Saturday, December 14, 2024

Vì sao Trụ vương vô đạo được phong Thần, Đát Kỷ hồ ly lại bị chém chết?

Liên Quan
Click Xem

Vì sao Trụ vương vô đạo được phong Thần, Đát Kỷ hồ ly lại bị chém chết?
Ảnh minh họa. Nguồn: kienthuc

Trụ Vương tên thật là Tử Thụ, là vị vua cuối cùng của đời nhà Thương. Nói đến Trụ Vương, người ta không thể không nhắc tới những tội ác của vị vua này: Nhục Lâm – Tửu Trì – Lộc Đài – Sái bồn – Bào lạc.

Nhục Lâm – Tửu Trì – Lộc Đài là nói đến sự xa hoa vô độ của Trụ Vương. Ông ta cho xây dựng một khu rừng với các xiên thịt thú rừng treo đầy trên cây, gọi là Nhục Lâm; một chiếc hồ đổ đầy rượu, gọi là Tửu Trì; một tòa tháp cao có thể nhìn ngắm đất nước, gọi là Lộc Đài. Để những công trình này hoàn tất đã tốn không biết bao nhiêu xương máu của người dân.

Sái bồn – Bào lạc là nói đến sự tàn độc của vua Trụ. Sái bồn là một cái hào to chứa nhiều rắn độc, để Trụ Vương và Đát Kỷ tiêu khiển, bằng cách lột hết y phục nạn nhân rồi xô vào để cho rắn cắn đến chết. Còn Bào lạc là một công cụ chuyên để hành hình quan quân, vốn là cái ống đồng nóng đỏ, dùng để dí nạn nhân vào cho da thịt cháy khét đến chết.

Trụ Vương tàn độc như vậy, nhưng sau này lại được Khương Tử Nha phong Thần, được làm sao Thiên Hỉ. Trong khi Đát Kỷ lại bị Khương Tử Nha chém chết, là lẽ vì đâu?

“Thiện ác nhược vô báo, càn khôn tất hữu tư”, việc thiện ác mà không có báo ứng, thì trời đất tất có tư tâm, vậy liệu trời xanh có thật sự công bằng?

Thật ra, người ta chỉ quen nhắc tới Trụ Vương như một vị vua ích kỷ độc ác, mà quên mất rằng, ông ta còn từng là một vị vua anh minh văn võ song toàn.

Trong Sử ký, Tư Mã Thiên viết, Trụ Vương trong những năm đầu là có khả năng vượt qua những người bình thường, nhanh trí và dễ nóng nảy. Trong truyền thuyết, ông đủ thông minh để giành chiến thắng tất cả các cuộc tranh luận và đủ mạnh để săn thú hoang với hai bàn tay trần của mình. Trụ Vương bổ sung thêm đất vào lãnh thổ của Thương bằng cách chiến đấu với các bộ lạc xung quanh, bao gồm cả tộc Đông Di ở phía đông. Như vậy đủ thấy rằng Trụ Vương là một vị vua lỗi lạc văn võ toàn tài vào thuở đầu lên ngôi.

Mọi biến cố xảy đến bắt đầu từ khi Trụ Vương tới đền thờ bà Nữ Oa để dâng hương và trót đề thơ bất kính với vị nữ Thần này. Nữ Oa muốn báo ứng Trụ Vương ngay lập tức, nhưng khi tới cung điện thì bị hào quang cản trở. Phong Thần Diễn Nghĩa có viết rằng, trong mệnh trời thì nhà Thương vốn đã đến thời diệt vong, chỉ là số còn chưa hết, còn có hai mươi tám năm nữa, nên dù thần thông quảng đại như Nữ Oa cũng không thể trái mệnh.

Như vậy, có thể nói rằng việc nhà Thương diệt vong là định số, việc Trụ Vương gây ra cảnh nước mất nhà tan cũng là định số. Chính vì định số đó, nên Trụ Vương dù có là một vị vua văn võ song toàn, vẫn sẽ trở nên dâm đãng ác độc, bất kính Nữ Oa, mê đắm Đát Kỷ. Nếu Trụ Vương cứ tài trí như vậy, cứ anh minh như vậy, thì đất nước thái bình, đâu có thể sụp đổ được nữa. Âu cũng là định số vậy.

Bí ẩn của Phong Thần là ở chỗ, Trụ Vương từ một vị vua anh minh văn võ song toàn trở thành một kẻ dâm đãng ác độc. Chính là trong số mệnh của ông ta, ông ta bắt buộc phải chìm đắm trong sắc dục, bắt buộc phải bị hồ ly tinh chiếm xác Đát Kỷ mê hoặc, khiến cho ông ta mất đi tài năng và tạo hoàn cảnh cho một màn diễn lớn: Khương Tử Nha phong Thần, Vũ Vương phạt Trụ.

Phong Thần Diễn Nghĩa vốn là một cuốn huyền sử mô tả những ẩn đố trong tu luyện của Đạo gia. Đạo gia có giảng về thuyết âm dương tương sinh tương khắc, cũng là có ý rằng, nơi người thường vốn tồn tại cái lý chính phản. Nếu như không có khổ đau thì cũng không thể có hạnh phúc, nếu như không có ma chướng thì người tu hành cũng không thể thành Phật. Cũng có nghĩa là, những người trong định số như Trụ Vương được kể là có công trong màn diễn Phong Thần đó, nhờ vậy mà được đi phong Thần.

Hơn nữa, trong giới tu luyện dù là Phật hay Đạo cũng đều biết rằng, một kẻ bị tà nhập, bị ma quỷ mê hoặc thì không còn là chính kẻ đó nữa, phần minh bạch đã bị ác quỷ khống chế mất rồi. Con người có ba hồn bảy phách thì phần hồn chân chính đã bị mê lạc rồi. Đó chính là điều mà người không tu khó có thể hiểu thấu. Cũng là nói rằng, tội ác sau này của Trụ Vương chính là do ma quỷ gây ra, chính là được tính lên đầu Đát Kỷ và những con yêu khác.

Phong Thần Diễn Nghĩa kể chuyện bà Nữ Oa yêu cầu ba con yêu quái là hồ ly ngàn năm, chim trĩ chín đầu và đàn tỳ bà bằng đá ngọc thạch tới phá hoại nhân gian, với lời hứa hẹn: “Ba chị em ngươi hãy dấu mình yêu quái, trà trộn vào cung điện, làm cho Trụ vương điêu đứng. Ðợi cho Võ vương đánh Trụ thành công, ta cho các ngươi thành thần. Song ta cấm một điều là không được tàn hại bá tánh, chỉ trả thù Trụ Vương thôi”.

Điều đó cũng có nghĩa là, hồ ly chiếm xác Đát Kỷ và hai con yêu khác đã được Nữ Oa hứa hẹn phong Thần, chỉ có điều chúng làm trái lời hẹn ước mà tàn sát bá tánh, nên mới bị giết chết. Hàm ý là, những gì trong định số là không thể tránh được, tuân theo định số thì không tính là sai. Tuy nhiên lợi dụng định số mà thỏa mãn dục vọng cá nhân, giết người bừa bãi, khiến cho bao kẻ trầm luân, thì đó lại là tội khó tha. Những con yêu chạy theo Đát Kỷ mà làm điều xấu cũng vì vậy mà không thể thoát tội.

Tới đây, thông qua lý âm dương chính phản của Đạo gia, và định số của Trời đất, chúng ta đã giải đáp được tại sao Trụ Vương vô đạo lại được đi phong Thần, nhưng Đát Kỷ tàn ác thì vẫn bị chém chết.

Thật ra trong cuộc sống hiện đại, người ta sẽ khó mà biết được đâu là định số, nhưng chắc chắn sẽ biết được đâu là lương tri: Đứng trước tội ác thì nhất thiết cần phải lên án, đứng trước việc nghĩa thì nên phải xắn tay làm. Đừng để bản thân trở thành kẻ bị đào thải cùng với Đát Kỷ, lời nhắn nhủ của Phong Thần, đơn giản là như vậy!

Theo tinhhoa

Xem thêm

Vạn Điều Hay

Thiên thư "Chuyển Pháp Luân" - vạn năm khó gặp - Click xemspot_img
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chuyển Pháp Luân
spot_img
Xem nhiều

Vì sao có nhân loại

Đại sư Lý Hồng Chí là người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công. Môn tu...

Bài liên quan

Cảnh sát đang luyện khí công - Click học miễn phíspot_img
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x