Sunday, October 6, 2024

Một không gian liên thông hai thời không, giấc mộng kỳ lạ hóa chân thực | Văn Hóa và Nghệ Thuật

Liên Quan

Trong sách “Động linh tục chí – quyển 5” của Quách Tắc Vân, một nhân vật nổi tiếng vào cuối triều đại nhà Thanh, đầu thời Trung Hoa Dân Quốc đã ghi chép lại một câu chuyện khiến người ta phải kinh ngạc tán thán. Nhân vật chính của câu chuyện là một thôn dân, mùa đông năm nọ, trên đường đến thị trấn lân cận để thăm người bạn, anh ta đã trải qua một “cuộc gặp gỡ kỳ lạ”. Hơn nữa, những cảnh tượng trong giấc mộng của anh ta lại đối ứng với những gì xảy ra trong hiện thực. Dưới đây là những trải nghiệm mà người thôn dân này đã trải qua.

Người thôn dân này trong một lần đến thị trấn lân cận để thăm người bạn, thì trên đường đột nhiên xuất hiện một trận tuyết lớn, bầu trời dần tối, anh ta không biết làm thế nào. Xung quanh hoang vắng, trước không thấy làng, sau không thấy quán. May mắn thay, anh ta trông thấy một ngôi miếu hoang ở bên đường, liền tạm thời nương thân ở đó.

Ngôi miếu cổ này rất to lớn, anh ta nằm nghỉ tại một gian phòng nhỏ, dần dần chìm vào giấc mộng. Ngôi miếu xuất hiện trong mộng cũng chính là ngôi miếu trong hiện thực. Tuy nhiên, ngôi miếu trong mộng này lại rất nguy nga tráng lệ, hơn nữa trong sân lớn có rất nhiều xe ngựa tập trung một chỗ cùng rất nhiều vị Thần minh tụ hội. Dường như họ đang thảo luận về một sự việc quan trọng. Anh ta nấp vào một chỗ và kinh ngạc quan sát những điều đang diễn ra trước mắt. Đột nhiên, một vị quan sai dịch mặc y phục màu xanh báo cáo với các chư Thần rằng: “Vẫn còn thiếu một người đánh xe nữa, vừa hay có linh hồn của một người còn sống đang ở đây, có thể tạm thời để anh ta làm người đánh xe.” Sai dịch bèn gọi anh ta ra. Lúc này anh ta mới biết hóa ra mình sớm đã bị phát hiện rồi, bất kỳ sự việc nào cũng không qua được mắt Thần.

Anh ta được Thần minh chỉ định ngồi lên một chiếc xe đi theo đoàn, đến một ngôi làng nọ. Tại cổng làng có một ông lão râu tóc bạc trắng đang kính cẩn chờ đợi chư Thần đại giá quang lâm. Thì ra đây chính là Thần Thổ địa cai quản địa phương đó. Họ đi theo Thần Thổ địa đến trước một ngôi nhà lớn có nhiều sân nối với nhau, vô cùng hào hoa. Vị Thần minh đi đầu trực tiếp tiến vào bên trong, và dặn dò Thần Thổ địa rằng: “Nhà này tội ác cùng cực, sẽ giao cho hỏa bộ hành hình xử tử, phụng theo ý chỉ của Thượng Thiên, tuyệt không để một người nào thoát tội. Do đó, các quan sai dịch liền tiến hành đo đạc diện tích đất của ngôi nhà, đếm số lượng phòng và đối chiếu nhân khẩu trong gia đình đó. Sau khi nhiệm vụ kết thúc, họ quay trở lại ngôi miếu cổ. Vị quan sai dịch mặc y phục màu xanh cảm tạ anh ta rồi đưa cho anh ta 100 văn tiền xem như là tiền thù lao.

Sau khi tỉnh lại, anh ta phát hiện tuyết đã ngừng rơi, liền tiếp tục lên đường. Mới đi được vài bước thì anh trượt chân ngã sóng soài, không ngờ lại tìm thấy một xâu tiền đồng trong tuyết. Số tiền này giống 100 văn tiền mà vị sai nha trong giấc mộng đã cho anh ta.

Khi anh ta vừa đến nhà người bạn ở thị trấn lân cận thì mới biết gần đó xảy ra một vụ thảm kịch. Một ngôi nhà lớn giàu có trên thị trấn vào nửa đêm đã xảy ra trận hỏa hoạn. Vì đang mùa đông nên các cửa đều đóng chặt, cả gia tộc không một ai trốn thoát. Thôn dân đều cho rằng nhà giàu nọ gặp nạn tử vong hết thảy đều là kết cục của ác hữu ác báo. Bởi vì nhà giàu này đã dùng thủ đoạn bất chính để phát tài, thường xuyên cho vay nặng lãi trong suốt thời gian dài. Họ hoành hành bá đạo, làm ra rất nhiều việc xấu, hơn nữa còn cấu kết với tham quan ô lại. Ai nấy đều sợ họ như cọp dữ, nhưng lại không làm được gì.

Người thôn dân này bèn đem những trải nghiệm của mình trong lúc nguyên thần ly thể tại ngôi miếu cổ kể với mọi người. Ai nấy đều cảm thấy đây là một loại nhân quả báo ứng do lực lượng thần bí thực hiện. Tất cả đều thán phục rằng báo ứng quả thật không sai một ly.

Trải nghiệm này của anh ta mang một ý nghĩa sâu sắc, thể hiện rõ ràng rằng họa phúc của nhân gian không phải ngẫu nhiên. Thiên đạo hữu tri, thiện ác hữu báo, trong u minh chư Thần đều đang chấp hành nhân quả báo ứng.

Ghi chép thêm: Tác giả của “Động linh tục chí” là Quách Tắc Vân (1882-1947, tự là Trập Vân, hay còn gọi là Dưỡng Vân, Dưỡng Hồng, hiệu Khiếu Lộc). Ông luôn sưu tầm những câu chuyện kỳ lạ nhưng chân thực, đáng tin.

Quách Tắc Vân là một người có khí phách, xuất thân nhà quan, là chắt của Tổng đốc Hồ Quảng Quách Bá Âm, con trai trưởng của Hữu Thị lang bộ Lễ Quách Tăng Hân, chắt rể của Phác Học đại sư Du Việt. Quang Tự năm thứ 29 (1903) ông đậu tiến sĩ. Vào tháng Năm nhuận năm đó, ông được cải làm Hàn Lâm Viện Thứ cát sĩ, giữ chức Tản quán thụ biên tu. Quang Tự năm thứ 33 (1907), ông sang Nhật Bản du học tại đại học Waseda. Sau khi về nước, ông nhiều lần đảm nhiệm chức Thư ký thứ hai cho Tổng đốc ba tỉnh phía đông Từ Thế Xương, Tri phủ Kim Hoa tỉnh Chiết Giang, Đề học sử tỉnh Chiết Giang, Đạo đài đạo Ổn Xử tỉnh Chiết Giang, v.v. Kháng chiến bùng nổ, sau khi Bắc Bình thất thủ và rơi vào tay giặc, ông từ chối giữ các chức vụ trong chính phủ như “Cố vấn hiệp hội lễ chế”, “Tổng thư ký chính quyền Bắc Kinh” .v.v. mà chỉ làm một giáo viên hướng dẫn trong Thư viện Quốc học. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc thành lập, ông nhiều lần đảm nhiệm chức Thư ký thuộc sở Thư ký của Quốc vụ viện chính phủ Bắc Dương, Tham nghị Chính sự đường, Cục trưởng cục Thuyên tự, kiêm Tổng thư ký Quốc vụ viện, Phó chủ tịch cục điều tra kinh tế, Chủ tịch cục Kiều vụ.


Hoài Nhẫn Nhẫn thực hiện

Tịnh Liên biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Tin tức Việt Nam sẽ được BTV Epoch Times Tiếng Việt tổng hợp và cập nhật từng ngày, xin mời Quý độc giả cùng đón đọc.

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x