Một di tích lịch sử ở Ích Dương – Hồ Nam vô tình được phát hiện. Sau khi khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 1 dữ liệu trên thẻ tre vô cùng giá trị. Nó thậm chí có thể lật lại lịch sự phát triển các triều đại, dường như có một triều đại khác tồn tại giữa nhà Tần và nhà Hán.
Trong bài hát “triều đại Trung Quốc” có một câu: “Tam đế và ngũ đế; Hạ, Thương, Chu, Xuân Thu, Chiến Quốc loạn lạc; Tần, Hán, Tam Quốc, Đông, Tây, Tấn, Nam – Bắc triều là đối thủ của nhau. Nhà Tùy, nhà Đường, ngũ đại, thập quốc, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Sau nhà Tần là nhà Hán.”
Tuy nhiên, thẻ tre (nguyên liệu ghép thành sách thời Trung Quốc cổ đại) được khai quật ở huyện Ích Dương, tỉnh Hồ Nam đã hé lộ một phần lịch sử chưa được biết đến. Hóa ra nhà Tần và nhà Hán không hề liền mạch; giữa hai triều đại này dường như đã tồn tại một triều đại chưa được con người ngày nay biết đến.
Thẻ tre dưới giếng cổ
Vào năm 2013, trong quá trình thi công một công trình xây dựng ở vùng núi quận Hách Sơn, thành phố Ích Dương, một số di tích lịch sử đã vô tình được phát hiện. Theo đó, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật di tích và cuối cùng họ đã tìm thấy 16 chiếc giếng cổ. Chúng có độ sâu từ 9 đến 10 mét. Từ trong giếng, người ta đã tìm thấy những thẻ tre ghép sách thời cổ đại.
Các chuyên gia đã phát hiện hơn 15.000 thẻ tre từ 11 chiếc giếng cổ. Chúng là tài liệu lưu trữ lịch sử quan trọng của bộ máy chính quyền huyện Ích Dương thời cổ đại. Các tư liệu này ghi lại dân số, diện tích đất, tài sản, thuế và phép tắc, công chính thời Chiến Quốc: Chu, Tần, Hán, Đông Ngô, Tam Quốc.
Các thẻ tre này ghi lại rất nhiều sự kiện lịch sử của các triều đại khác nhau có thể bù đắp cho việc thiếu xót dữ kiện lịch sử. Nó cung cấp trực tiếp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử của huyện Ích Dương trước thời Tam Quốc. Điều này đối với các nhà sử học là vô cùng giá trị.
Đặc biệt, tại giếng cổ số 8, người ta tìm thấy một thẻ tre, trên đó ghi bốn chữ “Trương Chu niên hiệu”; nó đã thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ học.
“Niên hiệu Trương Chu” có thể hiểu là thời kỳ trị vì của nhà Trương Chu. Bốn chữ này cũng đã được đề cập trong “Ngũ Đại”, nhưng có rất ít ghi chép liên quan đến. Vì vậy các chuyên gia cho rằng, có thể đã tồn tại một triều đại khác giữa hai triều đại nhà Tần và nhà Hán.
Trên thực tế, nước Tần và nước Chu có mối quan hệ sâu sắc nhưng cực kỳ tế nhị. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu quốc gia thành lập nên Trung Quốc, trong dân chúng nước Sở (một nước chư hầu của nhà Chu) thường nghe thấy câu nói “Vong Tần tất sở” (tạm dịch là nhà Tần tất diệt vong).
Cuộc nổi dậy chống lại nhà Tần
Quả nhiên, đến năm 209 trước Công nguyên, một đội quân do Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh đạo đã phát động một cuộc nổi dậy thành công và thành lập nên chế độ Trương Chu.
Khi ngọn cờ khởi nghĩa được phát động, chính quyền Ích Dương cũng ủng hộ phong trào này. Đó cũng là lý do giải thích cho việc tài liệu lịch sử ghi trên sách tre khai quật được ở địa điểm Ích Dương sử dụng 4 cụm từ “Niên đại Trương Chu”, và bị ném xuống giếng.
Ngay sau đó, Chương Hàm, vị tướng quân hung dữ của nhà Tần đã đàn áp cuộc khởi nghĩa. Từ đó tinh thần của đội quân nổi đậy Trần Thắng ngày một sa sút. Thậm chí đã có một cuộc xung đột lớn nổ ra trong nội bộ và đội quân nổi dậy đã trở thành một mớ hỗn độn.
Lúc đó, lính đánh xe tên Trang Giả đã ám sát thủ lĩnh Trần Thắng và đầu hàng quân Tần. Nhưng Lã Thần – người hầu cận Trần Thắng, đã phản công và thắng lợi trong trận chiến với quân Tần. Ông giết chết Trang Giả, báo thù cho Trần Thắng và cờ hiệu “Trương Chu” lại được giương cao.
Khi Tư Mã Thiên viết “Sử ký”, đồng hồ mặt trăng được gọi là “Tần và Chu ngắm trăng”, và chữ Chu trong đó có thể bao gồm “Trương Chu”. Chúng ta có thể thấy rằng, thực sự tồn tại triều đại Trương Chu ngắn ngủi giữa hai triều đại Tần và Hán.
Sau khi Lưu Bang xưng đế, đã phong Trần Thắng làm Ẩn Vương. Nhiều năm về sau người Hán vẫn thờ tự ông. Điều này cũng cho thấy sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của nhà Trương Chu trong lòng người dân nhà Hán.
Một số học giả hiện đại tin vào bài báo “Nói về Trương Chu”: Trong lòng người Hán, chế độ Trương Chu là một triều đại chính thống nằm giữa nhà Tần và nhà Hán, và tầm quan trọng của nó là không thể bàn cãi.
Muốn có được sự hiểu biết chân thật về lịch sử, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu qua sử sách hoặc di tích văn hóa của người xưa để lại. Lịch sử là sự thật, nhưng trong quá trình nghiên cứu, có thể con người sẽ luôn có được những phát hiện mới, thậm chí lật ngược lại dòng thông lịch sử cố hữu.
Minh Nguyệt biên dịch
Nguồn: Soundofhope. (Lý Tĩnh Nhu)
Xem thêm
Vạn Điều Hay