Wednesday, October 9, 2024

Sacré-Coeur Basilica: Biểu tượng của đức tin tọa lạc trên đồi Montmartre

Liên Quan

Kỳ quan kiến trúc: Nghệ thuật truyền cảm hứng cho chúng ta qua các thời đại

Tọa lạc trên đồi ở Montmartre, một quận nằm tại trung tâm thành phố Paris, Vương cung thánh đường Sacré-Coeur (Sacré-Coeur Basilica) là một danh lam thắng cảnh không thể bỏ qua. Với phần mặt tiền trắng muốt và những mái vòm hình tròn nổi bật, tòa thánh đường này khác hẳn với những công trình kiến trúc tôn giáo khác của Pháp quốc. Sự ra đời của vương cung thánh đường này cũng muôn màu muôn vẻ tựa như các ô cửa sổ kính màu của tòa kiến trúc ấy.

Vào tháng 12/1870, sau khi quân Phổ đánh bại quân Pháp, hai người đàn ông, nhà thiện nguyện Alexandre Legentil và nghệ sĩ Hubert Rohault de Fleury, đã thực hiện một dự án tâm linh. Hai ông đứng ra dẫn dắt một dự án cộng đồng để xây dựng một nhà thờ ở Paris nhằm hiến dâng cho Thánh Tâm của Đức Chúa Jesus như một biểu tượng cho sự sám hối, đức tin, lòng tin, và niềm hy vọng của Pháp quốc. Vào tháng 07/1873, Nghị viện Pháp đã tuyên bố việc xây dựng một nhà thờ mới là phù hợp với lợi ích cộng đồng.

Bản thiết kế của kiến trúc sư Paul Abadie đã được lựa chọn cho tòa thánh đường này từ 77 bản thiết kế gửi về. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1875, nhưng đã bị trì hoãn để giải quyết phần móng không vững; 83 cái giếng, mỗi cái sâu 98 feet, được đào bên dưới công trình này và được đổ đầy đá và bê tông để làm trụ ngầm dưới lòng đất nâng đỡ cho tòa thánh đường.

Thời gian thi công kéo dài gần 40 năm dưới sự giám sát của năm kiến trúc sư, mỗi kiến trúc sư đã tiến hành những điều chỉnh đáng kể so với bản thiết kế nguyên gốc. Vương cung thánh đường này được hoàn thành vào năm 1914.

Là một ví dụ điển hình cho phong cách chiết trung [sự kết hợp nhiều phong cách] thường thấy trong lối kiến trúc Âu Châu thời bấy giờ, bản thiết kế của kiến trúc sư Abadie hoàn toàn khác biệt với nhiều nhà thờ theo phong cách Gothic ở thành phố Paris, chẳng hạn như Nhà thờ Đức Bà (Notre Dame). Vị kiến trúc sư này đã lấy cảm hứng từ những nhà thờ như nhà thờ San Marco ở Venice và nhà thờ Thánh Sofia ở Constantinople (Istanbul ngày nay).

Bản thiết kế theo phong cách Neo-Byzantine của kiến trúc sư Abadie bao gồm những nét ảnh hưởng của phong cách kiến trúc La Mã [hay Romanesque, là một phong cách kiến trúc của châu Âu thời Trung cổ, đặc trưng bởi các vòm nửa hình tròn] và các yếu tố kết hợp giữa phong cách Byzantine với các yếu tố kiến trúc của Chính Thống giáo Đông phương. Những ví dụ về phong cách kiến trúc này ở vương cung thánh đường Sacré-Coeur gồm có mặt bằng sàn hình chữ thập Hy Lạp theo kiểu Byzantine, các vòm cung hình tròn, các mái vòm tròn, và tranh khảm mosaic lộng lẫy trang trí bên trên mái vòm.

Một quang cảnh ngoạn mục của thành phố Paris nhìn từ mái vòm trung tâm. Được xây dựng vào năm 1889, mái vòm này có 80 cột trụ nâng đỡ và cung cấp cho du khách điểm ngắm cảnh cao nhất tại thành phố Paris sau Tháp Eiffel. (Ảnh: Viacheslav Lopatin/Shutterstock)
Một quang cảnh ngoạn mục của thành phố Paris nhìn từ mái vòm trung tâm. Được xây dựng vào năm 1889, mái vòm này có 80 cột trụ nâng đỡ và cung cấp cho du khách điểm ngắm cảnh cao nhất tại thành phố Paris sau Tháp Eiffel. (Ảnh: Viacheslav Lopatin/Shutterstock)
Một góc nhìn cận cảnh của Vương cung thánh đường Sacré-Coeur và mái cổng có ba vòm cung, một cổng vòm theo phong cách La Mã được nâng đỡ bởi các cột trụ. Phía trên cổng vòm này, ở chính giữa, là một bức tượng biểu trưng cho Thánh Tâm của Chúa Giê-su, đây cũng là tên gọi của tòa thánh đường này. Những vòm cung ở mặt tiền của vương cung thánh đường có hai bức tượng người cưỡi ngựa bằng đồng của điêu khắc gia người Pháp Hippolyte-Jules Lefèbvre tượng trưng cho các vị thánh bảo trợ của Pháp quốc, như Thánh Joan of Arc và Vua Louis IX. (Ảnh: Viacheslav Lopatin/Shutterstock)
Một góc nhìn cận cảnh của Vương cung thánh đường Sacré-Coeur và mái cổng có ba vòm cung, một cổng vòm theo phong cách La Mã được nâng đỡ bởi các cột trụ. Phía trên cổng vòm này, ở chính giữa, là một bức tượng biểu trưng cho Thánh Tâm của Chúa Giê-su, đây cũng là tên gọi của tòa thánh đường này. Những vòm cung ở mặt tiền của vương cung thánh đường có hai bức tượng người cưỡi ngựa bằng đồng của điêu khắc gia người Pháp Hippolyte-Jules Lefèbvre tượng trưng cho các vị thánh bảo trợ của Pháp quốc, như Thánh Joan of Arc và Vua Louis IX. (Ảnh: Viacheslav Lopatin/Shutterstock)
Trên đỉnh của mái vòm là một tháp chuông, được hoàn thành vào năm 1912. Tháp chuông này có treo quả chuông lớn nhất Pháp quốc, tên gọi là “Savoyarde.” Quả chuông này nặng 19 tấn, nặng hơn quả chuông Big Ben của London. (Ảnh: Boris Edelmann/Shutterstock)
Trên đỉnh của mái vòm là một tháp chuông, được hoàn thành vào năm 1912. Tháp chuông này có treo quả chuông lớn nhất Pháp quốc, tên gọi là “Savoyarde.” Quả chuông này nặng 19 tấn, nặng hơn quả chuông Big Ben của London. (Ảnh: Boris Edelmann/Shutterstock)
Ở bên trong thánh đường Sacré-Coeur, những đường nét cổ điển truyền thống hòa quyện với các yếu tố của phong cách Neo-Byzantine. Trong khi khu vực của dàn hợp xướng, các cột trụ, và hành lang (lối đi có mái che) mang đậm chất cổ điển, thì bức tranh khảm mosaic lại lấy cảm hứng từ phong cách Byzantine. Mặt bằng sàn của công trình có hình một chữ thập Hy Lạp, với mái vòm hình tròn ở trên đỉnh chữ thập, mô phỏng theo các nhà thờ phong cách Byzantine. (Ảnh: Beautiful landscape/Shutterstock)
Ở bên trong thánh đường Sacré-Coeur, những đường nét cổ điển truyền thống hòa quyện với các yếu tố của phong cách Neo-Byzantine. Trong khi khu vực của dàn hợp xướng, các cột trụ, và hành lang (lối đi có mái che) mang đậm chất cổ điển, thì bức tranh khảm mosaic lại lấy cảm hứng từ phong cách Byzantine. Mặt bằng sàn của công trình có hình một chữ thập Hy Lạp, với mái vòm hình tròn ở trên đỉnh chữ thập, mô phỏng theo các nhà thờ phong cách Byzantine. (Ảnh: Beautiful landscape/Shutterstock)
Một trong những điểm nhấn của vương cung thánh đường Sacré-Coeur chính là bức tranh khảm mosaic ở phần hậu cung hình bán nguyệt. Bức tranh này bao gồm 25,000 mảnh gốm tráng men và mạ vàng, và bao phủ khoảng 1,558 feet vuông. Việc lựa chọn màu xanh dương và màu vàng kim là thường thấy trong phong cách Byzantine, cũng như những mái vòm đôi và lối đi có mái vòm. Là một trong những bức tranh khảm mosaic lớn nhất trên thế giới, nhân vật ở giữa tượng trưng cho Chúa Giê-su trong trang phục màu trắng, dang rộng cánh tay dâng hiến trái tim của Ngài. Những nhân vật ở chung quanh Ngài là Đức mẹ Đồng Trinh Mary, Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, và Thánh Joan xứ Arc. Ở phần đáy của bức tranh khảm này có dòng chữ bằng tiếng Latin: “Tình yêu tha thiết, sự sám hối, và lòng biết ơn của Pháp quốc dâng hiến đến Thánh Tâm của Chúa Jesus.” (Ảnh: Cynthia Liang/Shutterstock)
Một trong những điểm nhấn của vương cung thánh đường Sacré-Coeur chính là bức tranh khảm mosaic ở phần hậu cung hình bán nguyệt. Bức tranh này bao gồm 25,000 mảnh gốm tráng men và mạ vàng, và bao phủ khoảng 1,558 feet vuông. Việc lựa chọn màu xanh dương và màu vàng kim là thường thấy trong phong cách Byzantine, cũng như những mái vòm đôi và lối đi có mái vòm. Là một trong những bức tranh khảm mosaic lớn nhất trên thế giới, nhân vật ở giữa tượng trưng cho Chúa Giê-su trong trang phục màu trắng, dang rộng cánh tay dâng hiến trái tim của Ngài. Những nhân vật ở chung quanh Ngài là Đức mẹ Đồng Trinh Mary, Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, và Thánh Joan xứ Arc. Ở phần đáy của bức tranh khảm này có dòng chữ bằng tiếng Latin: “Tình yêu tha thiết, sự sám hối, và lòng biết ơn của Pháp quốc dâng hiến đến Thánh Tâm của Chúa Jesus.” (Ảnh: Cynthia Liang/Shutterstock)
Phía trên gian giữa là một mái vòm tròn cao vút tượng trưng cho thế giới thiên quốc. Các cột trụ hình vòm cung tượng trưng cho đường thông đạo giữa thế giới trần tục (tượng trưng bởi gian giữa) và thế giới thiên quốc. (Ảnh: Gilmanshin/Shutterstock)
Phía trên gian giữa là một mái vòm tròn cao vút tượng trưng cho thế giới thiên quốc. Các cột trụ hình vòm cung tượng trưng cho đường thông đạo giữa thế giới trần tục (tượng trưng bởi gian giữa) và thế giới thiên quốc. (Ảnh: Gilmanshin/Shutterstock)
Các ô cửa sổ kính màu, miêu tả các hoa văn nổi bật và nhiều màu sắc, là một nét đặc trưng quan trọng khác của phong cách kiến trúc Neo-Byzantine. Tại đây, các ô cửa sổ của khu nhà nguyện khắc họa cuộc đời của Vua Clovis I và Vua Louis IX của Pháp quốc. (Ảnh: Pit Stock/Shutterstock)
Các ô cửa sổ kính màu, miêu tả các hoa văn nổi bật và nhiều màu sắc, là một nét đặc trưng quan trọng khác của phong cách kiến trúc Neo-Byzantine. Tại đây, các ô cửa sổ của khu nhà nguyện khắc họa cuộc đời của Vua Clovis I và Vua Louis IX của Pháp quốc. (Ảnh: Pit Stock/Shutterstock)
Ô cửa sổ kính màu quan trọng nhất trong vương cung thánh đường này tượng trưng cho Thánh Tâm của Chúa Jesus nằm ngay chính giữa. Cửa sổ hình tròn được thiết kế với các vòng tròn màu đỏ nằm bên ngoài, và các mảng thiết kế phức tạp bao quanh hình ảnh trung tâm. Ở chính giữa ô cửa sổ này là thánh tâm của Chúa Jesus được khắc họa bằng màu đỏ. (Ảnh: jorisvo/Shutterstock)
Ô cửa sổ kính màu quan trọng nhất trong vương cung thánh đường này tượng trưng cho Thánh Tâm của Chúa Jesus nằm ngay chính giữa. Cửa sổ hình tròn được thiết kế với các vòng tròn màu đỏ nằm bên ngoài, và các mảng thiết kế phức tạp bao quanh hình ảnh trung tâm. Ở chính giữa ô cửa sổ này là thánh tâm của Chúa Jesus được khắc họa bằng màu đỏ. (Ảnh: jorisvo/Shutterstock)

Ariane Triebswetter

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Cô Ariane Triebswetter là một ký giả tự do quốc tế, có nền tảng về văn học hiện đại và âm nhạc cổ điển.


Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img