Saturday, December 14, 2024

Đến tuổi trung niên mới hiểu rõ 4 cách xã giao của người “đạo đức giả”, cần chú ý để tránh xa

Liên Quan
Click Xem

Có những cuộc gặp gỡ trong cuộc đời khiến cho một người trở nên lạc quan và yêu đời hơn, nhưng lại có những mối quan hệ khiến cho con người ta đi vào bóng tối và trở nên tiêu cực. Để làm quen với ai đó thật dễ dàng nhưng để đi cùng nhau là cả một chặng đường gian nan và thử thách. Vậy lựa chọn những mối quan hệ xung quanh mình thế nào cũng chính là lựa chọn hướng đi mà cuộc đời bạn sẽ đến.

Đến tuổi trung niên bạn không thể cứ đi một mình chỉ vì sợ bị người khác làm tổn thương. Vậy nên hãy học hỏi một số kỹ năng xã hội để có thể ít bị vấp ngã hơn trong cuộc sống. Dù người khác có cố gắng ngụy trang giỏi đến đâu cũng sẽ bị nhìn thấu thông qua một số lời nói và việc làm. Dưới đây là bốn đặc điểm của những người đạo đức giả trong xã giao được người xưa đúc kết lại. 

1. Hay ghen tị và châm biếm người khác

Đến tuổi trung niên, họ sẽ có nhiều thời gian hơn để tham gia vào các bữa tiệc tối, chẳng hạn như bữa ăn làm việc, tiếp khách hàng, hoặc tụ tập nhỏ với bạn bè. Nhưng hầu hết mọi người chỉ rất nhiệt tình trong bữa ăn, một khi đặt ly xuống, họ thậm chí có thể không thể nhớ được tên của bạn. Hầu hết danh thiếp bạn đưa cho anh ấy đều bị mọi người bỏ đi mà không thèm nhìn đến.

Trong “Thiết xỉ đồng nha kỷ hiểu lam“, có câu chuyện Kỷ Hiểu Lam được thăng chức thành Thị Lang. Hòa Thân thấy vậy thì trong lòng thầm ghen tị, nhưng sau đó Hòa Thân lại nhiệt tình mời kỷ hiểu lam đi ăn tối. Trong lúc mọi người đang ăn thì bất ngờ có một con chó chạy vào. Hòa Thân nảy ra một ý, liền nói: “Đây là cái gì? Là sói hay là chó?

Rõ ràng trong lời nói có chút gì đó khiến người ta rất khó chịu. Kỷ hiểu lam nói: “Hòa Đại Nhân, ông thậm chí còn không biết nó là gì sao. Để tôi nói cho ông biết, con có đuôi rủ xuống là sói, còn con có đuôi dựng đứng là chó”.

Bữa tối sau đó đã biến thành một cuộc nhạo báng, mặc dù họ không đánh nhau, nhưng lại dùng những câu châm biếm một cách khéo léo để thể hiện sự khôn ngoan của mình. Nếu không cần thiết, tốt hơn hết là không nên tham gia những bữa tiệc như này và cũng đừng coi trọng quá.

Hay ghen tị với người khác thì bạn sẽ có cuộc sống rất mệt mỏi (nguồn:Ngaymoionline)

2. Lấy nịnh bợ làm thói quen

Quỷ Cốc Tử từng nói: “Những người giỏi xu nịnh, tâng bốc trong lời nói và giả vờ biết mọi thứ thì không nên kết bạn.” Những người luôn tâng bốc chỉ cố gắng làm hài lòng bạn, suy cho cùng, họ không xứng đáng với một tình bạn sâu sắc.

Nếu bạn nịnh bợ có thể sẽ giành được hạnh phúc của người khác, nhưng bạn không thể khiến người khác thực sự ngưỡng mộ mình. Nếu bạn gặp một người chính trực và biết nhìn xa trông rộng, hành vi xu nịnh đó sẽ gây khó chịu và phản tác dụng với người đó.

Lại nói về Hòa Thân, ông ấy là sủng thần của Hoàng đế Càn Long. Tương truyền chính Hòa Thân đã nói với Càn Long: “Trung thần rồi cũng sẽ bị giết. Gian thần càng bị giết. Chỉ có nịnh thần là sống lâu nhất!”. Nịnh thần Hòa Thân rất giỏi quan sát tình hình, để ý sở thích, thói quen của Càn Long để làm vua vui lòng.

Hòa Thân hiểu rõ vị vua nhà Thanh yêu thích ngọc bích và từng phóng tác hàng trăm áng văn thơ về vẻ đẹp của chất liệu này nên đã nhiều lần dâng vua những trân phẩm từ ngọc bích. Miếng ngọc bội chạm khắc không chỉ làm từ ngọc quý mà còn khắc bài thơ của Càn Long, món quà này quả thực rất chu đáo, chắc chắn sẽ khiến hoàng đế hài lòng.

Nhưng sau cái chết của Hoàng đế Càn Long, Gia khánh đế đã kế vị ngai vàng. Hòa Thân vẫn áp dụng phương pháp xu nịnh đó, hy vọng lấy được sự sủng ái của Gia khánh đế, nhưng không ngờ Hòa Thân đã bị tịch thu toàn bộ tài sản trong nhà và bị ban cái chết.

Khi giao tiếp xã hội chúng ta đều biết rằng không ai là ngốc cả, chỉ là họ không vạch trần bạn mà thôi. Người được bạn khen họ vẫn cười nói vui vẻ với bạn ở bên ngoài nhưng kỳ thực người đó đã nhìn thấu bạn. Vì vậy hãy sống thành thật với chính nội tâm mình.

Nếu bạn thường xuyên nịnh bợ để lấy lòng, bạn sẽ mãi phải sống luồn cúi như vậy (nguồn:anphabe)

3. Thích gây chú ý và không muốn chịu thiệt

Nếu một người đạo đức giả đạt được thành quả nào đó, họ sẽ muốn cả thế giới biết đến điều đó. Điều đó là bởi vì những kẻ đạo đức giả luôn luôn khao khát sự chú ý của những người xung quanh, xuất phát từ thực tế rằng họ đã không học cách nuôi dưỡng điều đó từ trong chính mình.

Bạn khoe khoang tài sản của mình để nâng cao giá trị của bản thân và muốn gia nhập vào giới thượng lưu. Nhưng sự giàu có của cuộc sống không chỉ thể hiện bằng một chiếc xe hơi, một bộ quần áo, một chiếc đồng hồ hay một lời khoe khoang. Mà nó đến từ cảm giác hạnh phúc và sự vui vẻ từ nội tâm mình.

Trên nền tảng “Zhongyuan.com”, có một câu chuyện thế này, tại một cây xăng ở thị trấn Bạng Phụ, tỉnh An Huy, Trung Quốc có một tài xế xe hơi hạng sang nói với nhân viên đổ xăng: “Hãy đổ xăng giúp tôi”. Bình xăng ngay lập tức được đổ đầy và chi phí nhiên liệu hết 340 nhân dân tệ. Nhưng sau đó tài xế xe bất ngờ đạp ga phóng đi. Sau đó, nhân viên đổ xăng kể lại rằng tài xế đeo khẩu trang và xe không có biển số nên đã cố tình bỏ trốn. Điều chờ đợi tài xế sẽ là “sự trừng phạt nghiêm khắc” và sự lên án của xã hội.

Có tiền mua xe nhưng lại không có tiền đổ xăng. Một người có tính cách không tốt như vậy thì sẽ khó tồn lại dài lâu trong xã hội và họ bị mọi người xa lánh. Có thể, ngày hôm đó, một người có tính cách không tốt như vậy lại đang cùng bạn đi ăn tối ở một nhà hàng cao cấp, sau khi ăn uống no nê, họ chụp rất nhiều ảnh rồi đăng lên mạng xã hội. Nhưng khi thanh toán hóa đơn thì họ lại bỏ chạy trong nháy mắt, và bạn đã phải thanh toán hết số tiền đó. Vậy nên hãy biết tránh xa kiểu người như vậy, nếu không bạn sẽ phải thường xuyên chịu thiệt.

Họ thích gây chú ý bởi tài sản của mình và không muốn chịu thiệt (nguồn:cafef)

4. Luôn trông chờ vào may mắn

Có một câu chuyện ngụ ngôn là “ôm cây đợi thỏ”. Có một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây to. Đột nhiên có con thỏ đồng từ đâu chạy lại đâm vào gốc cây, đập đầu chết. Người cày ruộng thấy thế, bỏ cày, vội chạy đi bắt thỏ. Sau đó anh ta cứ ngồi khư khư ôm gốc cây, mong lại có thêm những con thỏ như vậy nữa. Nhưng đợi mãi, chẳng thấy thỏ đâu, lại mất một buổi cày. Thiên hạ thấy vậy, ai cũng chê cười.

Cuộc đời là đầy rẫy những thử thách và chông gai, không thể lúc nào cũng luôn gặp chuyện may mắn, cũng không thể thấy một sự tình cờ xảy ra trong cuộc sống đã vội coi là chuyện nhất định xảy ra giống như quy luật, điều này sẽ dẫn đến cách xử lý sai lầm trong công việc. 

Sống mãi kiểu ôm cây đợi thỏ như vậy, bạn sẽ không cải thiện được khả năng của bản thân (nguồn:elleman)

Giao tiếp giữa con người với nhau bắt đầu từ vẻ bề ngoài, sau đó hợp tác bằng tài năng và kết thúc mối quan hệ nếu hai bên không hòa hợp về tính cách. Vậy nên với những người có đạo đức không tốt họ chỉ có thể gặp những người cũng giống như vậy và sống như một trò cười trong mắt người khác. Một người thực sự đáng tin cậy sẽ giúp bạn ngay cả khi họ không ăn uống cùng bạn trong những nhà hàng sang trọng, không ngồi trên chiếc xe sang của bạn. Nhưng khi bạn cần sự giúp đỡ họ sẽ giúp bạn mà không cầu báo đáp.

Đương nhiên, trong cuộc sống chúng ta cũng từng phải đối mặt với những người có tính cách không tốt như vậy, tốt hơn hết là chúng ta nên tránh xa và tìm được con đường đi của riêng mình, cố gắng làm việc chăm chỉ, sống thành thật và thuận theo tự nhiên, thì vận khí của bạn cũng tốt, từ đó sự nghiệp cũng hanh thông.

Thùy Dung biên tập

Nguồn: aboluowang (Vương Hòa)

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x