Con người luôn dễ bị ảnh hưởng bởi “được và mất”, bởi “được và mất” sẽ khiến chúng ta bất mãn với cuộc sống. Chỉ bằng cách nhìn nó với một trái tim rộng lớn, chúng ta mới có thể cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống.
Trên thực tế, điều “được” là gì? Đó là tất cả tài sản có được đều phải trả giá bằng sự mất mát. Người nông dân thu hoạch được bội thu nông sản nhưng họ đã mất khoảng thời gian 3 tháng chăm chỉ vào việc gieo hạt vun trồng và chăm bón, mất mồ hôi công sức rất nhiều.
Sự thay thế giữa tồn tại và không tồn tại là cuộc sống, và tâm lý sau khi được và mất quyết định là niềm vui và nỗi buồn. Số phận không từ chối bất kỳ ai, hoàn cảnh đi không ở lại với riêng người nào, chỉ khi bạn coi nhẹ được và mất, bạn mới có thể an nhàn hưởng lạc, bởi tâm hồn buông nhẹ được.
Hạnh phúc không phải là điều bí ẩn nào đó, nó nằm trong chính những công việc cuộc sống hàng ngày. Không cần cố ý tìm kiếm, chỉ cần để lòng thanh thản và lặng lẽ cảm nhận, hạnh phúc nằm trong tâm thái bình thường và cuộc sống bình yên.
Đứng trong thiên hạ, lấy nhẫn nhịn làm đầu, hòa đồng với người, nhẫn nhịn được là bình an. Thế giới dù rộng cũng có thể dung hòa được, sông dù rộng cũng có thể dung hòa được trăm sông. Một nhẫn có thể chế ngự tất cả dũng khí, một tĩnh lặng có thể chế ngự mọi động tác. Khoan dung với người khác thực ra là nhường chỗ cho chính mình.
Thế giới bạn đang sống rộng lớn thế nào phụ thuộc vào trái tim bạn rộng bao nhiêu. Biết khoan dung thì cuộc đời sẽ cao rộng, cuộc đời sẽ có vạn vật quý mến bạn. Sự phong phú về vật chất là sự giàu có của con người, và sự phong phú về tinh thần là hạnh phúc nhất. Người giàu chưa chắc đã hạnh phúc, và người hạnh phúc chưa chắc giàu vật chất nhưng họ giàu nhiều về tình cảm.
Chúng ta không tiếc công sức để theo đuổi của cải vật chất, danh vọng và địa vị để rồi thường bỏ lỡ những hạnh phúc bình dị.
Trái tim giống như một cốc nước, hạnh phúc giống như một dòng nước chảy vào trong cốc, càng nhiều tạp chất trong cốc, hạnh phúc sẽ càng ít, khi cốc đầy cặn, nước nguồn hạnh phúc đã cạn kiệt. Chỉ khi nào bụi trần dục vọng được gột sạch và tấm lòng rộng mở, người ta mới có thể cảm thấy hạnh phúc.
Cổ nhân dạy: “Một ngày làm việc thiện, tuy phước chưa tới, nhưng họa đã xa,
Một ngày làm ác, dù họa không đến, phúc cũng xa.
Người làm việc thiện như cỏ trong vườn xuân, mọc không thấy mà được cây mỗi ngày.
Người làm ác như đá mài dao, không thấy sắc mà mỗi ngày một hao.”
Thiện ác luôn ở trong lòng, tâm không thiện, ác xâm lấn lẫn nhau. Tất cả những gì hại người để lợi mình đều phải tuyệt đối từ bỏ. Cảnh quan của cuộc sống, cuối cùng là cảnh quan của tâm hồn. Nếu lòng vội vàng, mơ mộng, xao lãng, cảnh vật suy tàn thì dù có đi đến đâu trong cuộc đời cũng không còn chút duyên nào. Hoàn cảnh có thể hỗn loạn, nhưng tâm trí không thể hỗn loạn, mọi thứ có thể vội vã, nhưng trái tim không thể vội vã.
Bất kể bạn đang ở trong hoàn cảnh nào, đừng phàn nàn về tình trạng của thế giới, đừng từ bỏ điểm mấu chốt và đừng ghét bỏ người khác. “Không tham thì ít dục; không sân thì lòng dễ an; không cầu thì luôn bằng lòng.”
Sự tĩnh lặng là một trạng thái của tâm trí. Sự bình yên trong tâm hồn không phải là điều tự nhiên mà đến. Đó là một loại tâm tính dần dần được hình thành bởi một người sau khi đọc tất cả những thay đổi trong mối quan hệ của con người và đã nếm trải đủ vị đắng cay, ngọt bùi của cuộc sống.
Trạng thái tâm yên bình giống như suối trong rừng, tâm sáng như gương nhưng tĩnh lặng như trinh nữ. Người an nhiên không màng danh lợi, cứ là chính mình, biết bao dung, biết ơn vạn vật, bao dung thế giới đầy biến động này.
Đánh giá cao người khác để tu luyện cảnh giới của bạn, đối xử tử tế với người khác để tu tâm của bạn, quan tâm đến người khác để tu luyện tính cách của bạn, hiểu người khác để tu luyện bản thân của bạn, giúp đỡ người khác để tăng trưởng hạnh phúc của bạn và học hỏi từ những người khác để tăng trưởng trí tuệ của bạn.
Thanh Chân biên dịch
Nguồn: Secretchina
Xem thêm
Vạn Điều Hay