Mùa đông nên ăn đồ bổ dưỡng, vậy mùa hè nóng bức nên dưỡng sinh như thế nào? Đông y cho rằng, mùa xuân dưỡng Can, mùa hè dưỡng Tâm, mùa thu dưỡng Phế, mùa đông dưỡng Thận, thuận theo mùa dưỡng sinh, có thể khởi một nửa tác dụng chăm sóc sức khỏe. Giữa hè dưỡng sinh quan trọng ở ‘dưỡng Tâm’, vậy Tâm cần dưỡng như thế nào?
Mùa hè tổn thương Tâm khí, dưỡng Tâm là quan trọng
Mùa hè nhiệt độ cao, dễ làm Tâm khí phiền táo, có thể gián tiếp ảnh hưởng tới huyết áp; thường xuyên ra vào phòng điều hòa cũng dễ ảnh hưởng tới huyết quản và sức khỏe tim mạch.
Tâm theo quan điểm của Đông y và Tim của Tây y có chút khác biệt. Đối với Tây y, để chỉ một cơ quan nội tạng của cơ thể. Trong Đông y lại gồm hai loại: Một là chỉ tạng Tâm, hai là tinh thần lý trí. Đông y nhìn nhận, mùa hè thuốc hỏa, lại bởi hỏa khí thông với Tâm, hỏa tính là động nên dễ làm tâm thần lo lắng, xuất hiện các triệu chứng như khát nước, lòng buồn bực, sợ hãi, mất ngủ… Đây là lúc cần bảo vệ và dưỡng Tâm, bảo vệ và giữ gìn dương khí ở Tâm,
Theo ngũ hành tương sinh tương khắc, màu sắc đối ứng với Tâm trong ngũ hành là đỏ, bởi vậy, mùa này nên ăn các loại thực phẩm có màu đỏ để dưỡng Tâm.
Mùa đông nên ăn đồ bổ dưỡng, vậy mùa hè nóng bức nên dưỡng sinh như thế nào? Đông y cho rằng, mùa xuân dưỡng Can, mùa hè dưỡng Tâm, mùa thu dưỡng Phế, mùa đông dưỡng Thận, thuận theo mùa dưỡng sinh, có thể khởi một nửa tác dụng chăm sóc sức khỏe. Giữa hè dưỡng sinh quan trọng ở ‘dưỡng Tâm’, vậy Tâm cần dưỡng như thế nào?
Mùa hè tổn thương Tâm khí, dưỡng Tâm là quan trọng
Mùa hè nhiệt độ cao, dễ làm Tâm khí phiền táo, có thể gián tiếp ảnh hưởng tới huyết áp; thường xuyên ra vào phòng điều hòa cũng dễ ảnh hưởng tới huyết quản và sức khỏe tim mạch.
Tâm theo quan điểm của Đông y và Tim của Tây y có chút khác biệt. Đối với Tây y, để chỉ một cơ quan nội tạng của cơ thể. Trong Đông y lại gồm hai loại: Một là chỉ tạng Tâm, hai là tinh thần lý trí. Đông y nhìn nhận, mùa hè thuốc hỏa, lại bởi hỏa khí thông với Tâm, hỏa tính là động nên dễ làm tâm thần lo lắng, xuất hiện các triệu chứng như khát nước, lòng buồn bực, sợ hãi, mất ngủ… Đây là lúc cần bảo vệ và dưỡng Tâm, bảo vệ và giữ gìn dương khí ở Tâm,
Theo ngũ hành tương sinh tương khắc, màu sắc đối ứng với Tâm trong ngũ hành là đỏ, bởi vậy, mùa này nên ăn các loại thực phẩm có màu đỏ để dưỡng Tâm.
Nguyên tắc dưỡng tâm mùa hè
1. Thanh hỏa dưỡng tâm
Nam giới uống nhiều bia rượu nên chú ý trừ phế hỏa, vị hỏa: Phế hỏa dễ dẫn đến ho khan, có đờm, đau họng. Để thanh nhuận, tiêu đàm cần ăn nhiều củ cải trắng, lê, ngó sen, hoa bách hợp, sơn trà và massage hai huyệt Ngư tế, Thiếu thương hàng ngày.
Vị hỏa dẫn đến mụn, táo bón… Nên ăn nhiều đậu xanh, mướp đắng, dưa chuột, dưa hấu, bí đao, ý dĩ và massage hai huyệt Nội đình và Lệ đoài.
Người già chức năng cơ quan nội tạng suy giảm, dễ có Thận hỏa và Phế hỏa: Thận hỏa dễ dẫn đến những triệu chứng như tâm phiền, choáng đầu, ù tai. Để trị Thận hỏa, bạn nên tăng cường ăn một số thực phẩm tư âm như mộc nhĩ đen, cẩu kỷ, quả dâu và massage huyệt Thái khê và huyệt Dũng tuyền. Phế hỏa dễ gây ho khan, táo bón. Bạn có thể uống nước luộc ngân nhĩ, đường phèn với lê để trị Phế hỏa.
Thanh niên thường xuyên uống đồ lạnh, ăn thực phẩm nhiệt lượng cao, tích tụ nhiều, gây ra Phế hỏa và Tỳ hỏa: Chú ý kiện Tỳ lợi thấp, uống nhiều nước đậu xanh hoặc lấy lá trúc, lá sen ngâm nước uống.
2. Dưỡng âm phù dương
Mùa hè là lúc dương khí tăng cao, cần nuôi dưỡng và bảo vệ dương khí trong cơ thể. Trên thực tế, trong khoảng thời gian này, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm “dưỡng âm phù dương” mới là phương pháp thích hợp nhất.
Về ẩm thực lấy thực phẩm tư âm nhuận táo và hoa quả làm chính như khoai từ, hạt mè, thịt vịt, mã thầy, mía… Bình thường bạn có thể dùng các vị thuốc tư âm nhuận phế như bách hợp, sa sâm để ngâm nước, nấu cháo hoặc nấu canh.
Mùa hè ngày dài, đêm ngắn, dương khí thịnh, âm khí thiếu. Bởi vậy cần điều chỉnh thời gian ngủ cho phù hợp, hình thành thói quen buổi tối ngủ từ 10-11 giờ và sáng dậy từ 5:30-6:30.
3. Bồi bổ khí huyết
Dưỡng sinh mùa hè rất chú trọng trong việc bổ khí, bổ huyết.
Về ẩm thực, bạn nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm bổ khí như gạo kê, gạo tẻ, đậu cô ve, cà rốt, nấm hương, đậu hũ, khoai tây, khoai lang, thịt bò, thịt thỏ, thịt gà, trứng gà, cá mè…
Nếu xuất hiện các triệu chứng của chứng khí hư như tinh thần uể oải, mệt mỏi, mất sức có thể dùng Sâm Mỹ ngâm nước uống để bổ khí vượng thần.
Mỗi ngày, bạn nên kiên trì massage huyệt Tỳ du (dưới gai sống lưng 11, đo ngang ra 1,5 thốn) và huyệt Túc tam lý.
Ngoài ra, muốn dưỡng Tâm phải chú ý giữ cho tâm tình bình thản, luôn luôn vui cười. Điều này có lợi cho việc cải thiện chức năng mạch máu, bảo vệ bạn vượt qua cái nắng chói chang của mùa hè.
Dưỡng tâm mùa hè nên ăn nhiều 5 loại thực phẩm
Theo học thuyết ngũ hành của Đông y, màu đỏ thuộc hỏa, nhập Tâm, bổ khí huyết. Nhìn nhận theo quan niệm của Tây y, trái cây và rau quả màu đỏ chứa chất chống oxy hóa dồi dào như lycopene và anthocyanin. Những chất này có khả năng chống oxy hóa cao và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Năm loại thực phẩm màu đỏ nên ăn nhiều vào mùa hè
1. Anh đào
Theo Đông y, anh đào vị ngọt, tính ôn, có thể dùng làm thuốc. Trong ‘Danh y biệt lục’của Lương Đào Hoằng Cảnh, nó có thể ‘điều chung, ích Tỳ khí’. Anh đào có thể dùng trị liệu hư chứng, đại bổ nguyên khí, bổ máu, giữ ẩm cho da. Ăn quả sống hoặc sắc nước uống, có thể trị liệu các triệu chứng bệnh như thể chất hư nhược, thiếu máu, ăn không ngon, mất ngủ…
Vỏ anh đào rất giàu vitamin, thịt quả chứa hàm lượng vitamin C và kali phong phú, có thể hỗ trợ giúp huyết áp ổn định. Theo bộ nông nghiệp và thực phẩm Canada, hàm lượng anthocyanin trong quả rất phong phú, không những có thể chống lão hóa, chống viêm, ung thư còn có nhiều tác dụng đối với mạch máu, tiểu cầu và lipoprotein. Ngoài ra, nó có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2. Táo đỏ
Táo đỏ vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ Tâm khí, bình Vị khí, kiện Tỳ khí. Về tác dụng lâm sàng, đây là vị thuốc bổ chủ yếu dùng trị liệu các chứng Tỳ Vị khí hư, huyết hư, huyết hư mất ngủ nhiều… Phụ nữ thiếu máu kinh huyết dư thừa. Thường xuyên dùng trà táo đỏ có thể cải thiện sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh.
Thường dùng vị thuốc này có tác dụng dưỡng Tâm hiệu quả. Ăn táo đỏ có thể giúp hỗ trợ mạch máu mở rộng, tăng khả năng co bóp của cơ tim, tăng cường lượng khí oxy trong máu và Tâm. Khi đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, có thể hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng cho Tâm. Ngoài ra, flavonoid có trong quả cũng giúp bình tĩnh, giảm huyết áp và cải thiện giấc ngủ.
3. Xích tiểu đậu
Xích tiểu đậu còn gọi là xích đậu, Hồng Phạn đậu, hình dáng gần giống đậu đỏ nhưng hơi nhỏ hơn. Xích tiểu đậu vào Tâm, kinh Tiểu Trường. Mùa hè thường xuyên bổ sung vào thực đơn, có thể làm giảm cơn khát và phiền táo, đồng thời có thể làm giảm bớt chứng phù do thấp tà của mùa hè, đặc biệt là sưng phù chi dưới.
4. Dưa hấu
Dưa hấu luôn được coi là loại quả chống say nắng bởi lượng nước phong phú. Dưa hấu tính hàn, quy Tâm, Vị, kinh Bàng quang có tác dụng giáng hỏa, loại bỏ phiền muộn, làm dịu cơn khát, giảm huyết áp và lợi tiểu, và khoan trung hạ khí. Tuy nhiên, bởi đặc điểm năng lượng cơ thể mùa hè là “dương khí bên ngoài, âm khí bên trong”. Vào ban đêm, âm khí càng vượng hơn. Ăn nhiều dưa hấu có thể dễ tích hàn trợ thấp, tổn thương dương khí Tỳ Vị. Nếu bạn ăn vào buổi tối, rất dễ làm tăng khí hàn thấp của cơ thể, nửa đêm dễ bị nôn mửa và tiêu chảy.
Dưa hấu chứa rất nhiều lycopene, dưa hấu càng đỏ, càng nhiều lycopene. Lycopene là một trong những chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh nhất trong cơ thể. Nó thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chống lão hóa và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Nghiên cứu gần đây cho thấy, nó có tác dụng tích cực đối với ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
5. Cà chua
Cà chua cũng chứa lượng lycopene tự nhiên khá cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, so với cà chua sống, lycopene trong cà chua xào dễ hấp thụ vào cơ thể hơn. Theo Đông y, cà chua thuộc tính hàn mát, và tốt nhất nên nấu chín. Người Tỳ Vị hư hàn, bị cảm lạnh không nên ăn quá nhiều cà chua sống.
Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe khác là: cà rốt, táo gai, đậu đỏ, thịt bò và thịt cừu.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Xem thêm
Vạn Điều Hay