Wednesday, October 9, 2024

Điêu khắc gia Frédéric Auguste Bartholdi ‘soi sáng thế giới’

Liên Quan

Điêu khắc gia Frédéric Auguste Bartholdi từng viết: “Hoài bão duy nhất của tôi là khắc tên mình dưới chân của các vĩ nhân và phụng sự cho các ý tưởng vĩ đại.”

Điêu khắc gia người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi vào khoảng năm 1880. Kho lưu trữ Thư viện Công cộng New York. (Ảnh: Tài sản công)
Điêu khắc gia người Pháp Frédéric Auguste Bartholdi vào khoảng năm 1880. Kho lưu trữ Thư viện Công cộng New York. (Ảnh: Tài sản công)

Ngày nay, điêu khắc gia Frédéric Auguste Bartholdi được biết đến nhiều nhất qua một tác phẩm điêu khắc đồ sộ mà ông gọi là “La Liberté Éclairant le Monde” (Tượng Nữ thần Tự do Soi sáng Thế giới). Chúng ta biết đến tác phẩm này như là Tượng Nữ thần Tự do. Kể từ năm 1886, bức tượng theo trường phái tân cổ điển bằng đồng có chiều cao 151 foot (46 mét) này, đã đứng trên bệ đỡ nhìn ra bến cảng của New York. Bức tượng đồ sộ, một biểu tượng cho nữ thần La Mã Libertas, được nâng đỡ bởi một dàn sắt do kỹ sư kết cấu người Pháp Gustave Eiffel xây dựng. Ông được nhiều người biết đến với công trình tháp Eiffel nổi tiếng ở thành phố Paris.

Vào năm 1871, khi đang thiết kế Tượng Nữ thần Tự do, ông Bartholdi đã viếng thăm Cảng New York và nhận thấy rằng Bedloe’s Island chiếm một vị trí nổi bật. Ông sẽ đặt bức tượng ở phía trên pháo đài Fort Wood có hình ngôi sao. Pháo đài được xây dựng vào năm 1806 và mãi về sau được đặt tên theo một người anh hùng trong Chiến tranh Hoa Kỳ-Anh Quốc năm 1812. Nhô lên từ chính giữa của ngôi sao 11 cánh đó, một bệ đỡ do kiến trúc sư Richard Morris Hunt thiết kế nâng đỡ bức tượng này. Vào năm 1846, ông Hunt theo học tại trường École des Beaux-Arts ở Paris — ngôi trường kiến trúc hàng đầu thế giới — nơi mà ông đã học phong cách kiến trúc hàn lâm được gọi là beaux-arts. Phổ biến từ giữa [thế kỷ 19] đến cuối thế kỷ 19, phong cách mỹ thuật beaux-arts dựa trên các nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm mỹ của trường phái tân cổ điển kiểu Pháp đồng thời kết hợp các yếu tố từ kiến trúc thời kỳ Phục Hưng và Baroque. Ông Hunt đã giới thiệu phong cách kiến trúc beaux-arts đến Mỹ quốc, thiết kế những dinh thự cho các gia tộc như nhà Vanderbilts và nhiều tòa nhà công cộng.

Chính trong chuyến viếng thăm Mỹ quốc vào năm 1871, ông Bartholdi đã gặp gỡ ông Hunt ở thành phố Newport, tiểu bang Rhode Island. Ông cũng gặp gỡ ông Frederick Law Olmsted ở New York. Ông Olmsted, kiến trúc sư cảnh quan người Mỹ, khi đó đang đệ trình bản thiết kế cho một đài phun nước trong một dự án Công viên Trung tâm. Đây sẽ là bản thiết kế đầu tiên được ủy thác trong số nhiều bản thiết kế công viên đô thị ở Mỹ quốc. Thậm chí ông Bartholdi còn được giới thiệu cho Tổng thống Ulysses S. Grant. Bị cuốn hút bởi phong cách sống của người dân Mỹ, ông đã bắt đầu một chặng hành trình bằng xe lửa đi xuyên Mỹ quốc. Ông đã viếng thăm Thác Niagara, tiếp tục đi đến thành phố Detroit, và đã đến Chicago vào tháng Tám năm đó. Ông cảm thấy ấn tượng với sự phát triển mạnh mẽ rõ rệt ở thành phố Chicago — gọi nơi đây là “most American” ([thành phố] đậm chất Mỹ nhất). Đó là nơi mà ông Bartholdi không rời mắt khỏi văn kiện gốc của “Emancipation Proclamation” (Tuyên ngôn trao trả quyền tự do), đã được Tổng thống Abraham Lincoln trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử Chicago. Ông trở lại Pháp quốc, háo hức bắt tay vào công việc xây dựng bức tượng đồ sộ dành cho Mỹ quốc của ông.

Lý tưởng hóa bức tượng Nữ thần đồ sộ

Kể từ năm 1886, bức tượng theo trường phái tân cổ điển bằng đồng cao 151 foot (46m) đã đứng trên bệ đỡ nhìn ra bến cảng của New York. Bản vẽ và thiết kế của Tượng Nữ thần Tự do, năm 1884. Thư viện Quốc hội. (Ảnh: Tài sản công)
Kể từ năm 1886, bức tượng theo trường phái tân cổ điển bằng đồng cao 151 foot (46m) đã đứng trên bệ đỡ nhìn ra bến cảng của New York. Bản vẽ và thiết kế của Tượng Nữ thần Tự do, năm 1884. Thư viện Quốc hội. (Ảnh: Tài sản công)

Ý tưởng về bức tượng này lần đầu tiên được ông Édouard de Laboulaye, một sử gia người Pháp, đề xướng. Cả ông Laboulaye và ông Bartholdi đều là thành viên của Union Franco-Americaine, một nhóm cống hiến cho các lý tưởng về độc lập và tự do mà cả hai nền cộng hòa cùng chung quan điểm. Khi gần đến lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Mỹ quốc, ông Laboulaye đã đề nghị trao tặng Mỹ quốc một món quà kỷ niệm mối liên minh giữa Pháp quốc và Mỹ quốc trong Chiến Tranh Độc Lập Hoa Kỳ. Ông Bartholdi đã trình bày các bản vẽ của mình về một bức tượng nữ thần đồ sộ với ngọn đuốc được nâng lên sẽ đóng vai trò như một ngọn hải đăng. Một số ghi chép nói rằng ông Bartholdi đã tạo bức tượng này phỏng theo hình mẫu của mẹ ông, bà Charlotte. Ông đã nói như vậy với Thượng nghị sĩ người Pháp Jules Bozerian.

Đây sẽ là một món quà từ người dân của Pháp quốc. Bức tượng này không được chính phủ tài trợ, mà là do tư nhân đóng góp. Người dân Pháp cuối cùng sẽ gây quỹ hơn 1,000,000 franc, tuy nhiên người dân Mỹ sẽ phải chi trả cho việc xây dựng một bệ đỡ phù hợp, mà việc này mất thời gian nhiều năm. Đến dịp Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Mỹ quốc, bức tượng mới chỉ xây xong phần bàn tay và ngọn đuốc. Vào năm 1876, ông Bartholdi và ngọn đuốc đã đến Triển lãm Quốc tế Kỷ niệm 100 năm — Triển lãm Thế giới đầu tiên tổ chức tại Hoa Kỳ — ở công viên Fairmount của thành phố Philadelphia. Ông Richard Morris Hunt đã thiết kế tòa nhà triển lãm chính nơi ngọn đuốc được trưng bày.

Bức ảnh bên trái là một bản vẽ kiến trúc của bệ đỡ cho Tượng Nữ thần Tự do, do kiến trúc sư Richard Morris Hunt thiết kế, năm 1882. Bản vẽ than chì trên giấy can. Thư viện Quốc hội. (Ảnh: Tài sản công) Bức ảnh bên phải cho thấy phần đầu (bên phải) của Tượng Nữ thần Tự do được trưng bày tại khu vườn Champ-de-Mars, Triển lãm Thế giới, Paris, năm 1878. Thư viện Quốc hội. (Ảnh: Tài sản công)
Bức ảnh bên trái là một bản vẽ kiến trúc của bệ đỡ cho Tượng Nữ thần Tự do, do kiến trúc sư Richard Morris Hunt thiết kế, năm 1882. Bản vẽ than chì trên giấy can. Thư viện Quốc hội. (Ảnh: Tài sản công) Bức ảnh bên phải cho thấy phần đầu (bên phải) của Tượng Nữ thần Tự do được trưng bày tại khu vườn Champ-de-Mars, Triển lãm Thế giới, Paris, năm 1878. Thư viện Quốc hội. (Ảnh: Tài sản công)

Tại Triển lãm Thế giới (Exposition Universelle) năm 1878 ở Paris, ông Bartholdi đã trưng bày ngọn đuốc và phần đầu của bức tượng. Tuy nhiên, nguồn quỹ đã đến chậm, đặc biệt là nguồn quỹ của người dân Mỹ dành cho phần bệ đỡ. Nhưng vào năm 1883, vị chủ báo tay trắng làm nên cơ đồ Joseph Pulitzer đã tiếp nhận công việc vĩ đại này. Ông đã châm chọc các triệu phú Thời đại Vàng Son (Gilded Age), khi nói rằng “mỗi người trong số họ đều có [đủ] tiền bạc để viết một tờ chi phiếu nhằm chi trả toàn bộ số tiền cần có mà không hề có cảm tưởng là họ đã chi một dollar.” Do vậy, ông Pulitzer đã chỉ trích giới nhà giàu và nhận được sự ủng hộ của người dân thường cho công việc vĩ đại này. Hơn 10 năm sau dịp lễ kỷ niệm 100 năm, cuối cùng bức tượng đóng kiện đã được gửi đến Đảo Bedloe (nay là Đảo Liberty), lắp ráp, và khánh thành. Vào năm 1886, ông Bartholdi đã đến New York để tham dự buổi lễ này.

Bàn tay to lớn và ngọn đuốc của Tượng Nữ thần Tự do của điêu khắc gia Bartholdi tại Triển lãm Kỷ niệm 100 năm lập quốc của Hoa Kỳ (Centennial Exhibition) ở thành phố Philadelphia, năm 1876. Thư viện Công cộng New York. (Ảnh: Tài sản công)
Bàn tay to lớn và ngọn đuốc của Tượng Nữ thần Tự do của điêu khắc gia Bartholdi tại Triển lãm Kỷ niệm 100 năm lập quốc của Hoa Kỳ (Centennial Exhibition) ở thành phố Philadelphia, năm 1876. Thư viện Công cộng New York. (Ảnh: Tài sản công)

Vào năm 1883, nữ thi sĩ người Mỹ Emma Lazarus đã lấy cảm hứng từ tác phẩm điêu khắc vĩ đại của ông Bartholdi để sáng tác bài thơ “The New Colossus” (Bức tượng đồ sộ mới). Bài thơ này được sáng tác như là một phần của cuộc đấu giá [tác phẩm] nghệ thuật và văn chương để gây quỹ xây dựng bệ đỡ cho bức tượng này. Vào năm 1903, những dòng thơ của bà đã được khắc lên một tấm bảng đồng gắn ở dưới chân bức tượng:

‘Cứ giữ lấy các vùng đất xa xưa, những vẻ tráng lệ huyền thoại của các người!’ Nàng thốt lên
Môi mím chặt. ‘Hãy trao cho tôi những người dân mệt nhoài, những người dân nghèo khó,
Những đám đông chen chúc đang khao khát hít thở tự do,
Những người khốn khổ khước từ bến bờ đông đúc của các bạn.
Trao ta, những người vô gia cư, bị dập vùi trong bão tố,
Ta sẽ giương cao ngọn đèn bên cạnh cánh cổng vàng kim!”

(Nguồn: Nguyễn Minh Hiển dịch)

Lễ kỷ niệm về quyền tự do trên hai bờ đại dương

Vào năm 1886, hàng ngàn khán giả đã tụ họp trên những chiếc thuyền gần Bedloe’s Island nhân dịp khánh thành bức tượng. Tác phẩm “Lễ khánh thành Tượng Nữ thần Tự do Soi sáng Thế giới” của họa sĩ Edward Moran, năm 1886. Tranh sơn dầu trên vải canvas. Bảo tàng Thành phố New York, New York. (Ảnh: Tài sản công)
Vào năm 1886, hàng ngàn khán giả đã tụ họp trên những chiếc thuyền gần Bedloe’s Island nhân dịp khánh thành bức tượng. Tác phẩm “Lễ khánh thành Tượng Nữ thần Tự do Soi sáng Thế giới” của họa sĩ Edward Moran, năm 1886. Tranh sơn dầu trên vải canvas. Bảo tàng Thành phố New York, New York. (Ảnh: Tài sản công)

Khi ông Bartholdi thực hiện chuyến đi cuối cùng đến Mỹ quốc vào năm 1893, nhà nhà đều biết đến tên tuổi của ông. Ông đã du hành đến Mỹ quốc trên con tàu chạy bằng hơi nước La Champagne của Pháp quốc. Bốn mươi bảy thành viên của Hiệp hội Kỹ sư Pháp quốc đã lên tàu. Khi con tàu này cập bến cảng, mọi người đã đồng thanh reo hò. Ông Bartholdi, nghĩ rằng bức tượng này không đủ rõ để nhìn thấy bởi vì đồng đã bị xỉn màu, nên đã ấp ủ ý định mạ lớp vàng lên bức tượng. Một cách vô tình ông đã lâm vào một cuộc tranh luận tài chính của người dân Mỹ, bản vị vàng so với bản vị bạc, khi đất nước đang gặp khó khăn trong một cuộc suy thoái. Các tờ báo đã rất thích thú đăng bài về việc này. Bức tượng Nữ thần Tự do chưa từng được mạ vàng, và cuối cùng sau nhiều năm chịu đựng gió mưa, bức tượng đã ngả sang màu đồng xanh quen thuộc.

Điêu khắc gia Bartholdi có một tầm nhìn khác. Ông muốn xây dựng “một kiểu đền Pantheon để tôn vinh nền Độc lập của Mỹ quốc.” Ông muốn thật nhiều danh nhân Mỹ quốc đứng quanh Tượng Nữ thần Tự do, bắt đầu với những tác phẩm điêu khắc Tổng thống Washington và Hầu tước Lafayette mà ông đã thực hiện theo yêu cầu của ông Joseph Pulitzer. Những tác phẩm điêu khắc này không lớn bằng Tượng Nữ thần Tự do, nhưng khá gần với kích thước người thật, và được trưng bày tại Triển lãm Thế giới Columbian (còn gọi là Triển lãm Thế giới Chicago) vào năm 1893.

Bức tượng Tổng thống Washington và Hầu tước Lafayette của ông Bartholdi tại Place des États-Unis, thành phố Paris. (Ảnh: NeydtStock/Shutterstock)
Bức tượng Tổng thống Washington và Hầu tước Lafayette của ông Bartholdi tại Place des États-Unis, thành phố Paris. (Ảnh: NeydtStock/Shutterstock)

Tuy nhiên, những tác phẩm này không được đón nhận nhiệt tình. Tờ New York Times đã đưa ra một lời đánh giá không mấy tán dương về tác phẩm, nói rằng bức tượng của Tổng thống Washington nên lớn hơn, bởi vì ông ấy là “một người đàn ông có chiều cao ngoại cỡ.” Với việc người ta không mấy hứng khởi với bức tượng này, ông Pulitzer đã tặng tác phẩm điêu khắc đó cho thành phố Paris. Vào ngày 01/12/1895, bức tượng đã được đặt tại Place des États-Unis (Quảng trường Hoa Kỳ). Những người tham dự gồm có đại diện của gia đình Hầu tước Lafayette, cũng như những nhân vật quan trọng khác.

Vào ngày 19/04/1900, ông Charles Baltzell Rouss đã trao tặng một bản sao của bức tượng Tổng thống Washington và Hầu tước Lafayette cho thành phố New York. Mặc dù không có “Đền Pantheon của Mỹ quốc,” nhưng ông Bartholdi đã sáng tạo ra một lễ kỷ niệm về điều gì đó vĩ đại trên hai bờ đại dương với một quy mô nhỏ hơn. Ông đã tôn vinh tình bằng hữu sâu sắc giữa hai nhà ái quốc đó, hai nhân vật mà tình yêu đối với tự do của họ đã giúp chúng ta có được đất nước này.


Bob Kirchman

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Ông Bob Kirchman là một họa sĩ minh họa kiến trúc đang sinh sống tại Quận Augusta, tiểu bang Virginia, cùng với vợ là bà Pam. Ông dạy học về nghệ thuật phòng tranh cho các sinh viên tại Hợp Tác Xã Trường Học Tại Gia của các Nhà Giáo Dục Cơ Đốc Giáo ở Quận Augusta.


Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img