Saturday, September 14, 2024

Truyền thuyết dân gian: Phú hộ và người ăn xin | Khám phá sinh mệnh

Liên Quan

Tác giả: Tiếu Cộng

[ChanhKien.org]

Vào thời nhà Thanh, có một người giàu có tên là Chu Bát Khoảnh, biệt danh là Chu đại thiện nhân. Nói đến người này trong phạm vi bán kính trăm dặm đều biết tiếng.

Những việc thiện của Chu phú hộ được người dân trong vùng khen ngợi, người người ca tụng. Bên cạnh cổng nhà ông thường buộc ba loại gia súc để cho người khó khăn trong vùng dùng miễn phí. Dùng thời gian ngắn, dùng xong đem trả về là được; nếu dùng thời gian dài, đến bữa cho ăn là được. Còn rất nhiều việc tốt nữa sẽ không mô tả chi tiết, ở đây tôi xin kể câu chuyện về phú hộ Chu và một người ăn xin.

Có một người ăn xin mắc bệnh nặng, khi sắp trút hơi thở cuối cùng thì ông Chu đi qua phát hiện. Ông Chu không nói không rằng khiêng người ăn xin về nhà, mời thầy lang đến khám bệnh, còn phái người hầu đến chăm sóc. Một thời gian sau, người ăn xin khỏe lại và nhất định muốn rời đi, ông Chu lại lấy ra một xâu tiền đồng tặng cho người ăn xin. Người ăn xin cảm động quỳ xuống, dập đầu lia lịa, miệng không ngừng nói: “Chu đại thiện nhân, tôi sẽ không quên ngài, tôi phải báo đáp ngài, tôi sẽ trả đại ơn này”. Người xung quanh có người không lý giải được: một người ăn mày sao có thể báo đáp được ơn của phú hộ? Vậy mà chưa đến vài năm sau lời của người ăn xin đã ứng nghiệm rồi.

Thời gian trôi nhanh, mấy năm trôi qua. Lúc này, Chu phú hộ bắt đầu kinh doanh lưu huỳnh, ông mua lưu huỳnh từ nơi khác rồi về bán tại địa phương để kiếm thêm lợi nhuận.

Có lần phu đánh xe chuyến hàng chở lưu huỳnh của phú hộ Chu khi lưu lại phủ Chính Định thì bị quan sai cưỡng chế thu giữ. Tri phủ Chính Định là một tên tham quan, hắn ta muốn ông Chu nộp tiền phạt để chuộc tất cả hàng hóa. Khi đó, trên người ông Chu không còn một xu, ông lo lắng nhưng không có cách nào, phải lang thang khắp phố. Đúng lúc tuyệt vọng, một người ăn xin đến trước mặt ông, cúi mình hành lễ, vấn an. Khi ông Chu nhận ra người đàn ông này chính là người ăn xin ông đã cứu tế năm đó, ông định lấy tiền trong túi ra để bố thí, mới chợt nhớ ra mình không còn một xu dính túi, chỉ biết thở dài một tiếng. Người ăn xin hỏi sao ông thở dài, ông không nói. Sau khi bị người ăn xin hỏi liên tục, ông Chu không còn cách nào khác đành nói ra sự thật. Người ăn xin nghe xong, bảo Chu phú hộ hãy nghĩ thoáng, đừng quá lo lắng, nói rằng có thể giúp ông đòi lại công bằng, sau đó tìm cho ông một quán trọ rồi mới rời đi.

Ba ngày sau, chỉ thấy người ăn xin dẫn đầu một nhóm ăn xin mang số hàng hóa bị tên tham quan thu giữ cùng phu xe gửi đến quán trọ nơi Chu phú hộ đang ở một cách nguyên vẹn. Chu phú hộ cảm thấy kỳ lạ, hỏi nguyên nhân. Người ăn xin lúc đầu vốn không muốn nói, dưới sự truy hỏi của Chu phú hộ, đành không còn cách nào mà nói rõ ngọn ngành..

Năm đó sau khi được phú hộ Chu cứu sống, người ăn xin đã lưu lạc đến phủ Chính Định, anh ta hào hiệp dùng tiền mà ông Chu tặng để giúp đỡ người nghèo gặp đại nạn, những người ăn xin ở đó vô cùng kính trọng hành động nghĩa hiệp của anh ta, thống nhất tiến cử anh ta làm thủ lĩnh nhóm ăn xin nơi đó. Lần này ông Chu gặp nạn, anh vừa hô đã có hàng trăm thanh niên nguyện ý ra sức giúp đỡ Chu đại thiện nhân, giúp thủ lĩnh của mình đền ơn.

Vào thời đó, người giàu tìm đã khó, gọi ăn xin còn khó tìm thế nào? Vậy mà anh ta một cái phất tay có thể gọi hàng nghìn người ăn xin từ bốn phương tám hướng đến. Không bao lâu, tri phủ Chính Định bị bao vây ba vòng trong ba vòng ngoài, không có đường thoát. Lúc đầu, tri phủ vẫn ngang ngược, hai bên giằng co không ai chịu ai. Thời gian hai ngày trôi qua, có người ăn xin ngã gục vì đói, nhưng vì chưa đạt mục đích thề không bỏ cuộc, khi ngày càng nhiều người ngã xuống vì đói, lại khiến tri phủ kia vô cùng sợ hãi. Ông ta biết rằng người khác gây chuyện thì dễ xử lý, chỉ riêng với ăn xin thì khác, không những không kiếm chác được gì, lại còn phải trả lại, không có cách nào đành tự nhận mình xui xẻo, thuận theo ý của đội ăn xin, ngoan ngoãn thả hàng hóa bị giữ và phu xe cho Chu phú hộ, lại còn đưa tiền bồi thường cho nhóm ăn xin.

Từ đó trở đi, câu chuyện Chu đại thiện nhân hành thiện và sự báo ân của người ăn xin lan truyền khắp vùng. Cho đến nay, những người cao tuổi ở đó vẫn kể câu chuyện này một cách thích thú. Đúng như câu thế nhân thường nói:

Vi nhân bất tố khuy tâm sự
Bán dạ bất phạ quỷ khiếu môn
Vi nhân hành thiện tố hảo sự
Ngộ nan trình tường phú bạn hành

Dịch nghĩa:

Làm người không làm chuyện thẹn tâm
Nửa đêm không sợ quỷ gọi cửa
Làm người hành thiện làm việc tốt
Gặp nạn hóa tường, phúc đến theo

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/49929

Ngày đăng: 05-02-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.

ChanhKien.org

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x