Sunday, October 6, 2024

Phẩm chất quý tộc, lòng dũng cảm, và một vị vua vĩ đại trong tác phẩm ‘Bản ballad của Bạch Mã’

Liên Quan

Văn sĩ Chesterton là một quý ông cao lớn, ông cao 1m93 và nặng gần 136kg. Với vóc dáng to lớn, cộng thêm vẻ ngoài không lẫn vào đâu của ông trước công chúng — cặp kính kẹp mũi, áo choàng không tay và áo khoác lớn, các tờ giấy lấp ló ở túi áo, cây gậy chống, và điếu cigar — vậy là bạn đã có đủ vật dụng như các họa sĩ vẽ tranh biếm họa có thể, và đã, thực sự yêu thích.

Gilbert Keith Chesterton (1874–1936) sáng tác thơ, viết tiểu thuyết, lịch sử, chuyên luận về thần học giáo dân, viết tiểu sử, và phong phú nhất trong tất cả là các bài tiểu luận có chủ đề từ giáo lý Cơ Đốc đến các vấn đề đương đại. Ông cuốn hút độc giả bằng những bí ẩn về nhân vật Cha Brown của mình (gần đây đã thu hút được một lượng khán giả mới thông qua một bộ phim truyền hình nhiều tập), trao cho tín đồ Cơ Đốc và những người không phải là tín đồ Cơ Đốc những luận điểm tương đồng để suy ngẫm trong những cuốn sách như “Orthodoxy” (Chính Thống Giáo), và gần một thế kỷ sau khi ông qua đời, ông vẫn cuốn hút người hâm mộ bằng những xã luận như “What’s Wrong With the World” (Thế Giới Đang Gặp Phải Vấn Đề Gì) và “The Outline of Sanity” (Phác Thảo về Sự Tỉnh Táo). Là tác gia được trích dẫn nhiều nhất từ trước đến nay, ông Chesterton có đủ những câu cách ngôn dí dỏm và đáng yêu để trở thành những tuyển tập sách.

Giữa kho ngôn từ bao la này là bài thơ sử thi “The Ballad of the White Horse” (Bản Ballad của Bạch Mã) – sự kính trọng ông dành cho Alfred Đại đế của nước Anh. Bài thơ là sự pha trộn giữa lịch sử và thần thoại, và chủ đề chính của tác phẩm — thế lực ánh sáng chiến đấu với thế lực bóng tối — đã gây được tiếng vang với nhiều thế hệ độc giả.

Văn sĩ G.K. Chesterton trong một bức ảnh không đề ngày tháng. (Ảnh: Tài sản công)
Văn sĩ G.K. Chesterton trong một bức ảnh không đề ngày tháng. (Ảnh: Tài sản công)

Bối cảnh

Bạch Mã Uffington, hình vẽ bằng bột đá khắc trên sườn đồi Oxfordshire, đã được bảo tồn cẩn thận trong 3,000 năm. (Ảnh: AG Baxter/Shutterstock)
Bạch Mã Uffington, hình vẽ bằng bột đá khắc trên sườn đồi Oxfordshire, đã được bảo tồn cẩn thận trong 3,000 năm. (Ảnh: AG Baxter/Shutterstock)

‘Bạch Mã Uffington của Anh quốc’ được khắc trên một đồi cỏ phấn vôi ở Oxfordshire, ông Chesterton đã dùng hình ảnh đó để đặt tựa đề cho bài thơ của mình. Mặc dù mục đích ban đầu của chú ngựa đã bị lãng quên theo thời gian, nhưng trong 3,000 năm, dân làng và nông dân địa phương vẫn chăm sóc cẩn thận chú ngựa được tạo thành từ những đường rãnh chứa đầy đá phấn trắng. Họ thường xuyên nhổ cỏ và bổ sung thêm lớp phấn đá. Theo ký giả Emily Cleaver đưa tin trên Tạp chí Smithsonian, hình vẽ này “có kích thước bằng một sân bóng đá và có thể nhìn thấy từ khoảng cách 20 dặm.” Cho đến nay, dưới sự trông coi của các nhân viên từ National Trust, người dân địa phương định kỳ tự tay bảo trì một trong những công trình có niên đại từ thời tiền sử của nước Anh.

Xuyên suốt bản ballad của Chesterton, chú Bạch Mã vừa là một mô-típ vừa là một chủ đề, biểu trưng cho sự cần thiết phải giữ gìn đức tin tôn giáo thuần khiết và lòng nhiệt thành và Anh quốc. Việc chăm sóc và duy tu bức vẽ Bạch Mã đem đến thông điệp rằng Cơ Đốc Giáo và văn hóa cũng cần được bảo tồn cẩn thận như vậy để duy trì sự lành mạnh.

Nhân vật lịch sử truyền cảm hứng và chỉ dẫn cho công việc [bảo tồn] này là người hùng của bản ballad đó, vua Alfred (849–899), hay “Alfred Đại đế” như sau này người đời gọi ông. Với vô số thành tựu của mình, vị vua đầy nghị lực và minh trí này xứng đáng nhận được sự tôn kính đó. Là đức vua của xứ Wessex, một trong những vương quốc của người Anglo-Saxon thời bấy giờ, vua Alfred đã vì người dân của mình chiến đấu chống lại quân Đan Mạch, những kẻ xâm lược bằng đường biển đến từ vùng đất là Đan Mạch ngày nay.

Một bức chân dung Alfred Đại đế, năm 1790, tranh của họa sĩ Samuel Woodforde. (Ảnh: Tài sản công)
Một bức chân dung Alfred Đại đế, năm 1790, tranh của họa sĩ Samuel Woodforde. (Ảnh: Tài sản công)

Vào năm 878, trước nguy cơ thất bại trong cuộc chiến, vua Alfred đã bí mật tập hợp lực lượng của mình, giao tranh với quân Đan Mạch trong trận chiến gần Edington ngày nay, và đánh bại họ. Nhà vua Alfred đã bảo trợ cho Guthrum, một vị vua Đan Mạch, để vua Guthrum nhận lãnh bí tích thánh tẩy của Cơ Đốc Giáo. Chưa đầy một thập niên sau, vua Alfred và quân của ông đã chiếm được London, và kể từ đó, vận may nghiêng về người Anglo-Saxon nhiều hơn người Đan Mạch.

Nhưng Alfred không chỉ là vị vua của chiến tranh và chinh phục. Ông đã cải tổ các hoạt động hành chính của chính phủ và được dân chúng biết đến cũng như ngợi ca vì những sửa đổi luật pháp, trong đó ông đặc biệt tìm cách bảo vệ những người yếu thế và người nghèo. Thậm chí, đức vua còn được nhớ đến nhiều hơn vì niềm đam mê học tập và những cố gắng truyền rộng tri thức cho người dân của mình. Ông học tiếng La-tinh khi đã trưởng thành và dịch một số tác phẩm bao gồm cuốn “The Consolation of Philosophy” (Sự An Ủi Của Triết Học) của triết gia Boethius.

Nhà lập pháp, nhà giáo dục, và vị vua chiến binh này chính là người hùng sử thi của “Bản ballad của Bạch Mã.”

Chuyện thi sĩ Chesterton kể lại

Một bản khắc Vua Alfred Đại đế trong cuốn “Lịch Sử Nước Anh của Rapin,” năm 1732, của điêu khắc gia George Vertue. Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia, London. (Ảnh: Tài sản công) Các quyển sách và tài liệu đặt chung quanh bức chân dung của Vua Alfred (tiếng Latin: Aelfredus Magnus Rex Angl) tượng trưng cho các tác phẩm văn học và văn kiện lập pháp của ông. Ở bên cạnh và phía dưới là những cảnh tượng miêu tả việc Vua Alfred thành lập Hải quân Hoàng gia, cảnh ông cải trang tạm trú trong doanh trại kẻ thù, và cảnh ông đánh bại người Đan Mạch. Vương miện, các vũ khí của ông, cũng như một ngọn cờ chiến lợi phẩm có hình quạ Đan Mạch cũng được khắc họa trong tác phẩm này.
Một bản khắc Vua Alfred Đại đế trong cuốn “Lịch Sử Nước Anh của Rapin,” năm 1732, của điêu khắc gia George Vertue. Phòng trưng bày Chân dung Quốc gia, London. (Ảnh: Tài sản công) Các quyển sách và tài liệu đặt chung quanh bức chân dung của Vua Alfred (tiếng Latin: Aelfredus Magnus Rex Angl) tượng trưng cho các tác phẩm văn học và văn kiện lập pháp của ông. Ở bên cạnh và phía dưới là những cảnh tượng miêu tả việc Vua Alfred thành lập Hải quân Hoàng gia, cảnh ông cải trang tạm trú trong doanh trại kẻ thù, và cảnh ông đánh bại người Đan Mạch. Vương miện, các vũ khí của ông, cũng như một ngọn cờ chiến lợi phẩm có hình quạ Đan Mạch cũng được khắc họa trong tác phẩm này.

Sau lời đề tặng yêu thương bằng thơ dành cho vợ mình — “Nàng ở đâu cũng sẽ có tiếng cười và được tôn vinh” — thi sĩ Chesterton ngay lập tức giới thiệu với chúng ta về chú Bạch Mã:

Before the gods that made the gods
Had seen their sunrise pass,
The White Horse of the White Horse Vale
Was cut out of the grass.”

Trước các vị thần sáng tạo nên các vị thần
Đã nhìn thấy bình minh của họ trôi qua
Chú Bạch Mã của Thung lũng Ngựa Trắng
Được chạm khắc trên cỏ.

Gần như ngay tức thì, chúng ta gặp gỡ vua Alfred, người đã chứng kiến một khải tượng của Đức Mẹ, Đức Trinh nữ Maria. Đức Mẹ khích lệ ông bằng những lời như “Những người đàn ông đã làm dấu thánh giá của Đấng Christ / Vui vẻ đi trong bóng tối,” nhưng cũng khai thị thêm rằng “Những người minh triết biết phân định điều gì là xấu xa / Đã có an bài sẵn.” Đây cũng là lời cảnh báo của Đức Mẹ, và cũng xuất hiện ở những vị trí khác trong tác phẩm này:

“I tell you naught for your comfort,
Yea, naught for your desire,
Save that the sky grows darker yet
And the sea rises higher.”

“Ta nói với con không vì để con an nhàn thoải mái,
Đúng vậy, không phải vì cho ham muốn của con,
Cứu lấy bầu trời đang trở nên đen tối hơn
Và cả nước biển đang dâng cao hơn nữa.”

Sau cuộc diện kiến với Đức Mẹ, vua Alfred bắt đầu tập hợp các thủ lĩnh khác, những người đàn ông như Eldred có “trái tim vĩ đại và khờ dại/ Tấm lòng rộng mở như cánh cửa của mình” và Mark, “người đàn ông đến từ Ý,” có “đôi mắt [ngự trị] trong cái đầu cứng như thép/ Và tâm hồn của anh nhớ về Rome.” Khi câu chuyện tiến triển, nhà thơ Chesterton thuật lại câu chuyện đức vua Alfred cải trang thành người hát rong để đột nhập vào doanh trại của quân Đan Mạch và câu chuyện quen thuộc hơn về bà lão nông dân và những chiếc bánh bị cháy. Trong phiên bản truyền thuyết này của Chesterton, khi vị vua lơ đễnh phá vỡ lời hứa với bà lão chủ nhà rằng sẽ trông chừng vài ổ bánh mì nhỏ cạnh lửa để không bị cháy trong ngôi nhà gỗ của bà, bà đã tát vào mặt ông vì sự bất cẩn, một bài học về tầm quan trọng của việc chú ý đến tiểu tiết và giữ lời hứa.

Một bản in “Vua Alfred trong doanh trại của quân Đan Mạch” sao chép theo tác phẩm của họa sĩ Marshall C. Claxton, khoảng 1843-1844, tranh của họa sĩ Frank Howard. Viện bảo tàng Anh, London. (Ảnh: Tài sản công)
Một bản in “Vua Alfred trong doanh trại của quân Đan Mạch” sao chép theo tác phẩm của họa sĩ Marshall C. Claxton, khoảng 1843-1844, tranh của họa sĩ Frank Howard. Viện bảo tàng Anh, London. (Ảnh: Tài sản công)

Trận chiến Ethandune giữa quân Đan Mạch và quân Wessex, mà các nhà sử học ngày nay gọi là trận Ethandun hoặc Edington, chiếm ba trong số tám chương của thi phẩm này. Trong một số cảnh có nhiều diễn biến dồn dập, chúng ta chứng kiến những hành động dũng cảm của cả hai bên, một số thủ lĩnh tử trận, cuộc tập hợp và chiến thắng cuối cùng của quân Wessex. Như trong nhiều sử thi khác, những người chỉ huy, bao gồm cả vua Alfred, thuyết nói những bài diễn ngôn dài giữa trận chiến — những lời truyền cảm hứng cho những chiến binh mệt mỏi và vực dậy tinh thần đang sa sút của binh đoàn. Một số cuộc chạm trán cá nhân nhận được sự chú ý đặc biệt, chẳng hạn như khi chiến binh Ogier của quân Đan Mạch, bị binh sĩ Mark kiềm thúc dưới chiếc khiên của mình, đã làm nổ tung “chiếc khiên bằng đồng và trốn đi,” giáng “một đòn chí tử vào phe La Mã.”

Trong chương cuối cùng, “The Scouring of the Horse,” (Gột Rửa cho Kỵ Mã), thi sĩ Chesterton kết thúc bản anh hùng ca của mình với lời kể về Vua Alfred là nhà lập pháp và về những vị khách đến từ những vùng đất xa xôi, cùng với việc nhà vua chiếm được London.

Không bao giờ nói đến cái chết

Bản khắc minh họa từ tác phẩm “The Story of the Greatest Nations and the World’s Famous Events” (Câu Chuyện về Các Quốc Gia Vĩ Đại Nhất và Các Sự Kiện Nổi Tiếng Trên Thế Giới), năm 1913, của họa sĩ Edward Sylvester Ellis và Charles Francis Horne. (Ảnh: Tài sản công)
Bản khắc minh họa từ tác phẩm “The Story of the Greatest Nations and the World’s Famous Events” (Câu Chuyện về Các Quốc Gia Vĩ Đại Nhất và Các Sự Kiện Nổi Tiếng Trên Thế Giới), năm 1913, của họa sĩ Edward Sylvester Ellis và Charles Francis Horne. (Ảnh: Tài sản công)

Các bộ luật mà vua Alfred biên soạn năm 890 được dựa trên Mười Điều Răn và Quy Tắc Vàng. “Người tuân theo những điều đó sẽ không cần bất kỳ cuốn sách luật nào khác,” vua Alfred nói.

Cả người hùng của nhà thơ Chesterton, và từ những gì chúng ta biết, Alfred Đại đế nổi danh trong lịch sử đã thể hiện những phẩm đức của tinh thần hiệp sĩ như có thể thấy ở các hiệp sĩ sau này: nhân từ, dũng cảm, trung thành, rộng lượng, v.v. Nhưng đức tính mà chúng ta có thể nhận thấy nổi bật nhất là lòng kiên trì của vua Alfred.

Khi chúng ta đồng hành cùng nhà vua đi đến nhiều gia đình khác nhau, kêu gọi gia chủ triệu tập đàn ông cầm kiếm và khiên lên để bảo vệ Wessex, chúng ta nhìn thấy một chiến binh không chấp nhận bị đánh bại. Cũng chính người đàn ông đó xuất hiện tại đống lửa trong doanh trại của quân Đan Mạch cải trang thành một người hát rong và trên cánh đồng của Ethandune, nơi ngài hét lên cổ vũ các chiến binh của mình. Tại một thời điểm trong trận chiến, ngài kêu lên rằng ngài nhìn thấy Đức Mẹ đang cùng họ tiến lên chống lại kẻ thù:

“The Mother of God goes over them,
Walking on wind and flame,
And the storm-cloud drifts from city and dale,
And the White Horse stamps in the White Horse Vale,
And we all shall yet drink Christian aleIn the village of our name.”

“Đức Mẹ Thiên Chúa đi qua họ,
Lướt đi trên gió và lửa,
Và đám mây bão trôi đi khỏi thành phố và thung lũng,
Và những dấu vết Bạch Mã ở Thung lũng Ngựa Trắng,
Và tất cả chúng ta vẫn sẽ uống rượu Christian
Ở ngôi làng mang tên chúng ta.”

Ông hiểu những khó khăn và thách thức mà mình phải đối mặt — “rằng bầu trời đang trở nên đen tối hơn nữa / Và nước biển đang dâng cao hơn” — nhưng ông là vị vua của niềm hy vọng và đức tin, và vì vậy người luôn tiến về phía trước.

Lời cảnh báo cho tương lai

Một bản khắc minh họa từ tác phẩm “The Dawn of American History in Europe” (Bình Minh Của Lịch Sử Hoa Kỳ Ở Châu Âu), năm 1912, của họa sĩ William Lewis Nida. (Ảnh: Tài sản công) Nước Anh của Vua Alfred tuân theo Hiệp ước Wedmore năm 878. Trước khi băng hà, Alfred Đại đế đã trị vì Wessex và Northumbria.
Một bản khắc minh họa từ tác phẩm “The Dawn of American History in Europe” (Bình Minh Của Lịch Sử Hoa Kỳ Ở Châu Âu), năm 1912, của họa sĩ William Lewis Nida. (Ảnh: Tài sản công) Nước Anh của Vua Alfred tuân theo Hiệp ước Wedmore năm 878. Trước khi băng hà, Alfred Đại đế đã trị vì Wessex và Northumbria.

Trong chương cuối cùng, “The Scouring of the Horse” (Gội Rửa Cho Kỵ Mã), nhớ lại chiến thắng của mình, vua Alfred đã lớn tuổi nói:

“And though they scatter now and go,
In some far century, sad and slow,
I have a vision, and I know
The heathen shall return.
“They shall not come with warships,
They shall not waste with brands,
But books be all their eating,
And ink be on their hands.”

“Và dầu giờ đây họ [đã] tiêu tán và trốn chạy,
Trong một vài thế kỷ xa xôi, buồn bã và chậm chạp,
Ta có một khải tượng, và ta biết rằng
Những kẻ ngoại đạo kia sẽ trở lại.
“Họ sẽ không đến với tàu chiến,
Họ sẽ không lãng phí với gươm đao,
Nhưng sách là tất cả thức ăn của họ,
Và mực in thuộc về tay họ.”

Ở đây nhà thơ Chesterton rõ ràng là người diễn thuyết, mà không phải vua Alfred. Nhà thơ này tiếp tục cảnh báo rằng sẽ xảy ra hiện tượng “sắp đặt mọi thứ bằng những từ ngữ chết chóc.” Vài dòng tiếp sau đó, ông viết về “Con người tựa như kẻ dở hơi, / Không hề biết về tổ tiên của mình.” Sau “dấu hiệu của ngọn lửa sắp tàn”, vua Alfred, một lần nữa thông qua nhà thơ Chesterton, truyền đạt thêm:

“What though they come with scroll and pen,
And grave as a shaven clerk,
By this sign you shall know them,
That they ruin and make dark;”

“Rồi họ đến với cuộn giấy và cây bút,
Đào hố chôn vùi trong bộ dạng viên chức nhẵn nhụi,
Bằng dấu hiệu này, ngươi sẽ biết họ,
Rằng họ hủy hoại và làm nên bóng tối;

Diễn giải ngôn ngữ cổ xưa này cho phù hợp với thời đại kỹ thuật số của chúng ta, và ở đây, có vẻ như là mô tả về sự suy đồi tối tăm bởi các quy định và viên chức “nắm trong tay mực in” gây ra. Những người “không biết tổ tiên của mình là ai,” Chesterton dường như cảnh báo lòng tôn trọng đối với quá khứ và tổ tiên của chúng ta ngày càng giảm sút.

Niềm vui và bài học cuối cùng

Tác phẩm “Khải tượng của chú Bạch Mã,” của họa sĩ Philip James de Loutherbourg, năm 1798. Tranh dầu trên vải canvas; kích thước: 48 1/8 inch x 39 inch, London. (Ảnh: Tài sản công)
Tác phẩm “Khải tượng của chú Bạch Mã,” của họa sĩ Philip James de Loutherbourg, năm 1798. Tranh dầu trên vải canvas; kích thước: 48 1/8 inch x 39 inch, London. (Ảnh: Tài sản công)

Một lý do tuyệt vời để mở đầu “Bản ballad của Bạch Mã” là vì niềm vui tuyệt đối mà tác phẩm mang lại. Dưới đây là những dòng thơ có nhịp điệu nhanh xứng tầm với chú kỵ mã đó, câu thơ vui nhộn mà khi đọc to bằng giọng mạnh mẽ sẽ khơi dậy hình ảnh về một diễn viên với tâm hồn rụt rè và kín đáo nhất. Đây là cách diễn đạt, thơ gieo vần và nhịp thơ có âm tiết, khi được đọc to hoặc trong sự thinh lặng nội tâm sẽ tạo ra những cảm xúc kịch tính và mãnh liệt. Thậm chí nhịp điệu cũng được tìm thấy trong những vần thơ buồn bã và lời dự báo thảm khốc cũng có thể khiến tim đập thình thịch.

Ví dụ, đây là lời của Đức Mẹ Mary nói trong lần đầu tiên hiện ra với vua Alfred:

“The wise men know all evil things
Under the twisted trees,
Where the perverse in pleasure pine
And men are weary of green wine
And sick of crimson seas.”

“Người khôn ngoan biết tất cả những điều xấu xa
Dưới những tán cây uốn cong,
Nơi điều đồi trụy trong hao mòn khoái lạc,
Và đàn ông đã chán rượu xanh
Và phát ốm vì những vùng biển đỏ thẫm.”

Hãy đọc to những câu thơ đó bằng một giọng có chút hùng tráng, và bạn sẽ khám phá ra điều kỳ diệu.

Lưu ý cuối cùng: Gần phần kết của bài thơ, Vua Alfred nói, “Nếu chúng ta có kỵ mã cũ, / Hãy gột rửa kỵ mã của mình một lần nữa.” Ở đây, vua Alfred nhắc nhở người đọc bằng phép ẩn dụ này, rằng hãy quan tâm đến những kho báu của quá khứ: các quyền và luật pháp Anh quốc, cũng như đức tin Cơ Đốc của mình.

Nếu chúng ta áp dụng lời khuyên răn tương tự này cho những điều trong lịch sử của chúng ta — chẳng hạn như Hiến Pháp, hoặc các tượng đài ở Gettysburg, quốc kỳ Mỹ bay trên Pháo đài McHenry, hoặc những bức ảnh gây cảm động về những người nông dân Alabama trong thời kỳ Đại Suy Thoái — thì chúng ta sẽ nhận ra rằng mình cũng có quyền, và nghĩa vụ, tẩy sạch rỉ sét và hoen ố làm hỏng các đối tượng này. Với chất tẩy rửa là ký ức yêu thương và miếng cọ rửa là danh dự được trao truyền, chúng ta có thể khôi phục lại lớp vàng son sáng bóng của các bảo vật quốc gia.


Jeff Minick

BTV Epoch Times Tiếng Anh

“Ông Jeff Minick có bốn người con và rất nhiều cháu. Trong 20 năm, ông đã dạy lịch sử, văn học, và tiếng Latin cho các buổi hội thảo dành cho học sinh học tại gia (homeschooling) ở Asheville, North Carolina. Ông là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết “Amanda Bell” và “Dust On their Wings” và hai tác phẩm phi hư cấu “Learning as I Go” và “Movies Make the Man.” Hiện nay, ông sống và sáng tác ở Front Royal, Virginia. “


Bình An biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x