Tác giả: Lưu Hiểu
[ChanhKien.org]
Phật giáo cho rằng, con người là luân hồi trong lục đạo, trong “lục đạo” có đạo súc sinh. Cũng chính là nói, trong luân hồi ở thế gian, con người có thể chuyển sinh thành người, cũng có thể chuyển sinh thành động vật, mà động vật cũng có thể chuyển sinh thành người. Mà chuyển sinh thành người hay động vật đều là có liên quan đến nhân đã được gieo từ đời trước.
Thời Thanh có người tên là Từ Lạp Am đã kể một câu chuyện, nói rằng có một người thân đi làm ăn ở Quan Đông, lâu ngày không thấy về thăm nhà, người nhà vô cùng lo lắng, liền phái người em đi tìm kiếm. Kết quả hai anh em gặp nhau trên đường, không tránh khỏi buồn vui lẫn lộn. Huynh trưởng vì còn món nợ chưa thu được, mặc dù rất nhớ vợ ở nhà nhưng không thể về ngay được, liền để người em nấn ná chờ thêm mấy ngày. Sau đó, người em muốn về nhà trước, huynh trưởng liền viết bức thư đồng thời gửi kèm 50 lượng bạc đưa cho người em mang về giao cho chị dâu.
Sau khi người em về đến nhà, nghĩ rằng anh trai phải mất một thời gian nữa mới trở về nên dự định tạm sử dụng số bạc này vào mục đích khác. Do đó, lúc chị dâu hỏi cậu: “Có tin tức gì của huynh trưởng không?”, cậu liền mượn cớ là chưa tìm được huynh trưởng.
Một hôm, người em dự tính đi đến nhà nhạc phụ, liền mượn con la của một người trong thôn để cưỡi. Kỳ lạ là, người em quất thế nào con la cũng không đi. Trong lúc giằng co, đột nhiên con la nói: “Tôi là Tiểu Ngũ nhà họ Nguyễn, vì nợ một người 50 lạng bạc, sau khi chết Diêm Vương phạt chuyển sinh thành con la để trả nợ đời trước. Người đó cho cậu mượn tôi để cưỡi là chuyện thường tình, nhưng nếu hôm nay cậu nhận uỷ thác của huynh trưởng mang bạc về, mà lại giấu chị dâu lừa huynh trưởng lấy số bạc đó thì cũng chẳng khác gì món nợ tôi đã mắc phải, nếu muốn tôi tiến về phía trước thì cậu phải trả món nợ, cậu lại còn đánh tôi sao?”
Người em sau khi nghe xong vô cùng kinh ngạc, cũng rất sợ liền không đi sang nhà nhạc phụ nữa, mà quay về nhà. Sau khi mang con la đi trả, liền mang thư và tiền huynh trưởng gửi đi tìm chị dâu nói rõ sự thật.
Con la này vì mắc nợ mà từ người chuyển sinh làm súc sinh, nhưng lại có thể khuyên người trả lại tiền mà giữ được tình huynh đệ, sau khi âm phủ biết được thì còn cho nó đầu thai làm người.
Còn có một chú chó được một thương nhân triều Thanh nuôi dưỡng, cực kỳ hung dữ, nhìn thấy người mũ áo chỉnh tề đi vào, nó không bao giờ sủa, nhưng nếu thấy người quần áo rách rưới bước vào, nó không những sủa dữ dội mà còn cắn người đó. Đặc biệt là vào ban đêm. Vì thế bạn bè của thương nhân nếu muốn đến nhà, bắt buộc phải ăn mặc chỉnh tề. Mà thương nhân từ sau khi nuôi chú chó này, trong nhà chưa từng bị mất trộm.
Một đêm nọ, có một tên trộm trèo tường vào. Chú chó hung dữ này đã dẫn những chú chó khác đến bao vây xung quanh tên trộm, vừa sủa vừa cắn, tên trộm không cách nào thoát được. Trong lúc hoảng loạn, tên trộm nhìn thấy một thùng cao trong sân liền nhảy vào đó trốn, định đợi đến khi đàn chó rời hết đi rồi tẩu thoát. Nhưng ai mà biết được đàn chó bao vây thùng không rời một bước, tên trộm không cách nào thoát thân.
Sau khi trời sáng, thương nhân nhìn thấy đàn cho vây quanh chiếc thùng, không biết có chuyện gì. Mở thùng ra mới phát hiện bên trong là tên trộm. Tên trộm đã nói rõ sự thật và cầu xin được tha. Vì chưa mất mát gì nên thương nhân đã thả tên trộm.
Vài năm sau, chú chó trung thành này đã già đi và rụng rất nhiều lông. Một đêm nọ, chú chó nói với thương nhân: “Đời trước vì bần cùng mà khó qua khỏi, may mà được ông cứu giúp, nuôi tôi một năm. Sau này, tôi khởi tâm bất lương, muốn lấy tiền của nhà ông, nhưng bị phát hiện rồi đuổi đi. Trong tâm tôi oán hận nên ở ngoài chửi rủa ông. Sau khi chết đi âm phủ phạt tôi làm chó cho nhà ông. Hôm nay, nợ đã trả xong, có thể đi rồi”.
Ngày hôm sau, chú chó chết, thương nhân nhớ đến công siêng năng canh gác đã mang nó đi chôn cất.
Đây là hai câu chuyện muốn cho thế nhân thấy được, người ở trên thế gian làm gì đều phải hoàn trả.
Tham khảo tài liệu: Chỉ văn lục
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/277581
Ngày đăng: 27-01-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.
ChanhKien.org