Saturday, September 14, 2024

Tự do tín ngưỡng và quyền tự do hành thiện: Câu chuyện về nữ tu Casimira Kaupas

Liên Quan

Các cuộc thảo luận về lịch sử của tự do tín ngưỡng tại Mỹ quốc có xu hướng tập trung vào những cuộc đấu tranh của các nhóm thiểu số tôn giáo khác nhau chống lại sự áp bức ngay tại mảnh đất quê hương của họ. Điều này có khuynh hướng khiến cho góc nhìn bao quát bị phiến diện, đặt trọng tâm vào cách mà những nhóm này đạt được các quyền tự do dân sự, dẫu là ngay trong xã hội Mỹ quốc hay là kết quả của việc chạy thoát khỏi thành kiến tôn giáo, sự đàn áp, hay bức hại ở đất nước quê hương của họ.

Tuy nhiên, điều cần chú trọng là vào phương thức thay vì kết quả, chú trọng vào bối cảnh để đạt được mục đích của họ thay vì bản thân mục đích này, vốn là khát vọng công khai phụng sự Chúa và những người xung quanh.

Cuộc đời của nữ tu Casimira Kaupas, một người nhập cư Lithuania vào thế kỷ 19 (sau này được biết đến là Mẹ Maria), là một câu chuyện có thể được thành tựu nhờ quyền tự do tín ngưỡng được tìm thấy ở Mỹ quốc. Câu chuyện của vị nữ tu này là một câu chuyện về việc phụng sự dựa trên đức tin mạnh mẽ vào Chúa và về khát vọng xoa dịu nỗi thống khổ của những người khác.

Từ đàn áp tín ngưỡng đến tự do tín ngưỡng

Nữ tu Casimira sinh năm 1880, tại Ramygala, Lithuania. Được nuôi dưỡng theo đức tin Công giáo ở một vùng đất Công giáo lịch sử, nhưng bà cùng gia đình, và những người dân ở đó không được phép tự do thực hành tín ngưỡng của mình, bởi vì đất nước Lithuania đã nằm dưới sự cai trị của nước Nga trong gần một thế kỷ.

Trong suốt khoảng thời gian này, các sa hoàng của nước Nga đã cố gắng áp đặt Chính thống giáo Nga lên những người dân kiên cường này. Cuộc đàn áp tín ngưỡng đã không đi xa đến mức ép buộc người dân Lithuania cải đạo, tuy nhiên các sa hoàng đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau khi có thể, chẳng hạn như can thiệp vào quyền lãnh đạo của Giáo hội Công giáo ở Lithuania, đàn áp pháp lý đối với những người Công giáo trong các vấn đề dân sự, và thậm chí là các cố gắng nhằm xóa bỏ văn hóa và ngôn ngữ Lithuania.

Vào cuối những năm 1800, một làn sóng những người nhập cư từ Lithuania đã đến Hoa Kỳ để tìm kiếm cơ hội và sự tự do tín ngưỡng. Nhiều người đã định cư tại vùng mỏ than phía nam của tiểu bang Pennsylvania để làm việc tại các mỏ than địa phương.

Anh trai của bà Casimira, ông Anthony, đã trở thành linh mục và di cư sang Mỹ quốc để phụng sự cho cộng đồng người nhập cư Lithuania. Linh mục Kaupas đã được chỉ định đến giáo xứ Thánh Joseph của người Lithuania ở thành phố Scranton, tiểu bang Pennsylvania, và bà Casimira đã đến đó vào năm 1897 khi bà 17 tuổi để làm quản gia cho anh trai.

Một cuộc đời phụng sự

Sau khi đến thành phố Scranton, bà Casimira đã chú ý một số điều. Một trong số đó là cảnh ngộ khốn khổ của nhiều người nhập cư Lithuania, những người làm công việc thợ mỏ than đá. Vào thời điểm đó, những người thợ mỏ làm việc tại các nơi vô cùng tối tăm và nguy hiểm. Việc họ thiệt mạng dưới các hầm mỏ sâu thường để lại các gia đình mất đi trụ cột hoặc trẻ em trở thành trẻ mồ côi.

Tự do tín ngưỡng và quyền tự do hành thiện: Câu chuyện về nữ tu Casimira Kaupas
Nhiều người nhập cư Lithuania đã định cư tại phía nam của tiểu bang Pennsylvania để làm việc trong các mỏ than địa phương, đặc biệt là xung quanh thành phố Scranton. (Ảnh: Everett Collection/Shutterstock)

Bà cũng lần đầu tiên quan sát thấy những người phụ nữ đã dâng hiến cuộc đời của họ trong vai trò các nữ tu để phụng sự người khác, và bà định ra rằng đây là điều mà bà muốn làm.

Con đường cuộc đời phía trước của bà Casimira cuối cùng sẽ kết nối tất cả những quan sát này lại với nhau. Đầu tiên, bà chỉ đơn thuần muốn trở thành một nữ tu chiêm niệm, người sẽ sống và làm việc và cầu nguyện trong một tu viện kín và không bao giờ rời khỏi nơi đó.

Tuy nhiên, nhờ anh trai bà và những linh mục khác chỉ dẫn, bà đã dần dần bắt đầu hiểu được rằng ơn gọi sống đời tu trì của bà cũng là tiếng gọi để xoa dịu nỗi thống khổ và giảm đi tình trạng vô minh của những người nhập cư Lithuania, và hơn nữa là để giảng dạy cho họ về đức tin mà bà vô cùng trân quý trong văn hóa và ngôn ngữ Lithuania như bà hằng yêu mến.

Vào năm 1907, bà đã sáng lập dòng tu của mình, Giáo đoàn Dòng Nữ tu Thánh Casimir (được đặt tên theo vị thánh bảo trợ của Lithuania), và bà được mang tên là Mẹ Maria. Sau khi bà thành lập một ngôi trường nhỏ ở thị trấn khai thác mỏ của vùng Núi Carmel, tiểu bang Pennsylvania, tin tức đã lan truyền nhanh chóng, các nữ tu trong dòng tu của bà sớm nhận được nhiều lời đề nghị làm giáo viên tại các trường dòng của người Lithuania trên khắp Hoa Kỳ.

Mẹ Maria tin rằng Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi và rằng bà có bổn phận hành thiện. Bà chia sẻ, “Giữ vững ý niệm tốt đẹp, dù cho bạn ở bất kỳ đâu và làm bất kỳ điều gì, hãy luôn tâm niệm rằng: Chúa đang hiện diện nơi đây!”

Sức mạnh của đức tin

Tại vùng đất quê hương của mình, bà gần như chắc chắn không thể tham gia vào một giáo đoàn tín ngưỡng, huống chi là thành lập một giáo đoàn như vậy. Bà chắc chắn sẽ không được phép làm chứng công khai cho đức tin của mình bằng việc tự mình, với tư cách là một nữ tu Công giáo, tham gia vào các việc thiện nguyện chẳng hạn như giáo dục. Cuối cùng, bà sẽ bị ngăn cấm tôn vinh nền văn hóa hoặc đức tin của những học sinh người Lithuania mà bà dạy dỗ.

Nhìn từ góc độ này, sự nghiệp đáng chú ý của Mẹ Maria có thể được thành tựu là nhờ vào tự do tín ngưỡng.

Hơn nữa, tự do tín ngưỡng không chỉ trao cho bà cơ hội để làm các việc thiện nguyện mà còn khiến bà trở thành một người cao thượng, để theo đuổi những việc thiện nguyện khác. Mỗi lời yêu cầu mà bà nhận được đã mở rộng cơ hội phụng sự. Khi Đức Hồng Y George Mundelein, tổng giám mục của thành phố Chicago, yêu cầu bà trông coi Bệnh viện Holy Cross, Mẹ Maria đã đáp lại bằng cách đào tạo các nữ tu sĩ của bà trở thành những người quản trị và các y tá.

Vào năm 1933, Mẹ Maria được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Bà đã sống trong nỗi đau đớn bảy năm, tiếp tục trông nom dòng tu của mình và vui vẻ chấp nhận mọi nghịch cảnh.

Khi bà qua đời vào năm 1940, cuộc khám nghiệm tử thi đã tiết lộ một sự thật đáng kinh ngạc; căn bệnh ung thư đã di căn vào xương của bà, tạo thành một lỗ hổng có kích cỡ bằng một đồng 25 xu xuyên qua hộp sọ của bà. Các bác sĩ đã rất ngạc nhiên khi một người có thể sống với một tình trạng như vậy mà không hề oán thán. Mẹ Maria chưa bao giờ than vãn và thản nhiên đối diện với căn bệnh, giống như cách bà đối đãi với mọi việc khác.

Mẹ Maria được biết đến với sự khiêm cung và khả năng nhẫn chịu của mình. Tuy nhiên, phẩm chất nổi bật của bà với tư cách là một người Mỹ dường như là đức tính cao thượng, vốn có được là nhờ vào quyền tự do tín ngưỡng mà bà tìm thấy ở đất nước đã đón nhận bà. Ở Lithuania, dưới thời các sa hoàng Nga hoặc dưới thời những người cộng sản Nga, điều vĩ đại như vậy sẽ bị cản trở gần như là mọi lúc.

Bà thực sự đã sống theo một trong những câu phương châm của mình: “Luôn làm nhiều hơn, luôn làm tốt hơn, luôn làm với tình yêu thương.” Sâu xa mà nói, tự do tín ngưỡng cho phép tình yêu thương làm được nhiều điều hơn, và làm tốt hơn.


Paul Prezzia

BTV Epoch Times Tiếng Anh


Thanh Ân biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x