Saturday, September 14, 2024

Luân hồi ký sự: Bão táp mưa sa (6) | Khám phá sinh mệnh

Liên Quan

Tác giả: Tiểu Liên

[ChanhKien.org]

Trong quá trình tu luyện, chúng ta đều minh bạch rằng có rất nhiều khi nhận thức đối với một vấn đề của những người tu luyện khác nhau là bất đồng, bởi vì góc độ nhìn nhận vấn đề, tâm thái, tầng thứ… của mỗi người đều không giống nhau, vậy nên mới xuất hiện tình huống như vậy.

Vậy nên có rất nhiều khi trong hữu ý hoặc vô ý chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta đang ngộ Pháp đúng hoặc đang làm đúng, thường hay tùy tiện phủ định người khác, thậm chí nói năng không thèm để ý đến ai. Đã như vậy, còn nghĩ rằng bản thân mình đang đứng trên Pháp.

Cá nhân tôi vẫn thường cảm thấy rằng chân chính dựa trên Pháp không nằm ở bản thân của sự việc hay ngộ Pháp ra sao, mà là vấn đề tâm thái. Đối với mỗi lời Sư Phụ giảng không áp dụng một cách máy móc, dùng Pháp đối chiếu bản thân, thời thời khắc khắc nhìn vấn đề ở bản thân mình, chứ không phải biến Pháp trở thành cây gậy đánh người.

Khi chúng ta dụng tâm không đúng, thì dù cho chúng ta có trích dẫn rất nhiều lời Sư phụ giảng để chứng minh rằng nhận thức Pháp hoặc cách làm của bản thân là chính xác, người khác ngộ Pháp sai lệch, kỳ thực trong những lúc như vậy chỉ là đang che giấu một chấp trước rất mạnh ẩn sâu nơi thâm tâm của chính chúng ta, mà không phải là thực sự từ bi với đối phương, cùng đối phương đề cao.

Còn một điểm nữa, mỗi người có cách tu bỏ nhân tâm khác nhau, chúng ta nên sắp đặt cho đúng quan hệ giữa bản thân và Sư phụ, chúng ta cùng lắm cũng chỉ là cảnh tỉnh đồng tu một chút, chứ không thể an bài hoàn cảnh và phương thức để đồng tu tu bỏ nhân tâm như thế nào. Như vậy là tuyệt đối không được.

Bài chia sẻ này sẽ nói về câu chuyện xảy ra vào thời nhà Hạ, nhân vật chính Hiểu Vân cùng với Thù Cần do cảnh giới khác nhau nên đã xảy ra một câu chuyện như sau:

Hai nhân vật chính trong câu chuyện này lần lượt là đệ tử của hai sư muội. Bởi vì tính cách của Hiểu Vân và Thù Cần không giống nhau: Hiểu Vân là bậc anh hùng nữ kiệt, Thù Cần thì là tiểu thư khuê các, vì vậy phong cách xử lý sự việc của hai người đều không giống nhau. Đồng thời, bởi vì quá trình trưởng thành của hai người cũng không giống nhau: Hiểu Vân sinh ra trong một gia đình có cha là võ quan, còn phụ thân của Thù Cần lại là một người thợ thủ công tài hoa.

Sau này, nhân duyên xảo hợp, cả hai người họ đều đến núi Không Động và gặp được sư phụ của mình tại đây.

Phương pháp tu luyện mà sư phụ của hai người truyền dạy cho họ trên thực chất không khác biệt là mấy, chỉ là trên biểu hiện và do sự khác biệt về cảnh giới của hai sư phụ cho nên trên một số phương diện có sự lý giải bất đồng.

Hai người ở trên núi được hơn 20 năm, khi tuổi tác đã gần tứ tuần, cả hai đều được sư phụ phái xuống núi để quảng kết thiện duyên, chuẩn bị cho tương lai sau này. Kết quả là, sau khi xuống núi, Hiểu Vân Và Thù Cần đã cùng đồng hành với nhau. Sau này, trên đường đi họ nhìn thấy một dinh phủ rất đẹp, nguyên là nơi ở của một vị quan rất lớn trong triều khi đó.

Sau khi nhìn thấy dinh phủ, Hiểu Vân nói: nơi này sắp có hỏa hoạn. Thù Cần nói, lát nữa trời sẽ đổ mưa, nơi này sẽ không bị thiệt hại nhiều lắm, bách tính xung quanh cũng sẽ đến giúp đỡ dập lửa, quân vương cũng sẽ ra tay giúp đỡ.

Một lát sau, quả nhiên toàn dinh phủ có hỏa hoạn, trong lúc lửa đang cháy thì trời liền đổ một trận mưa lớn, ngọn lửa rất nhanh bị dập tắt, bách tính xung quanh cũng thay nhau chạy đến dập lửa.

Kỳ thực khi mọi người chạy đến thì ngọn lửa đã được dập tắt rồi, thấy mọi người nhiệt tình giúp đỡ nên gia nhân của phủ đệ đã lấy ra một chút đồ ăn phát cho mọi người. Sau khi ăn xong, mọi người đều rời đi.

Vài ngày sau đó, nghe nói rằng quân vương ban cho người này một ít đồ, xem như là một chút an ủi với vị ấy.

Có một lần, khi đang đi trên đường, hai người họ vì tránh không kịp nên đã bị một con ngựa trong lúc thất kinh đá cho bị thương. Mặc dù vết thương không nặng, nhưng rốt cuộc cũng bị thương rồi, Thù Cần có chút buồn bã. Lúc đó, Hiểu Vân lại rất lạc quan nói rằng: “Lần bị thương này đã nhắc nhở ta rằng việc tu luyện thân thể cũng không thể thiếu được, nếu chỉ tu luyện tâm tính vẫn là không đủ”. Thù Cần nghe xong cảm thấy rằng rất có đạo lý. Vì vậy, từ đó trong sự tu luyện, hai người họ không chỉ chú trọng tu tâm tính mà còn chú trọng hơn việc tu luyện ở các phương diện khác bên ngoài. Qua 10 năm sau, thân thể của họ đã đạt đến cảnh giới mà không một sức mạnh nào từ bên ngoài có thể làm tổn thương được.

Đây chính là:

Hạ sơn vân du ngộ đáo sự;

Quan điểm bất đồng bất tự thị;

Toàn diện hoành lượng đắc kết luận

Hỗ tương bao dung tướng phù trì.

Tạm dịch:

Xuống núi vân du khi gặp chuyện;

Quan điểm bất đồng không tự phụ;

Suy xét toàn diện để kết luận;

Bao dung cho nhau cùng nâng đỡ.

Lời cuối chuyện:

Câu chuyện này tuy nhỏ nhưng qua đó lại thấy được những người tu luyện khác nhau khi gặp phải cùng một sự việc thì vì cảnh giới, giác độ khác nhau mà cách nhìn nhận cũng không giống nhau. Vì vậy, khi bắt gặp những lúc quan điểm không giống nhau, chúng ta cần phải học cách nhìn nhận toàn diện, không nên vội vàng phủ nhận người khác. Cho dù quan điểm của đối phương có chút vấn vấn đề, thì cũng cần nhìn ra vấn đề nằm ở chỗ nào, và phương diện nào còn có thể lĩnh hội tiếp thu được. Cá nhân tôi nghĩ rằng có thể làm được điều này thì có thể nhanh chóng đề cao.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/272505

Ngày đăng: 04-01-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x