Wednesday, October 9, 2024

Để giấc mơ là sự thực: Lời khuyên của các chuyên gia để trở nên điêu luyện trong nghệ thuật

Liên Quan

Vào tháng Giêng, nhiều người trong chúng ta sẽ đưa ra nhiều dự tính cho năm mới. Mỗi năm, tôi cố gắng dành thời gian cho hai dự án sáng tạo lớn, mỗi dự án được lấy cảm hứng theo các mùa trong năm: Vào mùa xuân và mùa hè, tôi chú ý đến khu vườn trồng rau và cây ăn quả, và sau đó vào mùa thu và mùa đông, tôi tập trung thời gian để học một môn nghệ thuật hay thủ công mỹ nghệ. Năm nay, tôi sẽ học may y phục dành cho phái nữ.

Trong trí tưởng tượng của mình, tôi đã sáng tạo một khu vườn ốc đảo bình yên với tiếng rầm rì của ong, chim, và bướm, đầy ắp trái cây mọng nước và rau củ xanh tươi. Tủ bếp của tôi cũng đã chật ních đồ. Tôi không cần đi đến cửa hàng tạp hóa để mua thực phẩm nữa. Tôi cũng có những giấc mơ về may y phục cho phái nữ tương tự như vậy. Trong hình dung của tôi, tôi đã làm một chiếc đầm mùa hè được thiết kế hoàn hảo từ mảnh vải lụa thô, chiếc đầm mới này phát ra âm thanh êm dịu trong làn gió nhẹ mùa hè khi tôi lướt qua ốc đảo thiên đường của mình.

Trên thực tế, chiếc đầm mùa hè của tôi vẫn còn là một xấp vải lụa thô màu xanh dương, được nằm khuất góc trong tủ bếp ngay cạnh chiếc máy may của tôi, và mùa thu hoạch năm ngoái đã mang đến cho tôi đủ thực phẩm dùng để trang trí các món ăn, chẳng hạn như một ít quả phúc bồn tử và một vài bó rau cải xà lách.

Năm nay, tôi đang tập trung vào các bước mà tôi cần làm để đến gần hơn những hy vọng và giấc mơ sáng tạo của mình, tôi bắt đầu nhận ra rằng, các nghệ sĩ và nghệ nhân xuất sắc mà tôi từng phỏng vấn cho thời báo The Epoch Times đã cho tôi rất nhiều lời khuyên cũng như lời chỉ dẫn về cách mà họ trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Tôi không định đạt được mức độ thành thạo chuyên môn như họ, nhưng khi tôi suy ngẫm về một số lời khuyên quý báu của họ, tôi mới nhận ra rằng lời khuyên của họ không chỉ luôn áp dụng cho lĩnh vực nghệ thuật; một số lời khuyên này còn là các giá trị phổ quát để sống tốt đẹp.

Chọn một nghề và thuần thục trong nghề đó

Vào những năm 1980, thợ bạc tự học Scott Hardy đã làm các đinh thúc ngựa và đồ trang sức dành cho ngựa cho đến khi ông gặp hai bạc bậc thầy. Uống với nhau vài ly, họ đã chia sẻ về công việc và lời khuyên của mình. Mỗi người trong số họ tập trung vào một lĩnh vực thủ công mỹ nghệ của phương Tây. Một nghệ nhân đã nói với ông Hardy: “Anh hãy chọn một nghề và cố gắng trở thành giỏi nhất như anh có thể. Anh có duyên với những vật liệu đó.”

Thợ bạc bậc thầy Scott Hardy tại xưởng chế tác của ông. Nhiều năm về trước, một thợ bạc bậc thầy đã từng khuyên nhủ ông Hardy thành thạo một nghề và làm rạng danh các vật liệu đó. (Ảnh: Leslie Hardy)
Thợ bạc bậc thầy Scott Hardy tại xưởng chế tác của ông. Nhiều năm về trước, một thợ bạc bậc thầy đã từng khuyên nhủ ông Hardy thành thạo một nghề và làm rạng danh các vật liệu đó. (Ảnh: Leslie Hardy)

Kể từ ngày hôm đó, ông Hardy đã tập trung vào chế tác đồ vật bằng vàng và bạc. Ông đã xem đó như sứ mệnh của mình. Ông đọc và tìm hiểu mọi thứ trong khả năng về các phương pháp cũng như những vật liệu liên quan đến nghề thủ công mỹ nghệ này.

Nghệ nhân Scott Hardy đang làm chiếc mặt dây thắt lưng bằng bạc. (Ảnh: Leslie Hardy)
Nghệ nhân Scott Hardy đang làm chiếc mặt dây thắt lưng bằng bạc. (Ảnh: Leslie Hardy)

Ông Hardy ví von việc học hỏi cũng giống như leo lên một phần của ngọn núi và sau đó đi đến một thảo nguyên xanh mướt, nơi mà một người có thể lựa chọn giữa việc dừng chân nghỉ ngơi sau khi chinh phục một kỹ năng hoặc tiếp tục hành trình cải thiện các kỹ năng của mình để đạt đến trình độ cao hơn. Ông Hardy luôn lựa chọn tiếp tục leo lên núi. Giờ đây, trải qua hơn 41 năm mài giũa chuyên môn của mình, ông thực hiện những bước đi nhỏ hơn, nhưng không kém phần quan trọng.

Họa sĩ Susan Paterson sáng tác những bức tranh tĩnh vật một cách trau chuốt tỉ mỉ. Đôi khi bà dành trọn 35 đến 50 giờ đồng hồ chỉ cho bản vẽ phác thảo. Trong bức ảnh này, bà đang vẽ tác phẩm “Eggs With Lace Tablecloth” (Những quả trứng cùng tấm khăn trải bàn bằng ren) ở phòng vẽ của bà. Tranh sơn dầu trên gỗ; kích cỡ 12 inch x 18 inch. (Ảnh: Susan Paterson)
Họa sĩ Susan Paterson sáng tác những bức tranh tĩnh vật một cách trau chuốt tỉ mỉ. Đôi khi bà dành trọn 35 đến 50 giờ đồng hồ chỉ cho bản vẽ phác thảo. Trong bức ảnh này, bà đang vẽ tác phẩm “Eggs With Lace Tablecloth” (Những quả trứng cùng tấm khăn trải bàn bằng ren) ở phòng vẽ của bà. Tranh sơn dầu trên gỗ; kích cỡ 12 inch x 18 inch. (Ảnh: Susan Paterson)

Đôi khi có thể cần thời gian từ ba đến bốn tháng để hoàn thành một bức tranh, vì vậy bà thường vẽ hai hoặc ba bức tranh cùng một lúc trong khi chờ đợi cho lớp sơn dầu khô dần. Đôi khi, bà thậm chí còn phải đánh bóng mẫu vật bằng bạc trong bố cục vẽ tranh, đồng thời thường xuyên quét bụi bởi vì theo thời gian, lớp bụi sẽ phủ lên chúng.

Tác phẩm “Silver and Lace With Eggs” (Vật dụng bằng bạc cùng tấm khăn ren và những quả trứng) của họa sĩ Susan Paterson, năm 2022. Tranh sơn dầu trên gỗ; kích cỡ 38 inch x 18 inch. Bà Paterson đã đạt giải ARC Purchase Award cho bức vẽ này, và đạt giải nhì ở hạng mục tranh tĩnh vật trong Cuộc thi Nghệ thuật Art Renewal Center lần thứ 16. (Ảnh: Hugo Ford/Image House)
Tác phẩm “Silver and Lace With Eggs” (Vật dụng bằng bạc cùng tấm khăn ren và những quả trứng) của họa sĩ Susan Paterson, năm 2022. Tranh sơn dầu trên gỗ; kích cỡ 38 inch x 18 inch. Bà Paterson đã đạt giải ARC Purchase Award cho bức vẽ này, và đạt giải nhì ở hạng mục tranh tĩnh vật trong Cuộc thi Nghệ thuật Art Renewal Center lần thứ 16. (Ảnh: Hugo Ford/Image House)

Bà có thể dành trọn 35 đến 50 giờ đồng hồ cho bản phác thảo để bảo đảm mọi phương diện của tác phẩm được phản ánh chính xác trước khi bà cầm cọ vẽ lên bảng gỗ. Một số tác phẩm có kích thước lớn hơn của bà Paterson có thể cần đến 200 giờ đồng hồ để sáng tác.

Dành thời gian nhìn lại chính mình và theo dõi sự tiến triển của bản thân

Nghệ sĩ tranh phức hợp (mixed media – pha trộn nhiều kỹ thuật như khâu, đan, móc… trong tác phẩm) Susannah Weiland yêu thích cách thêu thủ công theo nhịp độ của riêng mình. Bạn không có cách nào để thêu tay thật nhanh. Cô thêu tay theo từng công đoạn, chăm chỉ miệt mài thêu từng họa tiết.

Nghệ sĩ tranh phức hợp Susannah Weiland đang thêu thủ công một trong các mẫu phác thảo bằng bút chì của cô. Cô Weiland thường chụp ảnh tác phẩm của mình vào thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi ngày làm việc để theo dõi sự tiến triển của bản thân. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của cô Susannah Weiland)
Nghệ sĩ tranh phức hợp Susannah Weiland đang thêu thủ công một trong các mẫu phác thảo bằng bút chì của cô. Cô Weiland thường chụp ảnh tác phẩm của mình vào thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi ngày làm việc để theo dõi sự tiến triển của bản thân. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của cô Susannah Weiland)

Cô yêu thích quá trình làm việc chậm rãi, chuyên tâm này nhưng cũng cần có những khoảng thời gian nghỉ ngơi để dừng lại, nhìn lại chính mình, và thư giãn đôi mắt. “Thật tuyệt khi bạn nghỉ ngơi một lúc, và sau đó quay lại với công việc, và rồi bạn sẽ nhận ra những điểm mà mình muốn thay đổi hoặc thêm vào,” cô chia sẻ.

Tác phẩm “July Sky” (Khung trời tháng Bảy) của nghệ nhân Susannah Weiland, năm 2022. Tranh thêu thủ công trên da thuộc; kích cỡ 10 5/8 inch x 11 1/4 inch. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của cô Susannah Weiland)
Tác phẩm “July Sky” (Khung trời tháng Bảy) của nghệ nhân Susannah Weiland, năm 2022. Tranh thêu thủ công trên da thuộc; kích cỡ 10 5/8 inch x 11 1/4 inch. (Ảnh: Đăng dưới sự cho phép của cô Susannah Weiland)

Cô Weiland thường chụp ảnh tác phẩm của mình vào thời điểm bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bởi vì, làm việc với tốc độ chậm rãi và trên một quy mô nhỏ như vậy, cô có thể dễ dàng quên mất mình đã tiến triển ra sao.

Nối gót những người bạn ngưỡng mộ, nhưng hãy tạo con đường của riêng mình

Chương trình đại học của nữ họa sĩ nghệ thuật đại diện Kristen Yann đã không đáp ứng mong muốn học hỏi các kỹ pháp hội họa truyền thống của cô. “Đó chỉ là một chương trình đào tạo rất nghèo nàn xét về mặt kỹ pháp, và nhấn mạnh vào lối suy nghĩ,” cô chia sẻ.

Một lời khuyên nhỏ quý báu mà cô nhận được từ trường đại học đó là hãy tìm hiểu những trang web và lý lịch của các nghệ sĩ mà cô ngưỡng mộ và xem họ được đào tạo ở đâu. Một trong những nghệ sĩ yêu thích của cô Yann là Alex J. Venezia, cũng từng học ở một trường đại học nhưng cuối cùng anh đã theo học ở East Oaks Studio tại thành phố Raleigh, tiểu bang North Carolina.

Cô chia sẻ rằng, East Oaks Studio không phải là một chương trình giảng dạy. Đây là một nơi để cộng đồng các nghệ sĩ cùng nhau vẽ tranh, chia sẻ thông tin, và đánh giá tác phẩm hội họa của nhau.

Cô Yann đã nhận được học bổng của East Oaks Studio. Cô đã dành thời gian rất lâu để quan sát nhà đồng sáng lập East Oaks Studio là Louis Carr và họa sĩ Venezia vẽ tranh. “Tôi đã học hỏi từ việc quan sát, và đó là điều vô cùng tuyệt vời bởi vì bạn không dùng nhiều kiến thức trong ‘đầu não’ để cản trở trực giác của chính mình” khi bạn đang vẽ tranh, cô chia sẻ.

Cô tin rằng việc quan sát các nghệ sĩ đang sáng tác có lợi ích vượt trội hơn hẳn việc đọc về các kỹ thuật bởi vì bạn có thể nhìn thấy nghệ thuật trong thực tiễn. Bạn nhìn thấy cách các họa sĩ đặt những cây cọ vẽ vào bảng màu, họ chấm bao nhiêu mực vẽ lên cọ, cách mà họ pha các màu vẽ, và ngay cả cách mà họ cầm cọ vẽ.

Vẽ phác thảo và vẽ màu trực tiếp từ tự nhiên, chứ không phải từ ảnh chụp

Đối với họa sĩ Joseph McGurl vẽ tranh theo trào lưu luminism (ánh sáng), việc có được sự kết nối trực tiếp với tự nhiên là điều cốt lõi khi ông vẽ tranh theo phong cách này. Đây là một trong những lý do khiến ông vẽ tranh ngoài trời, cũng là nguyên nhân vì sao ông không bao giờ sử dụng các bức ảnh chụp trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình. Phong cách luminism tập trung vào ánh sáng và tâm linh, ông chia sẻ, và một bức ảnh chụp không có những tính chất đó. “Một bức ảnh chụp thì không có ánh sáng. Nếu bạn tắt bóng đèn đang chiếu vào bức ảnh, thì sẽ không có ánh sáng tỏa ra từ bức ảnh đó.”

Ông nói thêm rằng bởi vì các bức ảnh chụp không có ánh sáng, nên việc vẽ tranh từ một bức ảnh chụp có nghĩa là một người họa sĩ không vẽ ánh sáng mà là đang vẽ các màu sắc, kết hợp giữa màu này với màu khác. Đối với họa sĩ McGurl, vẽ tranh ngoài trời là điều cốt lõi để ông có thể diễn giải ánh sáng và những cảm thụ cần thiết cho các bức tranh của ông.

Ông McGurl sử dụng các bức tranh vẽ ngoài trời như những công cụ nghiên cứu, giống như các đồng sự của ông đã làm từ nhiều thế kỷ trước, để lý giải sâu sắc hơn về tự nhiên.

Hãy luôn ghi nhớ mục đích của bản thân

Nhà điêu khắc phù điêu Jonathan Pageau đã bắt đầu công việc chạm khắc khi ông có thời gian rảnh rỗi bởi vì tình yêu với công việc này. Khi vị giám mục của ông nhìn thấy ông đang chạm khắc, ông đã đề nghị ông Pageau làm cho mình một mặt dây chuyền panagia có hình Đức Mẹ Đồng Trinh Mary cùng Chúa Hài Đồng mà các giám mục của Chính Thống Giáo Phương Đông hay đeo khi cử hành nghi lễ Divine Liturgy (Phụng Vụ Thánh).

Trước đây, ông Pageau chưa từng làm một bức phù điêu nhỏ, vậy nên ông đã liên lạc với một điêu khắc gia người Serbia, người đã chỉ dẫn ông trong suốt quá trình làm việc này. Quá trình đó diễn ra trong nhiều ngày. Ông Pageau đã bật cười khi ông chia sẻ, “Ông ấy đã thật nhẫn tâm với tôi. [Nhưng] Đó là điều tuyệt vời.”

Cuối cùng, sau khi ông cảm thấy đã làm hết sức mình, ông trao chiếc mặt dây chuyền cho vị giám mục sau thánh lễ. Ông Pageau đã nhập tâm hoàn thiện tác phẩm này đến mức nhất thời quên mất ý nghĩa quan trọng của nó. Tuy nhiên, phản ứng của giám mục đã khiến ông bừng tỉnh. Khi vị giám mục mở mặt dây chuyền ra, ông đã làm một cử chỉ sùng kính, ông làm dấu thánh giá và cúi đầu nhẹ nhàng. Ông Pageau đã được đưa trở về với thực tại. “Vào thời khắc đó, vị giám mục không nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật của tôi. … Mà ông ấy đã nhìn thấy Đức Mẹ Đồng Trinh Mary,” ông chia sẻ.

Đó là tất cả những gì mà ông Pageau đã hy vọng. Ông nhận ra rằng vị giám mục đeo chiếc mặt dây chuyền ông đã chế tác và chiếc mặt dây chuyền đó hiện diện cùng vị giám mục trong suốt hành trình tâm linh của ông, bao gồm các thánh lễ tại nhà thờ.


Lorraine Ferrier

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Lorraine Ferrier, nữ tác giả chuyên viết về mảng mỹ thuật và thủ công cho The Epoch Times. Bài viết của cô chủ yếu xoay quanh các nghệ sĩ và nghệ nhân đến từ vùng Bắc Mỹ và Âu Châu, những nghệ sĩ với phong cách chế tác thấm đẫm vẻ đẹp và giá trị truyền thống. Cô đặc biệt quan tâm đến những ngành nghệ thuật và thủ công hiếm gặp và ít được biết đến. Cô hy vọng rằng chúng ta có thể bảo tồn di sản nghệ thuật truyền thống. Cô sinh sống và sáng tác tại vùng ngoại ô thành phố London, Anh quốc.


Thanh Ân biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img