Wednesday, October 9, 2024

Nghe âm luật biết vận mệnh

Liên Quan

Chúng ta đều biết xem tướng, đoán mệnh, bói toán, xem chữ, sờ cốt, v.v. có thể đoán được vận mệnh của một người, nhưng từ diễn tấu nhạc khúc có thể nghe ra được vận mệnh của một người thì rất hiếm. Trong cuốn “Yết Cổ Lục” do Nam Trác thời nhà Đường biên soạn có ghi lại một câu chuyện như vậy.

Tống Duyện, cháu trai của Tể tướng Tống Cảnh (663-737), là người rất có thành tựu về âm luật học. Vào những năm Trinh Nguyên thời Đường Đức Tông, Tống Duyện từng dâng lên hai quyển Nhạc thư, sau khi Đường Đức Tông đọc xong thì vô cùng tán thưởng, lại biết Tống Duyện là cháu trai của Tống Cảnh, vì thế hạ chỉ cho Tống Duyện vào cung triệu kiến. Đường Đức Tông và Tống Duyện ngồi đối diện nhau, đàm luận về âm luật vô cùng cao hứng.

Qua vài ngày sau, Hoàng đế Đức Tông lại triệu kiến Tống Duyện đến Tuyên Vi Viện, bảo nhạc công tấu nhạc cho Tống Duyện nghe, rồi nói: “Nếu có chỗ nào sai sót, âm luật không phù hợp, ngươi đều có thể tận tình chỉ ra.”

Tống Duyệt nói: “Xin cho phép thần cùng với các nhạc công sau khi trao đổi xong, sẽ liệt kê ra có thứ tự cho bệ hạ xem.” Hoàng đế Đức Tông nghe xong bèn ủy nhiệm cho Tuyên Vi Viện và các nhạc quan trong cung tham gia thảo luận. Mấy ngày sau, một số nhạc quan tham gia thảo luận tấu lên Đức Tông rằng, Tống Duyện không hề hiểu nhạc lý, tiết phách, ông còn có bệnh về mắt, vì thế không thể dùng người này để bình luận âm nhạc.

Hoàng đế Đức Tông cảm thấy vô cùng kinh ngạc, lại triệu kiến Tống Duyện vào hỏi. Tống Duyện thưa: “Thần quả đúng tuổi già nhiều bệnh, tai cũng quả thực nghễnh ngãng rồi, nhưng về mặt bình luận âm luật, thần vẫn có thể làm được vài việc.”

Hoàng đế Đức Tông lại sai các nhạc công diễn tấu, sau khi một khúc nhạc được diễn tấu xong bèn hỏi Tống Duyện rằng: “Lần này họ diễn tấu có ưu điểm gì và có chỗ nào sai sót không?” Tống Duyện hồi lâu cũng không nói ra được điều gì, các nhạc công đang ngồi ở đó có rất nhiều người đều chế giễu Tống Duyện.

Tống Duyện thấy các nhạc công chế giễu mình, vẻ mặt nghiêm túc trả lời với Hoàng đế Đức Tông rằng: “Mặc dù diễn tấu rất xuất sắc, nhưng trong các nhạc công diễn tấu có vài người cũng không thích hợp tiếp tục diễn tấu nữa.”

Hoàng đế Đức Tông kinh ngạc hỏi: “Là những người nào?” Tống Duyện lập tức chỉ một nhạc công diễn tấu đàn tỳ bà rồi nói: “Người này đã phạm phải tội đại nghịch bất đạo, không bao lâu sau sẽ bị pháp luật trừng trị. Vì vậy, không thích hợp diễn tấu trước mặt Hoàng Thượng.” Ông lại chỉ vào một người thổi sênh, nói: “Linh hồn của người này đã rời đi rồi, hiện đang chu du ở vùng nghĩa địa. Người như vậy cũng không thể hầu hạ bên cạnh Hoàng Thượng được.” Hoàng đế Đức Tông sau khi nghe xong thì vô cùng kinh hãi, lệnh cho người chủ quản âm thầm theo dõi hai người này.

Không lâu sau, một nhạc công trong đoàn nói cho mọi người biết, khoảng 6-7 năm trước, phụ thân của nhạc công diễn tấu đàn tỳ bà vô duyên vô cớ treo cổ chết, bây giờ nhạc công diễn tấu đàn tỳ bà đã bị bắt giam, cũng đã nhận tội và phải đền tội. Ngoài ra, nhạc công thổi sênh suốt ngày ưu sầu không ăn uống, qua hơn mười ngày sau quả nhiên qua đời.

Sau chuyện này, Hoàng đế Đức Tông càng thêm kính trọng Tống Duyện, ngay trước triều đình ban cho ông lễ phục màu đỏ – trắng, ở giữa có thêu nhật, nguyệt, tinh, thần (mặt trời, mặt trăng và các vì sao), còn nhiều lần triệu kiến Tống Duyện tiến cung ngồi đối diện nhau nói chuyện say sưa. Mỗi lần Hoàng đế lệnh cho Tống Duyện kiểm tra đánh giá các nhạc công diễn tấu, thì các nhạc công đều lo sợ bất an, nhẹ giọng nín thở, không dám nhìn thẳng Tống Duyện. Tống Duyện nhìn thấy tình hình như vậy, sợ rằng sẽ đưa tới tai họa, vì thế đã lấy lý do thân thể có bệnh để từ chức.

Theo “Thái Bình Quảng Ký”
Bài viết đăng lại từ zhengjian.org


Do Đức Trí chỉnh lý

Lý Mai biên tập

Tiểu Minh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img