Friday, March 29, 2024

Truyền kỳ về Tướng Washington (P.9): Chiến thắng hay là chết!

Liên Quan

Xem thêm Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6, Phần 7, Phần 8.

Ngày 23/12/1776, bác sĩ Benjamin Rush, một người bạn của tướng Washington đến doanh trại thăm ông, nhìn thấy vị tướng quân đang ngồi trước bàn với thần sắc ưu tư, tay cầm cây bút lông đang chăm chú viết gì đó trên giấy, có những mảnh giấy nhỏ rơi trên mặt đất. Benjamin Rush nhặt lên và thấy trên đó ghi dòng chữ: “Victory or death” – “chiến thắng hay là chết”.

Thời khắc đen tối nhất

Tháng 12 đã đến và Quân đội Lục địa đã tiến đến tận cùng của New Jersey – sông Delaware, là biên giới với Pennsylvania. Trước đó, ngay từ trên đường đến Princeton, tướng Washington đã sớm hạ lệnh cho người địa phương trong thời hạn 4 đến 5 ngày phải trưng dụng, thu gom tất cả các tàu dân sự để chuẩn bị vượt sông

Ở New Jersey, hầu hết những người ủng hộ Cách mạng cũng theo Quân đội Lục địa vượt sông rời đi đến Pennsylvania. Họ mang theo đồ trang sức cá nhân, chuyển theo tất cả đồ gia dụng có thể chuyển được lên xe ngựa và dắt súc vật theo sau. Các bà nội trợ suốt dọc đường kêu khóc thảm thiết vì phải bỏ lại ngôi nhà tiện nghi cùng căn bếp ấm áp, ​​lo lắng sau khi qua sông thì không biết sẽ ở đâu. Tình cảnh rất thê lương, đặc biệt là khu vực quanh Princeton gần như đã trở thành một thành phố chết.

Vào thời điểm đó, trong Quân đoàn Pennsylvania, có một người lính tên là Charles Peel, từng là họa sĩ trước khi nhập ngũ. Người họa sĩ này đã từng vẽ bức chân dung George Washington vào đầu những năm 1770. Khi đó, George Washington trong bức chân dung vẫn mặc quân phục màu đỏ của quân đội thuộc địa, đội mũ, cổ đeo trang sức bằng bạc và đút tay vào vạt áo bên trong ngực với khuôn mặt trẻ trung tuấn tú, điềm tĩnh trang nghiêm và nụ cười hàm tiếu trên khuôn mặt trái xoan. Anh đã để lại bức chân dung duy nhất về Washington thời trẻ cho lịch sử.

George Washington thời trẻ. Tranh được vẽ vào năm 1772 bởi họa sĩ người Mỹ, Charles Willson Peale. (Ảnh: Tài sản công)
George Washington thời trẻ. Tranh được vẽ vào năm 1772 bởi họa sĩ người Mỹ, Charles Willson Peale. (Ảnh: Tài sản công)

Sau khi chiến tranh nổ ra, Peale là một người yêu nước đã nhập ngũ, bên bờ sông Delaware, anh đã có thể quan sát được tình tiết toàn bộ quá trình quân Đại Lục vượt sông. Người họa sĩ nhạy cảm này đã mô tả trong nhật ký của mình rằng, đây là một tình cảnh bi đát mà ông chưa từng thấy trong đời. Trong mưa gió lạnh lẽo, người, ngựa, vũ khí và quân tư trang đang phải vật lộn trong bùn lầy bên bờ sông, cất từng bước khó khăn tiến về phía trước. Có những binh lính trên đầu quấn băng, máu từ bên trong rỉ ra, có người chân trần giẫm trên nền đất bùn lạnh, máu cũng rỉ ra từ vết nứt ở bàn chân. Ban đêm phải đốt đuốc, chiếu sáng cho những con thuyền di chuyển qua lại, cảnh tượng này kéo dài cả ngày lẫn đêm. Một hôm, anh nghe thấy một người lính chạy về phía mình và đang gọi tên anh, người lính này râu tóc bù xù, toàn thân dính bùn đen, không có quần áo chống rét, chỉ quấn một chiếc chăn rách, đi chân trần, đang vội vã chạy tới. Người họa sĩ ngỡ ngàng, sửng sốt một lúc lâu, đến khi nghe rõ được giọng nói thì mới nhận ra anh chàng đen sì đó chính là em ruột của mình.

Vì tình cảnh này lưu lại ấn tượng quá sâu đậm và nặng nề trong tâm trí người họa sĩ, nên sau này khi anh vẽ một bức chân dung khác của Tướng Washington thì khuôn mặt thanh xuân và hàm tiếu lúc đầu đã trở nên phong trần trong quân ngũ, với nét mặt đầy vẻ vất vả của một người đàn ông trung niên cùng đôi mắt đầy lo lắng. Hai người lính trẻ bàng hoàng và lo âu ở đằng sau vị tướng là chính họa sĩ và em trai của ông. Trong bóng tối ở góc dưới bên trái của bức tranh, bằng sự nhạy cảm và chân thành của một nhà sử học, họa sĩ đã viết ra hai chữ: “Black times” – “Thời khắc đen tối nhất.”

Tướng Washington trong
Tướng Washington trong “Thời khắc đen tối nhất”. Tranh được vẽ bởi họa sĩ người Mỹ, Charles Willson Peale. (Ảnh: Tài sản công)

Quyết định sinh tử

Sau khi Quân đội Lục địa vượt sông vào ngày 07/12/1776 thì Quân đội Anh cũng đến Princeton ngay ngày hôm sau. Thị trấn Princeton là trụ sở của Trường Cao đẳng New Jersey, là tiền thân của Đại học Princeton sau này. Thị trấn này khá yên tĩnh và thanh lịch, môi trường học tập hết sức tốt. Một sĩ quan đóng quân ở Princeton đã ghi lại trong nhật ký của mình rằng, đó là một thị trấn xinh đẹp với một trường đại học và một thư viện rất đẹp. Đương nhiên, trong nhật ký của một người lính khác cũng ghi lại những cảm thụ gần như tương tự về thị trấn nhỏ Princeton, đồng thời cũng nhắc đến thư viện, trong ngọn lửa cháy mãnh liệt thư viện đã bị lính đánh thuê Hessian của Đức thiêu rụi.

Hầu hết những người dân địa phương ở lại New Jersey đều là những người trung thành đi theo chủ nghĩa Bảo hoàng với một lập trường rõ ràng. Sau khi quân đội Anh tiến vào Princeton, họ liền dẫn phe Bảo hoàng đi bắt bớ khắp nơi, trong đó đáng chú ý nhất là việc quân đội Anh bắt được một đại biểu của New Jersey, người đã tuyên thệ ký vào Tuyên ngôn Độc lập, rồi tống giam ông và tra tấn. Vì không thể chịu đựng được, vị đại biểu này đã phải viết một bản thú tội và thề trung thành với Vua Anh.

Do Tướng Washington đã dự liệu, sắp xếp chu đáo từ trước, cho nên quân Anh không thể tìm đủ thuyền cho hai vạn quân sĩ vượt sông. Dù sao thì xét về mặt quân sự, quân Anh cũng đã đánh bật quân Cách mạng ra khỏi New York và New Jersey. Tướng Howe quyết định đóng quân ở lại đây trong mùa đông. Cùng lúc đó, một đoàn quân của Anh bắt đầu hành quân liên tục từ Rhode Island đến New Jersey. Đợi đến khi thời tiết lạnh thêm chút nữa, mặt sông Delaware đóng băng rắn chắc hơn, việc quân đội Anh vượt sông tiến đánh Pennsylvania chỉ còn là chuyện sớm muộn. Quốc hội đã nhìn thấy điều này và rút khỏi Philadelphia.

Tất cả các nguồn tiếp tế của quân đội Anh đều được vận chuyển từ Vương quốc Anh qua đường biển, vì vậy việc cung ứng không kịp thời là điều khó tránh khỏi. Quân đội Anh đóng tại New Jersey cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung cấp, nhất là lương thực, cần phải kịp thời mua tại địa phương. Về vấn đề này, Tướng Howe đã ra mệnh lệnh cụ thể rằng, khi binh lính giao dịch với người dân địa phương, cần phải thanh toán sòng phẳng rõ ràng, thuận mua vừa bán. Cuộc sống sung túc của người dân ở Tân thế giới từ lâu đã khiến quân Anh phải thèm thuồng, ước ao. Đất đai ở Bắc Mỹ màu mỡ, phì nhiêu, hàng năm ngũ cốc được mùa, dưa chín mọng, trái thơm ngon. Mọi người nơi đây ở trong những ngôi nhà to rộng rãi, sống một cuộc sống sung túc, cơm no áo ấm, tiện nghi đầy đủ. Dân thường ở Âu Châu đất chật người đông, diện tích có hạn, quả thực không thể sánh bằng. Thêm vào đó, ỷ thế là quốc gia bá chủ ở các thuộc địa, quân đội Anh trước nay vẫn kiêu ngạo, ngang tàn, lính Anh đã không còn nói chuyện tử tế, giao dịch công bằng với dân bản xứ, các vụ tàn ác như xông vào nhà dân cướp tài sản, hay cưỡng hiếp phụ nữ, là thường xuyên xảy ra.

Sự hung dữ của đội quân đánh thuê Hessian thậm chí còn khó diễn tả hơn. Những chuyện cướp bóc thực phẩm và gia súc của cư dân địa phương chưa là gì cả, ngay cả những bộ đồ ăn bằng sứ, bộ chén đĩa trong nhà bếp hay những chiếc gối, ga trải giường và chăn bông trong phòng ngủ cũng không bỏ qua. Cướp giật cho vào túi, chờ sau chiến trận mang về nước sử dụng.

Trước những sự việc như vậy, những người vốn theo chủ nghĩa Bảo hoàng ở New Jersey, những người mà ban đầu hết lòng ủng hộ Vua Anh, trước sự thật ở ngay trước mắt đã hồi tâm chuyển ý, nhanh chóng quay sang ủng hộ cuộc Cách mạng độc lập. Hãy nhìn xem, Quân đội Lục địa do Tướng Washington chỉ huy người đầy bụi bẩn, quần áo rách rưới và thân hình gầy gò vì đói, về cơ bản không khác gì một đám ăn mày. Nhưng đám ăn mày này khi đi qua New Jersey đã ngủ đêm ngoài trời trong mưa sầu gió tủi, cũng chưa từng quấy nhiễu dân chúng hay xông vào nhà cướp bóc. Khi so sánh quân Bảo hoàng và Quân đội Lục địa, những người New Jersey đã phản tỉnh, họ cầm lấy súng săn của mình và thành lập một tổ chức dân quân bí mật. Khi quân lính Anh đã đắc tội với người dân địa phương khi đi ra ngoài doanh trại, thường sẽ gặp phải phục kích, tiếng súng phát ra từ những khu rừng rậm, mương rãnh, gò đất và đồi núi. Dân quân New Jersey đã quen thuộc với địa hình và điều kiện con người nơi quê hương họ, thuận lợi cho họ dùng chiến tranh du kích.

Tuy nhiên, tình hình trong Quân đội Lục địa rất nghiêm trọng và không có dấu hiệu nào khả quan. Lục quân Lục địa khi chiêu mộ binh lính, hợp đồng là sẽ kết thúc thời hạn vào cuối năm. Khi những người lính kết thúc nghĩa vụ rời doanh trại, để tuyển mộ họ lại một đội quân mới thậm chí còn khó khăn hơn. Tướng Washington quyết định trong thời điểm Giáng sinh khi quân đội Anh bận rộn với các lễ hội, hệ thống phòng thủ của họ lỏng lẻo, lúc đó Lục quân Lục địa sẽ vượt sông tấn công Trenton, thủ phủ của New Jersey

Ngày 23/12/1776, bác sĩ Benjamin Rush, một người bạn của tướng quân Washington đến doanh trại thăm ông, nhìn thấy tướng quân đang ngồi trước bàn với thần sắc ưu tư, tay cầm cây bút lông đang chăm chú viết gì đó trên giấy, có những mảnh giấy nhỏ trên rơi trên mặt đất. Benjamin Rush nhặt lên và thấy trên đó ghi dòng chữ: “Victory or death” – “Chiến thắng hay là chết”.

Lâm vào bước đường cùng, không còn cách nào khác, tướng Washington quyết định phản công. Vào rạng sáng ngày 26/12/1776, trong trận bão tuyết, ông dẫn Quân đội Lục địa vượt sông Delaware tấn công Trenton. Khẩu lệnh hành quân của quân đội chính là: “Chiến thắng hay là chết.”


Tác giả: Tống Vi Vi
Lý Mai biên tập
Tiểu Khiêm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x