Rối loạn mất ngủ là một chứng bệnh phổ biến và là di chứng của COVID-19.
Nhiều loại thuốc điều trị mất ngủ có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc thuốc. Theo một bài báo được đăng tải bởi Mayo Clinic, thuốc ngủ kê đơn có một số tác dụng phụ như chóng mặt hay choáng váng, đau đầu, thay đổi hành vi và suy nghĩ, tiêu chảy hay buồn nôn, v.v.
Kích hoạt HT7 giúp giảm tình trạng mất ngủ do caffeine
Hai nghiên cứu gần đây ở Nam Hàn cho thấy liệu pháp châm cứu là phương pháp điều trị mất ngủ an toàn và hiệu quả.
Nhóm nghiên cứu của Viện Y học Phương Đông Đại Hàn do Tiến sĩ Ryu Yeon-hee dẫn đầu khẳng định rằng liệu pháp châm cứu có thể cải thiện chứng mất ngủ. Đồng thời họ cũng tìm ra nguyên lý của châm cứu trong điều trị tình trạng căng thẳng lưới nội chất (ER stress).
Ở thí nghiệm trên động vật, nhóm nghiên cứu đã tiến hành chích caffeine liều cao cho chuột để khiến chúng rơi vào trạng thái tỉnh táo cao độ. Các nhà nghiên cứu đã dùng điện châm cứu để kích hoạt huyệt đạo ở chuột tương ứng với huyệt Thần Môn (HT7) ở người.
Theo Trung y, huyệt Thần Môn nằm ở vị trí phía trong của nếp lằn cổ tay, chỗ lõm của bờ ngoài gân cơ gấp cổ tay quay. Huyệt Thần Môn có thể điều chỉnh chức năng não bộ, giác quan thể thao và cảm xúc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy liệu pháp điện châm có thể làm giảm căng thẳng lưới nội chất, một tình trạng ảnh hưởng đến não khi ngủ. Về bản chất, lưới nội chất là hệ thống vận chuyển của tế bào có nhân. Nếu lưới nội chất bị căng thẳng, tế bào sẽ tăng hấp thụ caffeine và các yếu tố môi trường tương tự, từ đó gây ra vấn đề về phản ứng miễn dịch, làm mất cân bằng dẫn truyền thần kinh và dẫn đến chứng mất ngủ.
Kết quả nghiên cứu đã xác nhận về những thay đổi trong mô hình ngủ và thức sau khi châm cứu. Kích hoạt HT7 có thể làm giảm tình trạng mất ngủ do caffeine bằng cách điều chỉnh phản ứng căng thẳng của lưới nội chất. Ngoài ra, kết quả cũng xác nhận hiệu quả chữa bệnh của liệu pháp điện châm trong việc phục hồi chức năng vận động.
Nhóm nghiên cứu cho rằng châm cứu là liệu pháp ít có tác dụng phụ và có thể điều trị lâu dài chứng mất ngủ mà không cần dùng thuốc. Nhóm nghiên cứu hy vọng phương pháp này sẽ trở thành nền tảng chữa bệnh mất ngủ thay cho các phương tiện máy móc và thuốc men.
Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Seo Soo-yeon thông báo với truyền thông Nam Hàn rằng, “Mặc dù trọng tâm nghiên cứu là tác dụng của châm cứu với căng thẳng lưới nội chất, nhưng tác dụng chữa bệnh trên thực tế còn lớn hơn.” Họ “sẽ tiếp tục thực hiện nghiên cứu tương tự về liệu pháp châm cứu có kiểm soát và ổn định để cung cấp nhiều bằng chứng khoa học hơn nữa.”
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tập san quốc tế Biomedicine & Pharmacotherapy vào ngày 23/09/2022.
Nghiên cứu xác nhận tính an toàn của liệu pháp châm cứu
Ngoài ra, Viện Y học Phương Đông Đại Hàn gần đây đã xác nhận tính an toàn của liệu pháp châm cứu thông qua một nghiên cứu quy mô lớn.
Vào ngày 12/12/2022, Viện và Khoa của Khoa học Y khoa Đại Hàn, Trường Cao đẳng Y khoa Đại Hàn, Khoa Sau đại học, Đại học Kyung Hee đã công bố nghiên cứu về tính an toàn của liệu pháp châm cứu do các bác sĩ y học Đại Hàn thực hiện và đăng tải kết quả lên tập san học thuật Thuốc và Liệu pháp Bổ sung BMC được xếp loại SCI (E).
Nhóm nghiên cứu tiết lộ rằng mặc dù các nghiên cứu quy mô lớn trước đây ở Anh, Đức và Nhật Bản đã báo cáo về tính an toàn chấp nhận được của liệu pháp châm cứu, nhưng kết quả có thể khác nhau tùy theo bối cảnh lâm sàng và văn hóa địa phương. Do đó, họ cần thực hiện một nghiên cứu có quy mô lớn và triển vọng về tính an toàn của liệu pháp dựa trên thông tin từ các bác sĩ y học Đại Hàn.
Từ tháng 07/2016 đến tháng 10/2017, nhóm nghiên cứu đã so sánh và phân tích dữ liệu do 222 bác sĩ y học Đại Hàn cung cấp về 37,490 ca châm cứu. Kết quả cho thấy ít nhất một biến cố bất lợi (AE – adverse event) đã được báo cáo ở 4,518 ca, bao gồm chảy máu, đau chỗ kim châm và bầm tím.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, theo đánh giá quan hệ nhân quả, liệu pháp châm cứu chắc chắn sẽ có biến cố bất lợi. Tuy nhiên, hầu hết các biến cố bất lợi đều ở mức độ nhẹ, không để lại di chứng và có thể hồi phục hoàn toàn.
Liệu pháp châm cứu trong Trung y
Theo Trung y, cơ thể người có một hệ thống “kinh lạc” chịu trách nhiệm vận chuyển “khí huyết” đi khắp cơ thể, giúp duy trì sự cân bằng và ổn định trong các mô và cơ quan. Khi hệ thống kinh mạch bị tắc nghẽn, quá trình vận chuyển các chất sẽ bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho những bất thường xảy ra trong cơ thể.
Huyệt đạo là một thuật ngữ độc đáo trong văn hóa Trung Hoa và Trung y chỉ nơi có nhiều đầu dây thần kinh và mạch máu. Huyệt là những vị trí cụ thể mà khí huyết tụ lại, luân chuyển, ra vào, đồng thời cũng được coi là những điểm tích tụ năng lượng của cơ thể.
Epoch Times Tiếng Việt