Saturday, December 14, 2024

Văn hóa lễ nghi truyền thống: Chắp tay chào hỏi

Liên Quan
Click Xem

Khi nhắc đến lễ nghi và phép tắc xã giao, nhiều người thường nghĩ ngay đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên nền “lễ nghi chi bang” thực sự lại đến từ Trung Quốc cổ đại. Vào thời cổ đại, người Trung Quốc thủ lễ trọng nghĩa, đề cao nghi thức lễ nghi. Khi ấy, toàn xã hội đều tuân thủ trên dưới, cung khiêm nhã nhặn, thấu tình đạt lý, sinh sống hòa thuận và được thế nhân ca ngợi là “Y quan thượng quốc, lễ nghi chi bang”.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng lần theo dấu chân của cổ nhân, dọc theo dòng sông dài lịch sử về lễ nghi văn minh, và thấu hiểu hơn về nền văn hóa Thần truyền rực rỡ huy hoàng ở Trung Quốc.

Văn hóa lễ nghi Trung Quốc thời cổ đại không chỉ đề cập đến phép tắc xã giao giữa người với người, mà phạm vi còn bao phủ cả hệ thống chính trị, pháp luật, quy định của đất nước, luân lý đạo đức và tư tưởng của xã hội, cho đến các quy phạm chuẩn tắc sống trong tất cả các khía cạnh cuộc sống hàng ngày. Chúng đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Văn hóa lễ nghi Trung Quốc là nền văn minh có nguồn gốc từ Thiên thượng, chứa đựng trí huệ của Thần, có nội hàm vô cùng bác đại tinh thâm. “Lễ” là ý chí của trời cao, là thể hiện của thiên địa nơi nhân gian và tạo ra vạn sự vạn vật trong thế gian con người. “Tả Truyện – Văn Công Thập Ngũ Niên” viết rằng: “Lễ dĩ thuận thiên, thiên chi đạo dã.” (Dịch nghĩa: Lễ là thuận theo trời, theo Đạo trời)

Những cá nhân và quốc gia tuân theo lễ nghĩa, tức là tuân theo Đạo trời, có thể được hưởng phúc. Xã hội có trật tự, yên ổn hay không, quốc gia có giàu có hưng vượng hay không, đều phụ thuộc vào việc văn hóa lễ nghi có thực hành đúng hay không. Về vấn đề này, các bậc tiên nhân đã để lại rất nhiều luận thuật cho đời sau. Chẳng hạn:

Trong “Tả Truyện – Ẩn Công Thập Nhất Niên” viết: “Lễ, kinh quốc gia, định xã tắc, tự dân nhân, lợi hậu tự giả dã.” (Dịch nghĩa: Tuân thủ lễ nghi, có thể khiến đất nước trường tồn, xã tắc an định, nhân dân khiêm nhường hữu tiết, có trật tự trên dưới, có ích cho người đời sau.” Lễ quản lý quốc gia, yên định xã tắc, khiến dân có trật tự nề nếp, có lợi cho người kế thừa sau này.

Trong “Cẩu Tử – Tu Thân” viết: “Nhân vô lễ tắc bất sinh, sự vô lễ tắc bất thành, quốc vô lễ tắc bất trữ.” Tức là: Người không thủ lễ, không cách nào sinh tồn; làm việc không có lễ, không thể thành công; quốc gia không có lễ thì không thể an nội mà bình ngoại.

Lễ hàm chứa các quy luật của đất trời, là quy phạm và chuẩn tắc trong các hành xử của con người. Khổng Tử viết: “Bất học lễ, vô dĩ lập” (Tức là không học lễ thì không nên người được). Trong “Lễ ký – Điển lễ thượng” nói: “Nhân hữu lễ tắc an, vô lễ tắc nguy” (Nhân loại coi trọng lễ nghi thì thân tâm có thể an định. Không có Lễ ước thúc, xã hội sẽ hỗn loạn). Do đó, người Trung Quốc cổ đại hiểu lễ, giữ lễ, trọng lễ, kính Thiên tín Thần, nỗ lực tu dưỡng và cải thiện nhân phẩm của mình trong cuộc sống.

“Nghi” là tải thể của “Lễ”, là hình thức thể hiện của “Lễ”, là những lễ tiết mà mọi người áp dụng trong cuộc sống và giao thiệp xã hội. Những lễ nghi khi gặp mặt không những là biểu tượng của văn hóa lễ nghi mà còn là thể hiện của trật tự xã hội. Bài viết này sẽ giới thiệu về lễ nghi gặp mặt thời nhà Đường – Lễ nghi chắp tay.

Kiểu chào chắp tay thời nhà Đường

Chắp tay là nghi lễ chào hỏi của người có thân phận thấp hơn, thể hiện tự tôn kính đối với người có địa vị cao. Bất kể già trẻ, nam nữ, sang hèn đều có thể sử dụng. Ngoài việc được dùng khi gặp mặt chào hỏi, lễ chắp tay còn thường được sử dụng khi đáp lời, chẳng hạn thuộc hạ chắp tay trả lời thượng cấp, v.v.

Kiểu chắp tay của thời Đường là: hai tay đan vào nhau để trước ngực, tay trái bên ngoài, tay phải bên trong, tay trái nắm ngón cái và lòng bàn tay phải, ngón tay phải dựng lên, người đứng ngay ngắn, đầu hơi cúi hành lễ chào đối phương. (Hình 1). Nếu đối phương là trưởng bối hoặc quyền cao chức trọng, cần chắp tay quỳ hành lễ. Khi chắp tay hành lễ, có thể đồng thời mở miệng nói, thông thường là khi vừa chắp tay vừa trả lời đối phương.

Hình 1: Kiểu chào chắp tay là nghi lễ chào hỏi của người có thân phận thấp hơn, thể hiện sự kính trọng đối với người có địa vị cao. Hình ảnh một vị nam tử thời Đường chắp tay hành lễ. (Ảnh minh hoạ: Cổ Thụy Trân/ Epoch Times)
Hình 1: Kiểu chào chắp tay là nghi lễ chào hỏi của người có thân phận thấp hơn, thể hiện sự kính trọng đối với người có địa vị cao. Hình ảnh một vị nam tử thời Đường chắp tay hành lễ. (Ảnh minh hoạ: Cổ Thụy Trân/ Epoch Times)

Vào năm 2000, khi khai quật ngôi mộ của Triệu Dật thời nhà Đường tại thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đã phát hiện quần thể bích họa, trong đó có hình cung nữ chắp tay, thể hiện nghi lễ chắp tay chào của nhà Đường. Ảnh minh họa. (Hình 2)

Hình 2: Tư thế chắp tay hành lễ thời nhà Đường. (Ảnh: Giản Mộc/ Epoch Times)
Hình 2: Tư thế chắp tay hành lễ thời nhà Đường. (Ảnh: Giản Mộc/ Epoch Times)

Khác với những lễ tiết chào hỏi khác, sau khi chắp tay hành lễ xong, hai tay sẽ không buông ra mà vẫn có thể để trước ngực cho đến khi sự việc kết thúc, để thể hiện sự tôn kính đối phương. Trong bức tranh “Hán Hy Đới Dạ Yến Đồ” của Cố Hoành Trung thời Ngũ Đại, vị nam tử chắp tay hành lễ đã thể hiện rõ nghi lễ này.

Nghi thức chắp tay thời Ngũ Đại và thời nhà Tống

Nghi lễ chắp tay chào từ thời nhà Đường vẫn được lưu giữ đến thời Ngũ Đại và thời nhà Tống. Tuy nhiên, động tác có chút thay đổi, mặc dù hai tay vẫn chắp trước ngực, tay trái nắm tay phải, nhưng ngón tay cái của hai bàn tay đều dựng lên. Một số nhân vật đã thực hiện nghi lễ này trong bức “Hán Hy Đới Dạ Yến Đồ”. Hình ảnh minh họa (Hình 3), (Hình 4).

Hình 3: Những vị nam tử trong bức “Hán Hy Đới Dạ Yến Đồ” đang chắp tay hành lễ của thời Ngũ Đại và thời nhà Tống. Bức tranh miêu tả hai vị nam tử đang hành lễ. (Ảnh: Cổ Thụy Trân/ Epoch Times)
Hình 3: Những vị nam tử trong bức “Hán Hy Đới Dạ Yến Đồ” đang chắp tay hành lễ của thời Ngũ Đại và thời nhà Tống. Bức tranh miêu tả hai vị nam tử đang hành lễ. (Ảnh: Cổ Thụy Trân/ Epoch Times)
Hình 4: Ảnh minh họa tư thế chắp tay thời Ngũ đại và Tống triều. (Ảnh: Giản Mộc/ Epoch Times)
Hình 4: Ảnh minh họa tư thế chắp tay thời Ngũ đại và Tống triều. (Ảnh: Giản Mộc/ Epoch Times)

Đến thời Nam Tống, tư thế chắp tay lại thay đổi, trong “Sự Lâm Quảng Ký” của Trần Nguyên Tĩnh thời Nam Tống đã mô tả nghi thức chắp tay của thời Nam Tống (Hình 5): “Nói về tư thế chắp tay, tay trái nắm chặt ngón cái của tay phải, ngón út của tay trái hướng về cổ tay phải, bốn ngón của tay phải đều duỗi thẳng, ngón cái của tay trái hướng lên. Nếu tay phải ở phía trước ngực thì cũng không được đặt quá sát ngực, cần đặt cách khoảng hai đến ba phân. Đây là phương pháp chắp tay.”

Hình 5: Tư thế chắp tay thời Nam Tống. (Ảnh: Giản Mộc/ Epoch Times)
Hình 5: Tư thế chắp tay thời Nam Tống. (Ảnh: Giản Mộc/ Epoch Times)

Nguồn gốc của nghi lễ chắp tay

Nghi thức chắp tay không phải xuất phát từ “Chu Lễ”, là hệ thống những lễ nghi sớm nhất ở Trung Quốc, mà là nghi thức phái sinh trong quá trình thay Triều đổi Đại. Có nhiều ghi chép khác nhau về nguồn gốc của nghi thức này, nhưg hầu hết đều có chung nhận định rằng nó bắt nguồn từ thời Tây Tấn, phát triển từ những lễ tiết của người ngoại tộc. Một trong số ghi chép liên quan đến nghi thức này gồm:

Một là nó phát triển từ kiểu đặt một tay trước ngực của người Ba Tư ở Tây Vực. Ở Trung Quốc cổ đại, những thứ thành đôi thành cặp thể hiện sự tốt đẹp cát tường, nên khi hành lễ chào cũng bằng cả hai tay. Do đó, kiểu chào đặt một tay trước ngực đã phát triển thành kiểu chắp tay trước ngực.

Cũng có cách nói khác rằng, nó phát triển từ tư thế chắp tay trong Phật giáo. Trong “Quan Vô Lượng Thọ Kinh” viết rằng: “Chắp tay hợp thập, tán tụng chư Phật.” Tư thế chắp tay trong Phật giáo cũng thể hiện lòng tôn kính. Lễ tiết chắp tay này sau đó đã phát triển thành một lễ nghi trong thế tục được các tăng nhân sử dụng. Trong bức “Hán Hy Đới Dạ Yến Đồ” cũng xuất hiện cảnh một vị hòa thượng chắp tay hành lễ.

Một nhận định khác cho rằng, ngay từ thời nhà Hán đã có nghi thức “chắp tay” tỏ lòng kính trọng rồi. Chẳng hạn, trong “Hậu Hán Thư – Tư Thụ Truyện” ghi rằng: “Nào ngờ người ấy đã không thể thành công, lại còn hèn nhát yếu đuổi, cắn lưỡi chắp tay đầu hàng?” Một ví dụ khác là trong “Hậu Hán Thư – Linh Đế Kỷ”, Lý Hiền đã trích dẫn “Hiến Đế Xuân Thu” rằng: “ (Trương) kinh khiếp chờ đợi, hết chắp tay lại khấu đầu.”

Trong “Tam Quốc Chí”, “Tấn Thư”, “Bắc Sử”, “Ngụy Thư”, “Tùy Thư” và những sách sử khác, có rất nhiều ghi chép về nghi thức “chắp tay”. Điều này cho thấy nghi thức này đã có lịch sử rất lâu đời.

Sự thịnh hành của nghi lễ chắp tay

Mặc dù nghi lễ chắp tay vẫn chưa xác định được nguồn gốc cụ thể, nhưng theo ghi chép lịch sử và những bức bích họa khai quật được, có thể chắc chắn rằng nghi thức chắp tay bắt đầu phổ biến từ thời nhà Đường.

Sau nhà Đường, đến thời Ngũ Đại và Bắc Tống, phạm vi của nghi thức chắp tay lại càng được sử dụng rộng rãi. Thậm chí ở thời Tống, Liêu, Tấn, Hạ và các triều đại phương Bắc khác cũng thịnh hành nghi thức chắp tay. Trong hồi 74 của cuốn “Tam Triều Bắc Minh Hội Biên” của Từ Mộng Sâm thời Nam Tống cũng nhắc đến nghi thức chắp tay của các sứ thần nước Hạ như sau: “Phó sứ của nước Hạ, đội mũ kim quan, loại ngắn và nhỏ, mặc áo choàng hẹp, đeo thắt lưng vàng, đi ủng da, chắp tay bái phỏng.”

Nói về sự trịnh trọng của nghi thức chắp tay, chúng ta có thể hình dung qua những miêu tả trong thơ ca và tiểu thuyết. Như là: “Khi vào phủ, lưng gập thẳng, gặp người còn cần chắp tay.”

Trong “Thuỷ Hử Truyện” của Thi Nại Am vào thời nhà Minh, Hồi thứ 15 “Tải kim ngân, Dương Chí vâng mệnh. Cướp lễ vật, Ngô Dụng dùng mưu”, khi Dương Chí đáp lại lời của Lương Trung Thư, Dương Chí đã chắp tay bẩm rằng: “Lệnh ân tướng đã sai, tôi đâu dám trái nhưng ngài định xếp đặt thế nào, và cho bao giờ khởi hành?”

Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung, nhà sử học cuối thời Nguyên đầu nhà Minh, Hồi thứ 5 “Phát hiệu triệu, các trấn hưởng ứng Tào Công. Phá cửa quan, ba anh hùng”, miêu tả Lưu Bị và Viên Thiệu gặp mặt, viết rằng “Lưu Bị mới ngồi xuống ghế ở hàng cuối cùng. Quan Vũ, Trương Phi chắp tay đứng hầu đằng sau.”

Nghi thức chắp tay đã trải qua các triều đại Đường, Ngũ Đại Thập Quốc, Nam Bắc Tống, Kim Liêu, Kim, Nguyên, Minh và nhiều triều đại khác. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nghi thức chắp tay đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống Trung Hoa khiến chúng ta phải nhìn lại.


Lâm Lâm Mãn Sơn thực hiện

Minh Phương biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x