Saturday, July 27, 2024

Khi Chủ nghĩa Duy vật lấn lướt Tôn giáo

Liên Quan

Điều gì sẽ xảy ra khi sự hiểu biết của chúng ta về thế giới này đang phân thành hai nhóm đối kháng là khoa học và tôn giáo?

Trong phần đầu tiên của loạt bài này, chúng tôi đã đề cập đến sự khác biệt giữa triết học (lý luận) và thần thoại, đồng thời khẳng định rằng cả hai đều là những dạng tri thức cần thiết cho sự tồn tại của loài người. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, triết học đã thống trị tư duy đến mức nó loại trừ tất cả các phương pháp luận khác, và chính điều này đang làm nghèo nàn đi cuộc sống tích lũy [tri thức] và cộng đồng của chúng ta.

Về cơ bản, triết học giải thích cách mọi thứ diễn ra (vậy nên, đây là cách dễ dàng nhất, nhưng không phải là duy nhất, có thể chứng minh được bằng khoa học), còn thần thoại giải thích nguyên do mọi thứ xảy ra; nói cách khác chính là giải thích nguồn gốc của vạn vật (và cũng vậy, đây là cách dễ nhất, nhưng không phải là duy nhất, có thể chứng minh được bằng tôn giáo.)

Sự phóng đại của khoa học

Bức tranh “When Scholars Argue,” (Khi các học giả tranh luận) đăng trên Tạp chí Humoristic Monthly, năm 1890. Dòng chữ trên bức tranh này được dịch như sau: Điều đáng mừng là ở mọi thời điểm, khi các học giả tranh luận họ không lao vào ẩu đả như trong quán rượu, mà chỉ đấu trí với nhau. Nhưng NẾU mọi thứ từ lời nói trở thành nắm đấm, thì người ta sẽ không sai khi hình dung tình huống như những gì bạn thấy trong bức tranh ở đây, khi họ bước vào một cuộc tranh luận. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Bức tranh “When Scholars Argue,” (Khi các học giả tranh luận) đăng trên Tạp chí Humoristic Monthly, năm 1890. Dòng chữ trên bức tranh này được dịch như sau: Điều đáng mừng là ở mọi thời điểm, khi các học giả tranh luận họ không lao vào ẩu đả như trong quán rượu, mà chỉ đấu trí với nhau. Nhưng NẾU mọi thứ từ lời nói trở thành nắm đấm, thì người ta sẽ không sai khi hình dung tình huống như những gì bạn thấy trong bức tranh ở đây, khi họ bước vào một cuộc tranh luận. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Sự rạn nứt giữa thần thoại và triết học, cũng như giữa khoa học và tôn giáo gây ra những hậu quả đáng tiếc. Trong trường hợp của khoa học, sự rạn nứt này đã dẫn đến điều được gọi là chủ nghĩa duy khoa học (scientism), một kiểu phóng đại mà trong đó khoa học tuyên bố “như đinh đóng cột” về các vấn đề thuộc thần học và thần thoại dù không hiểu biết nhiều về chúng. Ví dụ, trong cuốn sách bán chạy nhất năm 2006 “The God Delusion” (Ảo Tưởng Về Thượng Đế) của tác giả Richard Dawkins, sự hiểu biết của tác giả cả về lịch sử và thần học đều bị hạn chế nghiêm trọng, cũng như rất thiên vị. Bản thân giáo sư Terry Eagleton là người theo thuyết bất khả tri (*), đã nhận xét về cuốn sách này như sau: “Quý vị hãy tưởng tượng ai đó đang giảng giải lằng nhằng về sinh vật học, nhưng kiến thức của họ về chủ đề này đến duy nhất từ “Sách Về Các Loài Chim Ở Anh Quốc”, và quý vị sẽ có được ý tưởng đại khái khá đáng buồn khi đọc về thần học của tác giả Richard Dawkins”.

Một số nhà khoa học thừa nhận về việc lạm dụng chủ nghĩa duy khoa học. Như nhà khoa học đạt giải Nobel Sir John C. Eccles đã bày tỏ trong cuốn sách “Evolution of the Brain: Creation of the Self” (Sự Tiến Hóa Của Bộ Não: Sự Sáng Tạo Của Cái Tôi) của ông rằng:

“Tôi khẳng định rằng bí ẩn về nhân loại đã bị trường phái khoa học giản lược hạ thấp một cách đáng kinh ngạc, cùng với lời tuyên bố của chủ nghĩa duy vật — hứa hẹn rằng cuối cùng sẽ chứng minh toàn bộ thế giới tâm linh bằng các mô hình hoạt động của tế bào thần kinh. Quan niệm này phải được xếp vào dạng mê tín dị đoan … Chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta là những sinh mệnh tâm linh có linh hồn tồn tại trong thế giới tinh thần, đồng thời cũng là những sinh mệnh vật chất có cơ thể và khối óc tồn tại trong thế giới vật chất,”

Nói cách khác: Khoa học không phải là khoa học khi nó đưa ra những giả định chưa được chứng minh về thực tế tối hậu — hay nói cách khác là giải thích cho câu hỏi “tại sao”.

Ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật lên tôn giáo

Một bức hình minh họa trong sách viết tay miêu tả nhà thần học Origen đang dạy giáo lý cho một nhóm học trò, năm 1700, của họa sĩ Jan Luyken. Bảo tàng Rijksmuseum, Amsterdam. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Một bức hình minh họa trong sách viết tay miêu tả nhà thần học Origen đang dạy giáo lý cho một nhóm học trò, năm 1700, của họa sĩ Jan Luyken. Bảo tàng Rijksmuseum, Amsterdam. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Trong trường hợp thần thoại và tôn giáo rạn nứt, điều này tạo ra một vấn đề khác. Khi một số nhà khoa học (và các phương tiện truyền thông phục vụ chính phủ, chuyên về vấn đề này) ủng hộ “chủ nghĩa duy vật hứa hẹn” (promissory materialism) dưới chiêu bài chân lý khoa học, đồng thời tấn công các chân lý của các tôn giáo, chúng tôi nhận thấy thuyết nghĩa đen (literalism) (tức là các văn bản có một và chỉ một ý nghĩa), và chủ nghĩa căn bản (tức là niềm tin nghiêm ngặt kéo theo hành động rằng “ý nghĩa” đó phải được tất cả mọi người chấp thuận) đang len lỏi vào — thậm chí là lao vào — những khoảng trống được tạo ra bởi sự sụp đổ của thần thoại và tư duy thần thoại.

Những người theo chủ nghĩa căn bản cuối cùng trở thành những người theo chủ nghĩa duy vật giáo điều, những người đơn giản là không thể chấp nhận, càng không thể hiểu được tư duy thần thoại; và những văn nhân tôn giáo tuân theo ‘thuyết nghĩa đen’ trở nên say mê diễn dịch các văn bản — vốn có sự khác biệt rất lớn với các cách hiểu mà những cộng đồng tín đồ trước đây từng hiểu về những văn bản đó.

Chẳng hạn, nhà thần học Origen (185–253 sau Công nguyên) là một ví dụ điển hình về một trong những vị Giáo phụ đầu tiên của Hội Thánh, ủng hộ việc tiếp cận thần thoại để giải thích Thánh Kinh, cũng như Thánh Augustine thành Hippo (354–430 sau Công nguyên) và Giáo hoàng Gregory I (540– 604 sau Công nguyên).

Những vấn đề của thuyết nghĩa đen pha trộn với chủ nghĩa căn bản

Một trong những đặc điểm nổi bật của thuyết nghĩa đen (literalism) là “văn bản có chọn lọc”: Một số văn bản thiêng liêng được khẳng định là điều đúng đắn, và do đó những văn bản nào có vẻ mâu thuẫn với luận điểm trọng tâm của các văn bản chọn lọc thì hoặc là bị bỏ qua hoặc là bị giải thích khác đi. Hơn nữa, thuyết nghĩa đen pha trộn với căn bản (fundamental literalism) đang, và sẽ, gặp phải những vấn đề với khoa học “chân thực”: Ví dụ rõ ràng nhất về điều này có lẽ là việc xác định niên đại của quá trình tạo ra thế giới so với câu chuyện trong Sáng Thế Ký. Tôi sẽ quay lại luận điểm này sau, nhưng hãy để tôi nói rõ lập trường cá nhân của mình: Tôi không phản đối khoa học, vì khoa học thì có rất nhiều (nhưng không phải tất cả) để dạy chúng ta về thế giới mà chúng ta đang sống.

Tuy nhiên, trước tiên [hãy xem] lối tư duy kiểu thần thoại mà các nhà thần học như Origen giảng dạy được hình thành như thế nào? Có nhiều biến thể về một chủ đề ở đây, nhưng tôi nghĩ điểm quan trọng là nhận ra rằng: có một cách hiểu văn bản theo nghĩa đen, có một cách hiểu không theo nghĩa đen (nghĩa hàm ẩn), và có một cách hiểu đạo đức hoặc tâm linh mà có thể vượt qua hoặc thay thế nhiều nghĩa khác.

Lấy ví dụ, một từ đơn giản “Jerusalem” trong Kinh Thánh. Từ này có nghĩa là gì? Khá rõ ràng, và theo nghĩa đen, đây có thể chỉ đang đề cập đến thành phố địa lý ở Israel. Nhưng ít rõ ràng hơn, từ này thực sự có thể nói đến một ý nghĩa hàm ẩn, chẳng hạn như Nhà thờ Mộ Thánh (Holy Church); hoặc cũng có thể biểu thị đức tin kiên định của bất cứ ai khao khát tầm nhìn về hòa bình vĩnh cửu; hoặc cuối cùng, hay thậm chí, như học giả cổ điển và trung cổ Harry Caplan đã lưu ý, “Jerusalem” là biểu thị cho cuộc sống của những thần dân trên Thiên Thượng, những người nhìn thấy Chúa ban khải tượng ở Zion. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào một ý nghĩa, thì chúng ta có thể đã bỏ lỡ những ý nghĩa khác. Mà ở đây chúng ta chỉ mới giải thích một từ! Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta tìm hiểu cả câu?

Các đoạn trong sách “Sáng Thế Ký” mô tả cảnh Chúa tạo ra mặt trời, mặt trăng, và các vì sao, muông thú, và con người dựa theo hình tượng của Ngài. (Ảnh: Wellcome Images/ CC BY 4.0)
Các đoạn trong sách “Sáng Thế Ký” mô tả cảnh Chúa tạo ra mặt trời, mặt trăng, và các vì sao, muông thú, và con người dựa theo hình tượng của Ngài. (Ảnh: Wellcome Images/ CC BY 4.0)

Vậy thì, hãy quay trở lại luận điểm trước đó: Một trong những xung đột nổi tiếng nhất giữa thần thoại và triết học liên quan đến niên đại sáng tạo. Tổng Giám mục Ussher là một nhà thần học người Anh sống vào thế kỷ 17 — một trong số nhiều người đã tính toán rằng thế giới bắt đầu vào năm 4004 trước Công nguyên, (ông thậm chí còn tính toán ngày, tháng, và thời gian [sáng tạo ra thế giới] năm 4004 trước Công nguyên!). Nhiều nhà thần học khác cũng tính toán các ngày tháng khác, nhưng bất kể ngày tháng đó là gì, thì đều khác xa so với những tính toán của khoa học.

Dẫu vậy, chúng ta cũng hãy nói rõ ở đây rằng: Các tính toán khoa học về niên đại gần đúng của nguồn gốc Vũ trụ và Trái đất cũng đã thay đổi trong 100 năm qua. Liệu các nhà khoa học có thay đổi một lần nữa chăng? Theo sự dẫn dắt của các bằng chứng mới thì có vẻ nhiều khả năng họ sẽ làm như vậy, và vì thế, quan niệm rằng bằng cách nào đó có một đáp án đúng hoặc vững vàng cho vấn đề này — thì đã là có vấn đề rồi.

Nhưng vấn đề là, việc cố gắng đọc Kinh Thánh như thể đây là cuốn sách giáo khoa khoa học được thiết kế để cung cấp cho chúng ta ngày tháng sáng tạo thế giới về cơ bản là đang hiểu sai Kinh Thánh, và điều này mở rộng sự chia rẽ giữa khoa học và tôn giáo theo cách hoàn toàn không cần thiết.

Điều thú vị là, có một điểm chung giữa chủ nghĩa khoa học và chủ nghĩa căn bản — đó là tìm kiếm sự chắc chắn — hoàn toàn tránh né sự mơ hồ, mong muốn mãnh liệt được tin tưởng hoặc tán thành các văn bản bất biến hoặc sự thật không thể bác bỏ.

Tuy nhiên, sự chắc chắn trong khoa học chỉ là suy đoán khi nhiều nhà khoa học lỗi lạc và kiệt xuất nói với chúng ta rằng: “Nếu bạn nghĩ khoa học là điều chắc chắn — chà, đó chỉ là sai lầm từ phía bạn,” nhà vật lý lý thuyết Richard Feynman từng đạt giải Nobel vật lý cho hay. Và nếu điều đó vẫn chưa đủ thuyết phục, thì chính lịch sử khoa học cũng đã nói cho chúng ta biết về các chân lý, những mô hình, sự chuyển đổi mô hình, và sự thay đổi.

Văn bản thiêng liêng đa nghĩa

Có một trường hợp lập luận rất mạnh mẽ rằng Sách Khải Huyền là một bài thơ. Bức tranh “Saint John the Evangelist” (Phúc âm của Thánh John), do họa sĩ Domenichino vẽ khoảng giữa năm 1624–1629. Phòng trưng bày Quốc gia, London. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Có một trường hợp lập luận rất mạnh mẽ rằng Sách Khải Huyền là một bài thơ. Bức tranh “Saint John the Evangelist” (Phúc âm của Thánh John), do họa sĩ Domenichino vẽ khoảng giữa năm 1624–1629. Phòng trưng bày Quốc gia, London. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Tương tự, khi chúng ta xem Kinh Thánh một cách sơ lược nhất, chúng ta thấy rằng đây không hẳn là một cuốn sách, mà là một bộ gồm 66 cuốn sách (theo truyền thống Tin Lành) với một lượng lớn các tác giả, trải qua khoảng thời gian dài của lịch sử nhân loại, và hơn nữa, còn thuộc nhiều thể loại phong phú khác nhau. Xin lưu ý điểm cuối cùng này: Các thể loại khác nhau yêu cầu chúng ta đọc mỗi văn bản theo một cách khác nhau. Chẳng hạn, chúng ta sẽ không nghĩ rằng đọc một cuốn tiểu thuyết, đọc một bức thư tình, đọc một cuốn sách dạy nấu ăn, đọc một hợp đồng kinh doanh, hay một bài thơ .v.v. — nên hoặc có thể — đọc bằng cùng một cách giống nhau.

Do đó, Kinh Thánh bao hàm những câu chuyện lịch sử, văn học thông thái, thư từ và thư tín, bài giảng, truyện ngụ ngôn, văn học khải huyền và tiên tri, các luật lệ và những điều răn đạo đức, những chỉ dẫn của Linh mục và Giáo hội, các cuộc tranh luận về thần học và sự cứu rỗi, thơ ca (một số lượng lớn), .v.v. Ở đề mục cuối cùng này, đáng kinh ngạc khi chúng tôi thấy có một số người nói rằng hơn 30% Kinh Cựu Ước thực sự là thơ ca.

Không chỉ có các văn bản rõ ràng như các bài Thánh Thi mới là thơ. Có một trường hợp lập luận rất mạnh mẽ rằng Sách Khải Huyền là một bài thơ. Nhà văn Nick Page trong cuốn sách đầy lôi cuốn “Revelation Road” (Con Đường Mặc Khải) của mình, đã mô tả Thánh John — tác giả của Sách Khải Huyền là “một nhà thơ”. Đó là lý do vì sao cuốn sách này khiến nhiều người bối rối. Bởi vì độc giả vẫn đọc Sách Khải Huyền như một tác phẩm văn xuôi. Đọc thơ khác hoàn toàn so với đọc văn xuôi — khác xa; trên thực tế, một trong những đặc trưng chính của thơ trái ngược với văn xuôi, đó là tính ẩn dụ vốn có của thơ phú. Đúng vậy, nếu là một bài thơ thì Khải Huyền còn có những nội hàm gì?

Khi chúng ta nghĩ về điều này, có một sự đối xứng đáng yêu khi xem sách Khải Huyền là thơ ca. Đây là cuốn sách cuối cùng của Kinh Thánh, và Sáng Thế Ký là cuốn sách đầu tiên, đặc biệt là các chương đầu của thời kỳ tiền Abraham, cũng chứa một lượng lớn thơ ca. Vậy thì liệu đây có phải là loại văn bản mà chúng ta nên dựa vào đó để ước tính tuổi khoa học của Trái Đất không?

Thêm nữa, việc biết chính xác ngày tháng, độ tuổi, hoặc thời khắc hình thành Trái Đất, hay Vũ trụ, có thực sự quan trọng theo cách hoàn toàn có ý nghĩa hay không? Ví dụ: nếu Trái đất không được tạo ra vào năm 4004 trước Công nguyên, mà được tạo ra vào năm 4005 trước Công nguyên, thì liệu điều đó có khiến mọi thứ khác đi đối với chúng ta không? Hoặc nếu Trái đất ra đời vào năm 40,000 trước Công Nguyên, hay 400,000 năm trước Công Nguyên, thậm chí là 4 triệu năm trước Công Nguyên thì sao? Điều đó liệu có ảnh hưởng đến thực tại tâm linh của nhân loại không? Có điều gì quan trọng trong cuộc sống của chúng ta đang phụ thuộc vào sự kiện thực tế (fact) này không (hay tôi nên nói là “giả định” (factoid)? Gần như là không.

Trên thực tế, điều quan trọng hơn nhiều so với việc biết chính xác thời điểm xảy ra sự sáng tạo, là chúng ta biết rằng đã có sự sáng tạo và sự sáng tạo đó chỉ có thể xảy ra bằng sự can thiệp của một Trí Huệ Thiêng Liêng, mà theo truyền thống Tây phương, chúng ta gọi là Chúa.

Luận điểm thứ hai nêu trên được tóm tắt một cách xuất sắc trong cuốn “Canceled Science” (Tẩy chay Khoa học) của giáo sư vật lý Eric Hedin: “Hư không không thể sáng tạo ra thứ gì, bởi nếu có khả năng này, thì phải có thứ gì đó, mà như vậy thì chẳng có hư không. Từ đây, chúng ta có thể kết luận rằng một ‘thứ gì đó’ đã luôn tồn tại, bởi vì ‘thứ gì đó’ vẫn hiện hữu rành rành ngay lúc này. Cho đến nay, chúng ta cũng chỉ đang sử dụng logic mà thôi.” “Thứ gì đó” mà đã luôn luôn tồn tại, chúng ta gọi là Thượng Đế.

Trong phần 3 của loạt bài này, chúng ta sẽ đề cập đến cuốn sách Sáng Thế Ký để thấy những điều kỳ diệu mà thơ ca (thần thoại) khải thị về Chúa, về tạo vật, và loài người. Những điều kỳ diệu này quan trọng hơn nhiều so với việc cố gắng truy ngược các phả hệ nhằm xác định niên đại theo nghĩa đen, dù tôi hy vọng điều đó sẽ chứng minh được.

Tác phẩm “The Creation,” (Sự Sáng Tạo) của họa sĩ Lucas Cranach vẽ năm 1534, từ bản dịch Kinh Thánh năm 1534 của nhà thần học Martin Luther. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Tác phẩm “The Creation,” (Sự Sáng Tạo) của họa sĩ Lucas Cranach vẽ năm 1534, từ bản dịch Kinh Thánh năm 1534 của nhà thần học Martin Luther. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Phần 1: Khi nền văn hóa đánh mất mối liên kết với thần thoại

Phần 3: Sự Sáng Tạo về Ý nghĩa và Vẻ đẹp: ‘Sáng Thế Ký’ Chương 1

(*) Thuyết bất khả tri là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay sai của một số tuyên bố nhất định – đặc biệt là các tuyên bố thần học về sự tồn tại của Chúa Trời hay các vị thần – là chưa biết và không thể biết được hay không mạch lạc. Một số người theo thuyết bất khả tri suy diễn rằng các tuyên bố đó không liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống.


Bình An biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times


James Sale

BTV Epoch Times Tiếng Anh

James Sale là một doanh nhân người Anh sở hữu công ty Motivational Maps Ltd., hoạt động tại 14 quốc gia. Ông là tác giả của hơn 40 cuốn sách về quản lý và giáo dục từ các nhà xuất bản quốc tế lớn như Macmillan, Pearson và Routledge. Với tư cách là một nhà thơ, ông đạt giải nhất trong cuộc thi The Society of Classical Poets’ 2017 (Hiệp Hội Các Nhà Thơ Cổ Điển Năm 2017) và đã phát biểu tại hội nghị chuyên đề đầu tiên của nhóm được tổ chức vào tháng 06/2019 tại Câu lạc bộ Princeton ở New York.

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x