Thursday, March 28, 2024

Vẻ đẹp là một Kỳ nghỉ: Khám phá tác phẩm của họa sĩ vẽ thiên nhiên hoang dã Carl Rungius

Liên Quan

Tại sao nhân loại lại bị thu hút bởi cái đẹp? Dẫu chúng ta giải thích về sức hút như thế nào, thì vẻ đẹp vẫn mê hoặc chúng ta. Vẻ đẹp cuốn hút đôi mắt, trêu ngươi trí tuệ, và làm thăng khởi tinh thần. Vẻ đẹp nhắc nhở chúng ta về sự ưu việt của tự nhiên, cuộc sống, và sự sáng tạo. Sự huy hoàng của tạo vật đã nói lên bàn tay kỳ diệu của Đấng Sáng Thế.

Vẻ đẹp nâng đỡ ta khỏi những điều tẻ nhạt; đưa chúng ta vượt lên trên sự tầm thường để hướng tới điều gì đó cao quý hơn. Vẻ đẹp đích thực là một kỳ nghỉ.

Sự mỹ diệu của Cái đẹp

Khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ dưỡng, thông thường mọi người sẽ không hứng thú với những địa điểm xấu. Chúng ta mơ mộng tìm đến những nơi yên bình đẹp đẽ. Gần đây, khi đang ngồi tại một quầy sushi, tôi đã vô cùng thích thú khi thấy con của mình liên tục mắt chữ O miệng chữ A trầm trồ về bữa ăn được chuẩn bị đẹp mắt.

Cảm thấy hài lòng vì sự trân trọng này, vị đầu bếp bắt đầu trò chuyện với tôi và các con. Ông nói rằng ông đã từng học tại một trường đào tạo chuyên ngành ẩm thực trên đảo Bali quê hương ông.

“Bạn có biết đảo Bali không?” ông hỏi một cách đầy tự hào.

Tôi phải thừa nhận rằng mình chưa từng đến đó, nhưng chúng tôi đã nhìn thấy nhiều bức ảnh về nơi này.

Ai lại có thể không biết đảo Bali chứ? Chỉ mất ba giờ đồng hồ để đi trọn một vòng quanh toàn bộ hòn đảo, tuy nhiên chất lượng của con đường ven biển đã làm cho quy mô hòn đảo trở nên không còn ý nghĩa nữa. Đảo Bali là một địa danh nổi tiếng xinh đẹp. Ấy thế mà, vị đầu bếp nói với chúng tôi về niềm hạnh phúc khác mà ông đã tìm thấy ở nơi cách hòn đảo thiên đường quê hương ông nửa vòng trái đất.

“Tôi thích ở nơi đây. Tiểu bang Florida có công việc và nhiều cơ hội — cả những bãi biển xinh đẹp nữa,” ông chia sẻ.

Vẻ đẹp tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong từng ngóc ngách hấp dẫn dù lớn hoặc nhỏ. Có thể tìm thấy vẻ đẹp ấy ở trong các món ăn, ngoài đại dương, trên các ngọn núi, trong từng hành động của chính chúng ta, và trong tất cả các tác phẩm nghệ thuật mà nhân loại đã sáng tạo nên. Vẻ đẹp đầy uy lực và có thể tẩy tịnh tâm hồn con người. Vẻ đẹp đưa chúng ta vượt ra khỏi những điều tầm thường, vượt lên trên những nỗi niềm ức chế.

Tại sao con người lại sáng tạo nghệ thuật? Chính sự thiện lương và sức mạnh của vẻ đẹp đã tạo thành một động lực cao quý.

Họa sĩ Carl Rungius, nghệ sĩ vẽ thiên nhiên hoang dã

Họa sĩ Carl Rungius sinh năm 1869, là một hình mẫu lịch sử tuyệt vời về sự cống hiến tận tụy của nhân loại dành cho cái đẹp, nghệ thuật, và thiên nhiên. Giống như nhiều vĩ nhân khác của Mỹ quốc, ông Rungius đến Hoa Kỳ với tư cách là một người nhập cư từ nước Đức. Rung động trước sức hấp dẫn tự nhiên của phong cảnh nơi đây, những lý tưởng về cơ hội và nền độc lập của Mỹ quốc kết hợp hoàn hảo với tài năng và sự quyết tâm của ông Rungius, những thứ đó đã giúp mở đường cho sự tuyệt hảo.

Ông Rungius lớn lên ở thành phố Berlin. Ông là một trong chín người con của Mục sư Heinrich Rungius và bà Magdalene Fulda. Gia đình này yêu thích nghệ thuật, săn bắn, và làm tiêu bản động vật. Khi được tham dự một buổi triển lãm các tác phẩm của họa sĩ vẽ thiên nhiên hoang dã người Đức Richard Friese, chàng thiếu niên Rungius đã được truyền cảm hứng để chọn hội họa làm sự nghiệp của mình. Có phần e dè trước một nghề nghiệp như vậy, cha của ông Rungius đã nhất quyết yêu cầu con trai học việc để làm thợ sơn để nếu tham vọng nghệ thuật của cậu con trai thất bại thì còn có thể quay trở về công việc sơn trang trí và sơn tường.

Tuy nhiên chàng thiếu niên Rungius luôn cảm thấy bị thu hút bởi các loài động vật, và trong khi đang học nghề sơn tường, ông đã dốc hết thời gian rảnh của mình để vẽ và nghiên cứu về cấu trúc cơ thể cũng như những chuyển động của các loài động vật cư ngụ tại Vườn Thú Berlin. Ông cũng thường xuyên lui tới nhà máy sản xuất keo dán, mặc dù ông cho rằng đây là một công việc khó chịu nhất. Ông nhìn nhận sự hiểu biết về giải phẫu động vật là cốt lõi cho các thiết kế nghệ thuật của mình.

Tác phẩm “Bên dưới Đỉnh Kim Tự Tháp,” được vẽ khoảng năm 1935, họa sĩ Carl Rungius (người Đức, 1869-1959),. Tranh sơn dầu trên vải canvas. Kích thước: 30 inch x 40 inch (khoảng 760 mm x 1000 mm). Bộ sưu tập JKM, Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoang Dã Quốc Gia. (Ảnh: Bản quyền của họa sĩ Carl Rungius)
Tác phẩm “Bên dưới Đỉnh Kim Tự Tháp,” được vẽ khoảng năm 1935, họa sĩ Carl Rungius (người Đức, 1869-1959),. Tranh sơn dầu trên vải canvas. Kích thước: 30 inch x 40 inch (khoảng 760 mm x 1000 mm). Bộ sưu tập JKM, Bảo Tàng Nghệ Thuật Hoang Dã Quốc Gia. (Ảnh: Bản quyền của họa sĩ Carl Rungius)
Tác phẩm “Sói Xám,” tiểu bang Wyoming, được vẽ khoảng năm 1927, họa sĩ Carl Rungius (Nước Đức, 1869 – 1959). Tranh sơn dầu trên vải canvas. Kích thước: 60 inch x 75 inch (khoảng 1500 mm x 1875 mm). Quà tặng cho tổ chức bảo tồn bất vụ lợi Jackson Hole Preserve, Viện Bảo Tàng Thiên Nhiên Hoang Dã Quốc Gia. (Ảnh: Bản quyền của họa sĩ Carl Rungius)
Tác phẩm “Sói Xám,” tiểu bang Wyoming, được vẽ khoảng năm 1927, họa sĩ Carl Rungius (Nước Đức, 1869 – 1959). Tranh sơn dầu trên vải canvas. Kích thước: 60 inch x 75 inch (khoảng 1500 mm x 1875 mm). Quà tặng cho tổ chức bảo tồn bất vụ lợi Jackson Hole Preserve, Viện Bảo Tàng Thiên Nhiên Hoang Dã Quốc Gia. (Ảnh: Bản quyền của họa sĩ Carl Rungius)
Tác phẩm “Lưng Gù,” được vẽ khoảng năm 1945, họa sĩ Carl Rungius (người Đức, 1869 – 1959). Tranh sơn dầu trên vải canvas. Kích thước: 30 inch x 40 inch (khoảng 760 mm x 1000 mm). Edwina H. F. Cox, Bảo Tàng Nghệ Thuật Động Vật Hoang Dã Quốc Gia. (Ảnh: Bản quyền của họa sĩ Carl Rungius)
Tác phẩm “Lưng Gù,” được vẽ khoảng năm 1945, họa sĩ Carl Rungius (người Đức, 1869 – 1959). Tranh sơn dầu trên vải canvas. Kích thước: 30 inch x 40 inch (khoảng 760 mm x 1000 mm). Edwina H. F. Cox, Bảo Tàng Nghệ Thuật Động Vật Hoang Dã Quốc Gia. (Ảnh: Bản quyền của họa sĩ Carl Rungius)

Vào năm 1894, một người cậu của ông Rungius là ông Clemens Fulda, đã rủ ông cùng đi săn nai sừng tấm ở tiểu bang Maine. Mặc dù xét về việc thu hoạch nai sừng tấm, chuyến đi này là không thành công, nhưng xét về việc tạo nên nguồn cảm hứng, thì đây lại là một trải nghiệm có tính thay đổi cuộc đời. Ông Rungius đã được mở rộng tầm mắt trước vẻ đẹp ngoạn mục của cảnh sắc Hoa Kỳ. Năm 1895, ông đến thăm Wyoming. Những đỉnh núi kỳ vĩ, cảnh quan bao la bát ngát, cùng với sự phong phú của các loài thú săn mồi to lớn đã khiến cho ông phải thốt lên rằng: “Trái tim tôi thuộc về miền Tây.” Vào năm 1896, ông đã nhập cư đến đây.

Ông Rungius đến Hoa Kỳ tình cờ đúng vào giai đoạn nhận thức về bảo tồn thiên nhiên hoang dã đang gia tăng ở quốc gia này. Tổng thống Theodore Roosevelt đã khiến quốc gia quan tâm đến việc bảo tồn các loài chim, những loài thú săn mồi, các công viên quốc gia, bảo tồn các nguồn tài nguyên và loài vật trên đất.

Trong những năm đầu tiên khi ông đến Mỹ quốc, những kiến thức chuẩn xác của ông về giải phẫu động vật và kỹ năng đi săn thành thục đã khiến nhà động vật học William Temple Hornaday chú ý đến ông. Đây là vị giám đốc đầu tiên của Công Viên Động Vật Học New York, ngày nay được gọi là Vườn Thú Bronx. Ông Hornaday đã giúp ông Rungius kết nối với những nhà bảo trợ giàu có, những người dẫn dắt ông đi đến sự thành công.

Ông bắt đầu đảm nhận công việc của một nghệ sĩ vẽ tranh minh họa cho các tạp chí có chủ đề về săn bắn và thiên nhiên, cũng như cho những dự án bảo tồn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tương tự như những thợ săn xuất chúng khác, ông Rungius và các đồng nghiệp của mình bắt đầu trở thành những người ủng hộ nổi bật cho việc bảo tồn đất đai và các thực hành săn bắn có đạo đức.

Vào năm 1909, ông Rungius, khi này vẫn là một thợ săn, đã từ bỏ công việc vẽ minh họa để theo đuổi ước mơ từ lâu của ông: trở thành một nghệ sĩ thị giác. Một số người còn gọi ông Rungius là họa sĩ của thú săn mồi lớn. Thực tế, ông có lẽ là họa sĩ vẽ thiên nhiên hoang dã vĩ đại nhất của Mỹ quốc cho đến ngày nay, tuy nhiên ông lại không thích được nhìn nhận là nghệ sĩ chuyên vẽ về một thể loại. Ông không muốn được biết đến là một họa sĩ xuất sắc chuyên về vẽ thiên nhiên hoang dã, mà chỉ đơn giản là một họa sĩ xuất sắc.

Thiên nhiên hoang dã chỉ là một phần của vẻ đẹp truyền cảm hứng cho tài năng và hiệu quả làm việc của ông. Cuối cùng, ông Rungius đã hoàn thành mục tiêu của mình: trở thành một nghệ sĩ vĩ đại.

Tác phẩm “Hồ O’Hara,” vẽ khoảng năm 1925, họa sĩ Carl Rungius (người Đức, 1869 – 1959). Tranh sơn dầu trên vải canvas. Kích thước: 40 inch x 50 inch (khoảng 1,000 mm x 1,250 mm). Bộ sưu tập JKM, Bảo Tàng Nghệ Thuật Động Vật Hoang Dã Quốc Gia. (Ảnh: Bản quyền của họa sĩ Carl Rungius)
Tác phẩm “Hồ O’Hara,” vẽ khoảng năm 1925, họa sĩ Carl Rungius (người Đức, 1869 – 1959). Tranh sơn dầu trên vải canvas. Kích thước: 40 inch x 50 inch (khoảng 1,000 mm x 1,250 mm). Bộ sưu tập JKM, Bảo Tàng Nghệ Thuật Động Vật Hoang Dã Quốc Gia. (Ảnh: Bản quyền của họa sĩ Carl Rungius)

Tìm kiếm vẻ đẹp hùng vĩ ở Dãy Núi Grand Tetons

Mùa hè năm nay quả là may mắn khi tôi được đến thăm tiểu bang Wyoming. Tôi và chồng mình đã khám phá khu Công Viên Quốc Gia Grand Teton. Thật là một cảnh quan kỳ vĩ! Khu vực này vẫn được bảo tồn tốt bởi một loạt các công viên và khu bảo tồn duy trì nguyên vẹn vẻ hoang sơ cho du khách thưởng thức. Hệ thống công viên rộng mở và xinh đẹp là món quà do những quản trị viên giỏi tạo nên qua nhiều thế hệ. Đó là di sản của những người biết trân trọng cái đẹp và cuộc sống.

Ngày nay, khu nghỉ dưỡng Jackson Lake Lodge tọa lạc trên địa điểm được tổng thống Theodore Roosevelt đích thân lựa chọn. May mắn khi lưu lại một thời gian trong không gian ở nơi đây, tôi và chồng đã được chứng kiến vô số màu sắc khắp cả Núi Moran hơn là những gì tôi từng biết trước đây.

Từ ban công của căn phòng chúng tôi vào lúc bình minh, chúng tôi đã thấy nhiều loại chim lớn, những đàn nai sừng tấm, và thậm chí là một con sói xám đang săn đuổi một con nai sừng tấm cái và con nhỏ của nó. Con nai sừng tấm này hành động tăng thêm phần gay cấn, nó đi men theo đám cỏ cao bên dưới, làm cho mối đe dọa rình rập đã trở nên rõ ràng hơn. Cặp nai sừng tấm tỏ ra là con mồi khó mắc bẫy đối với kẻ săn mồi đang rình rập như một thế kỷ trước đây, khi mà ông Rungius ghi lại các khoảnh khắc của chúng bằng cọ và giá vẽ.

Trước khi rời khỏi nơi nghỉ tuyệt vời này, chúng tôi đã đến gặp ông Gil Beck, giám đốc điều hành hiện thời của khách sạn này. Ông đã hỏi thăm về kỳ nghỉ của chúng tôi và kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện thú vị, bao gồm cả những chuyện từ nhiều năm trước đó, cha mẹ của ông đã ở trong chính căn phòng hạng sang Moose Pond Cottage mà chúng tôi đã ở. Từ ban công ở trên cao, họ đã bị giật mình bởi một thứ gì đó bất thình lình lao xuyên qua bụi rậm bên dưới. Đó là vài chú nai sừng tấm đang bị một con gấu xám lớn đuổi bắt! Gia đình ông đã kể lại cảnh tượng kinh hoàng của gấu xám săn mồi này.

Vẻ đẹp của thiên nhiên khiến người ta ghi nhớ. Điều đó khơi dậy lòng cảm ân cuộc đời.

Ông Beck cũng cho chúng tôi biết về những cố gắng lâu dài và tận tụy để bảo tồn khu nghỉ dưỡng Jackson Lake Lodge cho du khách đến thăm. Một cuộc trùng tu tỉ mỉ và bảo đảm tính lịch sử đang được tiến hành – nhưng chưa hoàn thành. Giữ nguyên được những thiết kế ban đầu là điều rất đáng để cố gắng. Những bức tranh của họa sĩ Rungius vẫn đang được treo ở đúng vị trí mà lần đầu tiên được đặt trong đại sảnh, để tôn lên một khung cửa sổ đẹp phi thường. Tuy nhiên, để bảo quản thích hợp, hiện giờ những bức tranh treo ở đó đều là bản sao.

Ông Beck đã hướng dẫn chúng tôi tìm những bản gốc chỉ cách đó vài dặm tại một bảo tàng ở Jackson Hole. Thật thú vị khi tìm thấy những bức họa phẩm này!

Vẻ đẹp qua năm tháng

Bảo Tàng Nghệ Thuật Động Vật Hoang Dã Quốc Gia sở hữu bộ sưu tập lớn nhất các tác phẩm của danh họa Carl Rungius ở Hoa Kỳ. [Với những họa phẩm được treo] trên các bức tường, bảo tàng cung cấp một góc nhìn rõ nét và rực rỡ về thế giới tự nhiên, và cách nhân loại bị lay động bởi vẻ đẹp đó. Đây chính là một trong những tòa nhà làm tôi say mê nhất mà tôi từng ghé thăm. Nằm nép mình trên một sườn núi và được tô điểm bằng nhiều pho tượng bằng đồng, nơi đây trông cứ như thể là các loài động vật nhảy từ bên ngoài thế giới hoang dã vào bên trong các bức tranh vậy. Viện bảo tàng tương đối nhỏ này biểu trưng cho một thánh địa của các giác quan.

Trong khi đang nghỉ dưỡng tại Hoa Kỳ, ông Rungius đã khám phá một khung cảnh khơi dậy cho trí tưởng tượng của mình. Ông đã xây một căn nhà tại vùng đất hùng vĩ này, mặc dù nơi đây có những tháng mùa đông dài, khắc nghiệt. Để tri ân cho sự tráng lệ, ông Rungius đã làm một bài thơ ca ngợi thiên nhiên của Bắc Mỹ, một bài thơ ca ngợi cuộc sống.

Thời gian tới, khi bạn muốn tìm kiếm một phương cách tao nhã để tạm lánh khỏi cuộc sống, hãy cân nhắc đến sức mạnh truyền tải của những bức tranh. Những bãi biển rực rỡ, và những dãy núi tráng lệ, nhưng mùa hè lại trôi đi quá nhanh và du lịch thì không phải lúc nào cũng nằm trong chương trình. Nguồn cảm hứng thường ở gần hơn là chúng ta nghĩ.

Vẻ đẹp là một kỳ nghỉ, và bạn có thể tìm được điều đó ở ngay xung quanh mình.


Andrea Nutt Falce

BTV Epoch Times Tiếng Anh

Andrea Nutt Falce là một người vợ hạnh phúc, là bà mẹ có bốn con. Cô cũng là một nghệ sĩ hiện thực cổ điển được đào tạo tại Florentine và là tác giả của cuốn sách dành cho trẻ em, “It’s a Jungle Out There”. Tác phẩm của cô ấy có thể xem tại AndreaNutt.com


Hoàng Long biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Epoch Times Tiếng Việt

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x