Sunday, October 6, 2024

Vì sao đàn ông dễ nói “cảm ơn”, “xin lỗi” với gái lạ mà lại khó nói với vợ?

Liên Quan

Nguồn ảnh: tintuconline

Có 3 câu đàn ông cảm thấy khó và ngại nói nhất với vợ là: “Cảm ơn em”, “Anh xin lỗi” và “Anh yêu em”. Tại sao?

Giữa muôn chuyện thường nhật hài hước; một người bỗng đặt câu hỏi: “Lần gần nhất bạn nói lời cảm ơn, xin lỗi với vợ là khi nào?” Số đông đàn ông đều trả lời: ”Không nhớ”.

Thực tế, chúng ta có xu hướng nói chuyện lịch sự, ngọt ngào với người lạ, bạn bè, đồng nghiệp; nhưng càng với người thân thiết ruột thịt trong nhà, thì lại càng hay đơn giản, cộc lốc; thậm chí lạnh nhạt trong lời nói.

Điều này lại càng đúng với đàn ông. Không hiếm những ví dụ từ đời thường, đàn ông sẵn sàng ngọt ngào, ga-lăng; buông lời tán tụng một cô gái vừa quen; hoặc bất kỳ cô gái nào họ gặp; nhưng khi về nhà luôn cằn nhằn, phàn nàn, giở giọng khó chịu với vợ.

“Cảm ơn”, “xin lỗi” với vợ là khách sáo, hình thức?

Nhiều đàn ông cho rằng, đã là vợ chồng, nghĩa là người trong gia đình, nói năng sao cũng được; không cần phải hình thức, màu mè, khách sáo. Thậm chí, nhiều người đàn ông cho rằng, “cảm ơn” vợ – nghĩa là đối đãi với vợ như người ngoài.

Đàn ông ở bên ngoài, ở công ty họ có nhiều chủ đề để bàn luận; trò chuyện, tán gẫu vui vẻ với bạn gái, đồng nghiệp nữ; trong khi đó ở nhà, chủ đề trò chuyện của vợ chồng thường là con cái; gia đình nội ngoại hai bên, tiền bạc, chi tiêu, lương thưởng của vợ của chồng…

Và những chủ đề này rất dễ dẫn đến tranh cãi. Bởi vậy, trong nhiều gia đình, không khí của những cuộc hội thoại giữa vợ chồng thường căng thẳng, mệt mỏi.

Đàn ông vô tâm cứ nghĩ vợ là của mình rồi nên không cần nói những lời yêu thương nữa. Nguồn ảnh: mucwomen

Có 3 câu đàn ông cảm thấy khó và ngại nói nhất với vợ là: “Cảm ơn em”, “Anh xin lỗi” và “Anh yêu em”. Bởi đàn ông thường mặc nhiên coi những việc vợ làm cho mình là đương nhiên; không cần phải “hình thức hóa” bằng những ngôn ngữ “kiểu cách” như cảm ơn, xin lỗi; hay xa xỉ như “anh yêu em”.

Đàn ông à! Người phụ nữ trong gia đình xứng đáng được nghe “cảm ơn”, “xin lỗi“

Lấy một ví dụ giản dị nhất, khi khách đến chơi nhà, người vợ thường sẽ chăm chút pha trà, rót nước mời chồng và khách. Vị khách sẽ luôn mở lời “Cảm ơn em/chị”; nhưng hầu hết các ông chồng sẽ ngồi im lặng; vì họ cho rằng tách trà vợ rót cho mình là chuyện nhỏ nhặt, không cần phải cầu kỳ, bày đặt “cảm ơn”.

Đàn ông có biết, phụ nữ sống thiên về cảm xúc. Những điều đàn ông cho là nhỏ nhặt, vụn vặt ấy lại thường mang đến niềm vui cho phụ nữ. Niềm vui của phụ nữ đôi khi chỉ đơn giản là được nghe lời cảm ơn, và xin lỗi đúng lúc từ người bạn đời của mình.

ới đàn ông, vợ là bạn đời, là người chung vai đấu cật; là người đồng hành trong suốt hành trình dài vất vả với mình; thế nên suy xét tận cùng, đó mới là người phụ nữ xứng đáng được hưởng những lời ngọt ngào; những lời cảm ơn nhiều nhất, (ảnh minh họa: mucwomen).

Một lời “xin lỗi”. ‘cảm ơn” chân thành chắc chắn không làm giảm vị thế của người đàn ông trong gia đình. Một lời “cảm ơn” chân thành cũng không biến cuộc trò chuyện của vợ chồng trở nên hình thức, khách sáo.

Ngược lại, những ngôn ngữ bị cho là “khó nói” với đàn ông với vợ mình; lại là nền tảng vững bền cho một cuộc hôn nhân văn minh và hạnh phúc.

Nguồn: mucwomen

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x