳ hỏi: “Đến khi nào tôi mới có thể gặp được Sáng Thế Chủ?” Vị Thần đáp: “Hãy tùy duyên thôi”. Nói xong vị Thần liền ẩn đi.

Về sau đoàn người của Phụ Hảo đến núi Thái Hành Sơn làm việc, khi đang nghỉ ngơi trước một toà núi thì Phụ Hảo nhìn thấy một vị Thần vĩ đại xuất hiện, cô nghĩ đây nhất định là Sáng Thế Chủ. Phụ Hảo liền quỳ xuống và lắng nghe khải thị của Sáng Thế Chủ. Sáng Thế Chủ từ bi nói: “Lúc ban sơ, con chính là mang theo tâm nguyện muốn cứu vãn thiên thể vũ trụ tại tầng của con mà đến, vì ban đầu con rất có năng lực nên đời này mới được ban cho thân phận quan trọng nhường ấy. Đời này con đã diễn dịch thân phận quan trọng của mình rất tốt, tương lai sau khi ta bắt đầu hồng truyền Đại Pháp ở nhân gian, con cũng cần phải gánh vác trách nhiệm của mình. Đến lúc ấy con cần phải làm tốt hết thảy những gì bản thân cần làm. Cũng không uổng công con đi xuống và không ngừng luân hồi trong thời kỳ lịch sử dài như thế”. Phụ Hảo hỏi: “Vậy khi nào Ngài sẽ bắt đầu hồng truyền Đại Pháp?” Sáng Thế Chủ đáp: “Sẽ không lâu sau khi văn tự của triều Thương và tên của con lại xuất hiện ở nhân gian”. Ngài nói tiếp: “Đến khi ấy con nhất định phải triệt để bước ra khỏi chốn con người, không thể tham luyến hồng trần! Con phải biết rằng tất cả duyên trần đều là hư huyễn, chỉ có Pháp duyên mới vĩnh hằng”. Nói xong Sáng Thế Chủ liền rời đi.

Không lâu sau đó, Phụ Hảo qua đời. Mọi người đàm luận rất nhiều về nguyên nhân cái chết của Phụ Hảo, kỳ thực cô đã hoàn thành xong sứ mệnh lịch sử của mình trong đời ấy rồi rời đi. [Cái chết khi tuổi đời còn rất trẻ của Phụ Hảo] là vì để lưu lại sự thực cho người đời sau rằng vợ chồng tuy ân ái có [mặn nồng] nhưng khó dài lâu, nhắc nhở người đời sau chớ tham luyến cảnh vợ đẹp nhà êm. Chốn nhân gian dẫu có tốt đẹp cũng khó lâu bền, rất khó thực sự được như ý. Chỉ có tu hành, đắc được chính quả mới có thể thoát khỏi bể khổ luân hồi, mới thoát khỏi những cảnh vô thường [của nhân gian].

Năm 1928, phái đoàn của Viện nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ trung ương Trung Quốc đã đến di tích Ân Khư để tiến hành cuộc khai quật khảo cổ khoa học đầu tiên. Năm 1976, Viện Khảo cổ học đã phát hiện ra lăng mộ của Phụ Hảo. Điều thú vị là có 1928 vật tuỳ táng trong lăng mộ được khai quật. Trong đó có đến 755 món đồ vật bằng ngọc. Đây là ngôi mộ đơn từ thời nhà Thương có số lượng đồ vật bằng ngọc được tìm thấy nhiều nhất, chủng loại phong phú nhất, chế tác tinh xảo nhất, hơn nữa có rất nhiều món đồ ngọc có khắc hình rồng và phượng; có thể thấy dân tộc Trung Hoa từ lâu đã có tín ngưỡng đối với rồng và phượng. Ngoài ra trong mộ còn có 468 món đồ bằng đồng xanh. Hai con số 1928 này dường như không phải là tồn tại ngẫu nhiên. Khẳng định là có nhiều nguyên nhân cho sự xuất hiện của chúng. Bởi vì những sự việc của triều nhà Thương liên quan đến rất nhiều nhân tố khác, nên hiện tại chúng tôi chưa thể nói rõ hơn, xin độc giả thứ lỗi.

Nói đến hai con số 1928, từ năm 1899 cuối triều Thanh, Vương Ý Vinh người từng nhậm chức Tế tửu Quốc tử giám (tương đương với chức hiệu trưởng trường đại học quốc gia, ông còn là một nhà nghiên cứu chữ cổ) vì phải dùng đến thuốc Trung y mà phát hiện ra chữ giáp cốt trên mẩu “Long cốt” (Long cốt là xương đã hoá thạch của động vật cổ đại thuộc loài khủng long); thời ấy vị thuốc “long cốt” được con người sử dụng rất nhiều, trong đó có một số có khắc chữ trên đó (chú thích: thời cổ đại, người xưa thường khắc chữ lên xương động vật hoặc mai rùa để ghi chép lại việc tế trời). Nhưng một năm sau liên quân của tám nước đồng minh tiến vào Bắc Kinh, Vương Ý Vinh (lúc ấy đương nhậm chức huấn luyện quân Vệ binh ở kinh thành) lãnh đạo quân đội kháng cự nhưng vì bên địch đông hơn nên cuối cùng tự sát, vì nước hy sinh; năm 1898, một nhà thám hiểm người Thụy Điển tên là Seven Herdin vì quay lại Trung Quốc tìm chiếc xẻng bị mất mà phát hiện ra thành cổ Lâu Lan; năm 1901 đạo sĩ Vương ở Đôn Hoàng phát hiện ra Tàng Kinh Động. Sau khi hai địa điểm này được phát hiện thì các văn vật cũng bị người ngoại quốc cướp phá đến mức chưa từng thấy. Tôi sẽ kể nguyên nhân của vụ việc khi viết về Đôn Hoàng. Giữa ba người (Vương Ý Vinh, nhà thám hiểm Thuỵ Sĩ và đạo sĩ Vương) có mối liên hệ liên đới với nhau rất lớn. Thời gian phát hiện ra các di tích và việc tìm thấy các văn vật đều tuyệt không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Ngày nay, sau khi mộ Phụ Hảo được các nhà khảo cổ khai quật vào năm 1976, con người càng minh bạch trực quan và sâu sắc hơn về sự thành tâm tôn kính thiên thượng của người triều Thương, đồng thời thời điểm khai quật cũng phù hợp với thiên tượng thời điểm đó là cơn sốt khí công đang bắt đầu. Lúc ấy người dân Trung Quốc vừa mới trải qua cuộc đại cách mạng văn hoá, tuy rằng tín ngưỡng của con người đang ở trạng thái trống rỗng nhưng phần còn lại ít ỏi của văn hóa truyền thống liên hệ với Thần và Thiên thượng cũng không vì các cuộc vận động chính trị mà tiêu mất. Ngày nay trên khắp phố to ngõ nhỏ, âm thanh của các tiểu thuyết truyền thống như “Nhạc Phi truyện”, “Dương gia tướng” được phát liên tục bên tai, mỗi khi đến giờ phát sóng thì người ta đều chăm chú lắng nghe và nội hàm của văn hoá truyền thống bám rễ sâu trong tâm mỗi người vào lúc ấy cũng bất tri bất giác được hoán tỉnh.

Với sự mở đường của khí công và văn hóa truyền thống, cũng như giới khảo cổ trong và ngoài nước (sự phát hiện ra các di tích ở Trung Quốc như Tam Tinh Đôi, Ân Khư…; các di tích và dấu vết của nền văn minh tiền sử được phát hiện bởi giới khảo cổ ngoài Trung Quốc), Pháp Luân Đại Pháp đã được đại sư Lý Hồng Chí truyền xuất ra vào năm 1992 ở thành phố Trường Xuân thuộc vùng đông bắc Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn Pháp Luân Đại Pháp đã gây chấn động khắp cả trong và ngoài vùng đất Thần Châu, rất đông những người hữu duyên đã nườm nượp tìm đến học.

Bây giờ Phụ Hảo đã trở thành một đệ tử Đại Pháp như mong nguyện, đời này cô ấy cũng đang cố gắng làm tốt những gì bản thân cần làm.

Ấy chính là:

Vi liễu chúng sinh hạ phàm trần
Thân kiêm tế tư phẫn chiến thần
Mẫu nghi thiên hạ uy nghiêm tại
Pháp duyên tại tiên tu Chân Nhân

Tạm dịch:

Chỉ vì chúng sinh hạ phàm trần
Thân đương tế tư lẫn chiến thần
Mẫu nghi thiên hạ uy nghiêm thực
Pháp duyên sớm kết tu Chân Nhân

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/262848

Ngày đăng: 17-11-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x