Trí thông minh của trẻ, ngoài yếu tố bẩm sinh ra, còn có nhiều thứ tác động vào khiến IQ thay đổi. Bố mẹ nào cũng đều mong mỏi con mình được học hành giỏi giang, thông minh sáng dạ nhưng không phải ai cũng biết rằng, chỉ có một số giai đoạn vàng phát triển trí não trẻ. Nếu nắm bắt được giai đoạn này, IQ của trẻ sẽ cải thiện rất nhanh.
Giáo sư Richard Weissbourd là một nhà tâm lý học gia đình và trẻ em người Mỹ. Ông đã tốt nghiệp tiến sĩ khoa Giáo dục tại Đại học Harvard. Thông qua một nghiên cứu chuyên sâu, ông đã phát hiện ra rằng, trẻ em có 3 cơ hội để trở nên thông minh hơn. Điều đó có nghĩa là sự phát triển của não bộ có tính giai đoạn và thời gian này rất ngắn, bố mẹ không nên bỏ lỡ.
Thông qua nghiên cứu, giáo sư Richard Weissbourd phát hiện ra rằng, trước 12 tuổi, các liên kết thần kinh não bộ liên quan đến thị giác, thính giác, ngôn ngữ, nhận thức phát triển nhanh và gần như hoàn thiện. Sau 12 tuổi, sự phát triển các chức năng não bộ ở trạng thái trì tuệ hơn so với trước đó.
Nghiên cứu này cũng chứng minh đầy đủ vì sao con người có tuổi thơ dài nhất trong số các loài linh trưởng. Ý nghĩa thời thơ ấu đối với con người rất quan trọng. Đây là thời điểm trẻ có được những kinh nghiệm, bài học cần thiết thông qua sự tương tác với người lớn và có sự chuẩn bị đầy đủ khi bước vào giai đoạn trưởng thành.
Chính vì thế, giai đoạn thời thơ ấu cực kỳ quan trọng để hoàn thiện trí thông minh của một người. Nếu bố mẹ không chú ý tới giai đoạn này, khi sự khủng hoảng của con cái xảy ra thì mọi thứ đã quá muộn để thay đổi. Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra, đồng thời cải thiện IQ của con cái, bố mẹ nên tập trung vào 3 giai đoạn vàng sau đây:
Giai đoạn thứ 1: Trẻ từ 0 đến 3 tuổi
Khi trẻ mới sinh tra, chúng cần tiếp nhận tất cả những thứ mới mẻ thông qua các kích thích từ bên ngoài, thế nên tốc độ kết nối của các nơ-ron thần kinh trong não bộ của trẻ cực kỳ nhanh.
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, trẻ từ 9 tháng đến 1 tuổi, khả năng ngôn ngữ và nhận thức thế giới xung quanh đều bước vào giai đoạn phát triển đỉnh cao. Ở giai đoạn này, tốc độ thần kinh liên kết không chỉ nhanh, số lượng cũng tương đối lớn.
Khi 1 tuổi, trọng lượng não của trẻ tương đương với một nửa của người lớn, đến 2 tuổi có thể đạt 75% trọng lượng não của người lớn, đến 3 tuổi thì gần bằng với trọng lượng của bộ não của một người trưởng thành.
Có thể thấy não bộ phát triển nhanh như thế nào, 50% kết nối thần kinh bên trong đã được hoàn thiện, bạn phải biết rằng càng nhiều kết nối thần kinh thì trẻ càng thông minh, nền tảng đã được đặt trước 3 tuổi.
Giai đoạn thứ 2: Trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Sau 3 tuổi, trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều hơn và chịu tác động bởi nhiều thứ. Lúc này, não bộ sẽ bước vào giai đoạn phát triển nhanh.
Nghiên cứu của giáo sư Richard Weissbourd cũng chỉ ra rằng, những em bé nhận được nhiều kích thích từ việc nghe, nhìn, sờ nắm, vận động… sẽ có trọng lượng não lớn hơn 20% so với những em bé thiếu các kích thích từ môi trường.
Nói cách khác, ở giai đoạn này, kinh nghiệm của trẻ càng phong phú thì các dây thần kinh trong não bộ càng phát triển, cấu trúc càng hoàn thiện, IQ sẽ được cải thiện nhất nhanh.
Giai đoạn thứ 3: Trẻ từ 7 đến 11 tuổi
Trẻ bắt đầu đi học chính quy, kiến thức mà trẻ tiếp nhận ở giai đoạn này đã được hệ thống hóa. Nếu không có sự giáo dục đúng đắn vào lúc này, trẻ rất dễ lười học và bỏ học. Vì vậy, bố mẹ cần tích cực thay đổi những suy nghĩ sai lầm của con cái, hướng dẫn chúng sống lạc quan, nâng cao tư duy.
Bố mẹ nên làm gì để cải thiện sự phát triển trí não của con mình?
– Đừng ép trẻ làm những thứ chúng không thích
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng, con cái còn nhỏ chưa biết đúng sai nên cần phải nghe theo lời của bố mẹ. Trong nhiều trường hợp, trẻ không muốn làm theo nhưng vẫn miễn cưỡng nghe lời, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển tâm lý của trẻ. Nếu trẻ lúc nào cũng chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ, chúng dần dần không biết suy nghĩ, không có ý kiến cá nhân, lúc nào cũng ỷ lại vào người khác.
– Cùng trẻ tập thể dục
Việc bố mẹ và con cái cùng nhau tập thể dục sẽ thúc đẩy sự tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonin, adrenaline. Những thành phần này là chìa khóa để thúc đẩy các kết nối thần kinh não bộ.
Bố mẹ cần khơi dậy một cách ý thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong việc cầm, nắm, véo, ném, bắt tay, chạy nhảy, tham gia các môn thể thao… Việc rèn luyện tay chân sẽ thúc đẩy sự phát triển của tiểu não.
Ngoài ra, các hoạt động ngoài trời có thể giúp trẻ mở mang đầu óc, thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng ngôn ngữ thông qua kích thích thị giác.
– Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cơ thể trẻ cần
Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết, các chất dinh dưỡng có thể “xây dựng” não bộ bao gồm: Axit folic, protein, axit béo không bão hòa, DHA, ARA, vitamin D, vitamin B12… Nếu cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng này, nó sẽ gây bất lợi cho sự phát triển trí não suốt đời.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí tuệ của một người. Vì thế, muốn con cái thông minh, việc ăn uống đúng cách rất quan trọng.
– Đọc sách
Sách chứa đựng tri thức của nhân loại, việc đọc sách sẽ giúp thế giới nội tâm của trẻ trở nên phong phú, cải thiện được trí thông minh. Bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ niềm yêu thích ngay từ nhỏ. Nếu thói quen đọc sách được duy trì từ sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ khi lớn lên.
Tóm lại, nếu bố mẹ muốn con cái thông minh sáng dạ, có triển vọng trong tương lai cần chú ý đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Việc cải thiện trí thông minh của trẻ cần kiên trì trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả cao.
Lan Hòa biên tập
Nguồn: Secretchina (Thanh Liên)
Xem thêm
Vạn Điều Hay